Mọi người, mọi nhà đều có Tết
Bà Bạch Liên Hương - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, với tinh thần không để người dân nào không có Tết, không để ai bị bỏ lại phía sau, vượt lên những khó khăn của dịch Covid-19, năm nay, thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm, chăm lo đến nhiều mặt cuộc sống của người dân.
Ngoài phần quà của Chủ tịch nước, từ tháng 12/2020, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch tặng quà cho gần 847.000 đối tượng chính sách trên địa bàn nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Đối tượng được tặng quà là người có công, gia đình thuộc diện hộ nghèo, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội…
Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Mỹ Đức nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu. Ảnh minh họa. |
Theo đó, từ cuối tháng 12/2020 đến nay, lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã trực tiếp đi thăm hỏi, tặng quà nhiều đơn vị nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; đơn vị sản xuất, kinh doanh tiêu biểu của thương binh, bệnh binh, người khuyết tật; cá nhân và gia đình người có công tiêu biểu ở các địa phương. Các phần quà Tết đã được trao đến từng cá nhân, gia đình người thụ hưởng.
Đặc biệt, thành phố còn hỗ trợ, bổ sung tiền ăn trong những ngày Tết cho các trường hợp đang được chữa trị, nuôi dưỡng tập trung tại các đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, Bệnh viện 09 thuộc Sở Y tế Hà Nội với mức 100.000 đồng/người/ngày. Các đối tượng được tặng quà và mức quà dịp Tết cơ bản giữ nguyên như năm 2020.
Theo bà Bạch Liên Hương, những phần quà Tết thể hiện tấm lòng tri ân đối với người có công, sự động viên, chia sẻ đối với người có hoàn cảnh khó khăn từ các cơ quan chức năng và cộng đồng xã hội, vì thế, nhiệm vụ này luôn được các cơ quan liên quan triển khai nghiêm túc, khẩn trương. Trong đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã hướng dẫn 30 quận, huyện, thị xã phổ biến, tuyên truyền chính sách tặng quà của Chủ tịch nước và Thành phố tới đông đảo Nhân dân. Danh sách đối tượng được tặng quà và mức quà của từng nhóm đối tượng được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Các đơn vị, địa phương tổ chức thăm hỏi, trao tặng quà Tết trong không khí trang trọng, đầm ấm, thực hiện nghiêm yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19. Đến thời điểm này, toàn thành phố đã trao tặng kịp thời gần 1,26 triệu suất quà đến các đối tượng chính sách, với kinh phí gần 550 tỷ đồng (nguồn vận động xã hội hóa là hơn 95,6 tỷ đồng), đạt 148,1% so với kế hoạch. Đối với các trường hợp hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng, công tác chi trả hai tháng tiền lương của kỳ lương tháng 1 và 2-2021 diễn ra nghiêm túc, bảo đảm an toàn, đúng đối tượng thụ hưởng.
Lãnh đạo huyện Ba Vì (bên trái) trao quà Tết cho Trung tâm bảo trợ xã hội 4 Hà Nội. Ảnh minh họa |
Cũng theo bà Bạch Liên Hương, ngoài những trường hợp ở cộng đồng, thành phố đang nuôi dưỡng tập trung hàng nghìn đối tượng tại các đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội. Với trách nhiệm quản lý, Sở đã chỉ đạo việc tổ chức đón Tết cổ truyền cho các thành viên dưới mái nhà chung một cách chu đáo.
Cụ thể, để các đối tượng đón Tết trong không khí ấm áp, tình thân, những ngày giáp Tết, các đơn vị đều tổ chức gói bánh chưng, mua quà, sắm đồ dùng thiết yếu... Cùng với đó, các đơn vị tiến hành khám sức khỏe, kê đơn thuốc cho từng đối tượng và hướng dẫn họ chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân. Với những trường hợp sức khỏe yếu luôn có đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ ở bên cạnh chăm sóc. Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã yêu cầu các đơn vị bố trí lực lượng luân phiên trực 24/24 giờ trong những ngày nghỉ Tết, có phương án xử lý kịp thời những tình huống phát sinh; đồng thời thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch Covid-19.
Tất cả các đơn vị đều bố trí khu vực riêng để theo dõi, cách ly những trường hợp mới tiếp nhận; trang bị đầy đủ đồ dùng, nhu yếu phẩm, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tay để phòng, chống nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19. Hoạt động thăm hỏi, tặng quà, đón tiếp người đến thăm cũng được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh có dịch… Do đó, dù ở lại đón Tết cổ truyền dưới mái nhà chung hay về bên gia đình, tất cả các trường hợp đều được chăm sóc chu đáo, an toàn…
Có thể nói, việc các cơ quan chức năng và cộng đồng cùng chăm lo cho các đối tượng chính sách, nhất là vào dịp Tết cổ truyền là việc làm ý nghĩa, góp phần lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc, nhân lên truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Điều này giúp mọi người dân cư trú trên địa bàn Hà Nội đều có cơ hội đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 trong không khí ấm áp, tươi vui.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Tin khác
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Cộng đồng 03/02/2025 09:36
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06
Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội
Cộng đồng 01/02/2025 06:11
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết
Xã hội 30/01/2025 09:12
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết
Cộng đồng 30/01/2025 06:38
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?
Cộng đồng 29/01/2025 22:17
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?
Cộng đồng 29/01/2025 22:15
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản
Cộng đồng 29/01/2025 14:46
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 29/01/2025 14:30