Mạng xã hội không phải là nơi vận động bầu cử
Phát triển đô thị xanh, đến năm 2028 huyện Thanh Oai thành quận Nỗ lực xây dựng quận Hoàn Kiếm khang trang, văn minh, hiện đại Lắng nghe và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri |
Trong thời đại công nghệ thông tin, việc sử dụng các phương tiện truyền thông, nhất là truyền thông mạng xã hội để vận động tranh cử là xu thế tất yếu trong các cuộc bầu cử hiện nay. Tuy nhiên, trao đổi với báo Lao động Thủ đô, Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, vận động bầu cử ở Việt Nam không giống như vận động bầu cử Tổng thống hay Nghị viện ở các nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, hoạt động vận động cử tri bỏ phiếu được pháp luật quy định chặt chẽ để đảm bảo dân chủ, công bằng cho mỗi kỳ bầu cử; tránh tình trạng những ứng viên có tiềm lực về kinh tế, sức ảnh hưởng đối với truyền thông có thể hướng lái dư luận ủng hộ mình và lấn át những người ứng cử khác.
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội |
"Pháp luật cũng có những quy định về hoạt động vận động bầu cử mà mỗi đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cần biết để giúp vận động phiếu bầu của cử tri đúng cách. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân hiện hành quy định về phương thức vận động bầu cử qua phương tiện truyền thông với phạm vi khá hẹp", Luật sư Hà nói.
Cụ thể, Luật sư Nguyễn Văn Hà cho biết, Điều 67 Luật này quy định về vận động bầu cử thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Theo đó, người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trên trang thông tin điện tử về bầu cử của Ủy ban Bầu cử (nếu có).
Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Ủy ban Bầu cử có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý trang thông tin điện tử thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc đăng tải nội dung vận động bầu cử. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc đăng tải chương trình hành động của người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hà, căn cứ quy định trên, việc vận động bầu cử qua phương tiện truyền thông chỉ là hoạt động trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương nơi ứng viên tham gia ứng cử và trả lời phỏng vấn trên trang thông tin điện tử của cuộc bầu cử mà thôi.
"Nhiều người nghĩ rằng cho phép vận động bầu cử qua phương tiện truyền thông là ứng viên được lên báo, lên truyền hình và lên mạng xã hội nói về chương trình hành động của mình một cách tự do nhưng thật ra không phải. Như quy định trên, hoạt động này bó hẹp hơn rất nhiều. Nếu ứng cử viên lên các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube, Zalo... để vận động cử tri bầu cho mình thì không được tính là vận động bầu cử và chỉ là hoạt động mang tính cá nhân của ứng viên đó, không liên quan đến cuộc bầu cử", Luật sư Hà phân tích.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hà, ứng cử viên muốn vận động bầu cử qua phương tiện truyền thông phải đến đài truyền hình, đài phát thanh, các cơ quan báo chí của địa phương nơi mình tham gia ứng cử để thực hiện trả lời phỏng vấn nói về chương trình hành động của mình nếu trúng cử.
"Có thể ứng cử viên có Facebook cá nhân nhiều lượt like, lượt theo dõi và nhiều người biết đến thì việc kêu gọi mọi người bầu cử qua Facebook cũng không được gọi là vận động bầu cử. Người ứng cử cũng không thể bỏ tiền ra để thuê các cơ quan báo chí viết bài ủng hộ mình. Làm như thế là thiếu công bằng cho các ứng cử viên khác", Luật sư Nguyễn Văn Hà nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Thời sự 23/01/2025 18:59
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22