--> -->

Tương trợ tư pháp về hình sự: Tăng cường sự hỗ trợ giữa các quốc gia

Dự thảo Luật bổ sung những điểm mới như lấy lời khai trực tiếp hoặc trực tuyến; cho phép người tiến hành tố tụng của nước yêu cầu có mặt trong quá trình thực hiện tương trợ tư pháp tại nước được yêu cầu; tổ chức cho người tại nước được yêu cầu đến nước yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 26/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

Trình bày Tờ trình dự án Luật, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, dự án Luật này nhằm điều chỉnh các nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài; quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình yêu cầu và thực hiện yêu cầu tương trợ; đồng thời bao quát các đối tượng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan.

Dự án luật gồm 4 chương, 39 điều, trên cơ sở kế thừa những quy định phù hợp của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và bổ sung những quy định mới để cụ thể hóa các chính sách xây dựng luật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Dự thảo Luật bổ sung những điểm mới như lấy lời khai trực tiếp hoặc trực tuyến; cho phép người tiến hành tố tụng của nước yêu cầu có mặt trong quá trình thực hiện tương trợ tư pháp tại nước được yêu cầu; tổ chức cho người tại nước được yêu cầu đến nước yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ.

Tương trợ tư pháp về hình sự: Tăng cường sự hỗ trợ giữa các quốc gia
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến. Ảnh: Quốc hội

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với tư cách là cơ quan Trung ương - chịu trách nhiệm chủ trì đánh giá, quyết định tiếp nhận hay từ chối yêu cầu tương trợ của nước ngoài trên nguyên tắc “có đi có lại”.

Trong trường hợp cần thiết, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan để thống nhất trước khi ra quyết định cuối cùng. Quy định việc không phải hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật nêu việc thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới và việc xem xét, yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình; quy định việc không phải hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự.

Tương trợ tư pháp về hình sự: Tăng cường sự hỗ trợ giữa các quốc gia
Toàn cảnh Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội

Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban tán thành sự cần thiết ban hành Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

Về xem xét yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình (Điều 13), dự thảo Luật bổ sung quy định về việc xem xét yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình so với quy định của Luật Tương trợ tư pháp hiện hành. Ủy ban cơ bản tán thành quy định này, song có ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ nội dung này vì có thể ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án đã được quy định trong Hiến pháp.

Về chuyển giao tạm thời người đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù ở Việt Nam sang nước ngoài để hỗ trợ điều tra, cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của nước ngoài (Điều 35), dự thảo Luật quy định người đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam có thể được dẫn giải, chuyển giao tạm thời cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để hỗ trợ điều tra, cung cấp chứng cứ trong vụ án hình sự tại nước ngoài. Thời gian người bị chuyển giao bị dẫn giải, lưu lại ở nước ngoài được tính vào thời hạn tạm giam hoặc thời hạn chấp hành án phạt tù của người đó.

Tương trợ tư pháp về hình sự: Tăng cường sự hỗ trợ giữa các quốc gia
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Quốc hội

Ủy ban thẩm tra cơ bản tán thành việc tiếp tục kế thừa quy định này của Luật Tương trợ tư pháp hiện hành, đồng thời tán thành việc bổ sung đối tượng chuyển giao gồm cả người đang bị tạm giam để tăng cường sự hỗ trợ giữa các quốc gia trong giải quyết vụ án hình sự.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù là những luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và các dự án luật về tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp, tố tụng tư pháp đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Những quy định mới về tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Những quy định mới về tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Theo Điều 26 của Luật Nhà giáo 2025, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định pháp luật liên quan khác. Tuy nhiên, Luật Nhà giáo 2025 cũng quy định một số trường hợp ngoại lệ được nghỉ hưu sớm và kéo dài tuổi nghỉ hưu so với quy định.
Tỷ giá USD hôm nay (13/7): Giá USD "chợ đen" giảm

Tỷ giá USD hôm nay (13/7): Giá USD "chợ đen" giảm

Tỷ giá USD hôm nay (13/7): Các ngân hàng tăng nhẹ giá USD. Đồng bạc xanh trên thị trường thế giới cũng tiếp tục tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế quan hàng hóa đối với các nước nhập vào Mỹ ở mức cao.
Giá xăng dầu hôm nay (13/7): Giá dầu thế giới duy trì đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (13/7): Giá dầu thế giới duy trì đà tăng

Hôm nay (13/7), giá dầu thế giới duy trì đà tăng, đánh dấu tuần tăng thứ ba liên tiếp. Hợp đồng dầu Brent tăng khoảng 3%, trong khi dầu WTI cộng thêm hơn 2,2%. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 70,63 USD/thùng, tăng 2,51%, giá dầu WTI ở mốc 68,75 USD/thùng, tăng 2,82%.
Đẩy mạnh giám sát, phản biện xã hội, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh

Đẩy mạnh giám sát, phản biện xã hội, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh

Trong nửa đầu năm 2025, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong việc thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội. Với những hoạt động chủ động, đa dạng và sâu sát, MTTQ Hà Nội không chỉ góp phần quan trọng vào sự minh bạch, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước mà còn là cầu nối vững chắc giữa chính quyền và nhân dân, lắng nghe và phản ánh kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân Thủ đô.
Bài cuối: Sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Bài cuối: Sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Trong dòng chảy biến động của thế kỷ XXI, người Hà Nội bước vào kỷ nguyên mới không chỉ với hành trang truyền thống “thanh lịch, văn minh”, mà còn với tinh thần tiên phong, bản lĩnh và sáng tạo. Thích ứng với thời đại số, hội nhập quốc tế và đổi mới toàn diện, con người Hà Nội được kỳ vọng sẽ là hình mẫu hiện đại mà vẫn giữ vững bản sắc.
Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Triển khai Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát trong toàn quốc”, đến đầu tháng 7/2025, cả nước đã hoàn thành 264.000/274.000 căn nhà, đạt 95,3%. Theo Kế hoạch đã đề ra, các địa phương còn lại phấn đấu sẽ hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8/2025.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/7: Ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/7: Ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rải rác

Dự báo ngày 13/7, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và giông; ngày nắng. Gió nhẹ.

Tin khác

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Triển khai Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát trong toàn quốc”, đến đầu tháng 7/2025, cả nước đã hoàn thành 264.000/274.000 căn nhà, đạt 95,3%. Theo Kế hoạch đã đề ra, các địa phương còn lại phấn đấu sẽ hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8/2025.
Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM

Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM

Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II).
Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Chiều 11/7, Bộ Ngoại giao cho biết, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 13 (FMM MKC 13) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan.
Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 11/7, tiếp tục chương trình làm việc trong khuôn khổ Tuần lễ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 với Anh và Liên minh châu Âu (EU) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Chiều 11/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi và Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận đã đồng chủ trì Hội thảo về hồ sơ Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự Đại hội đồng lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự Đại hội đồng lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Ngay sau khi đến Thủ đô Paris, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã hội đàm với Phó Chủ tịch Thượng viện Pháp Loic Hervé, làm việc với Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Pháp của Quốc hội Anne Le Hénanff.
TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài

TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài

Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản khẩn gửi các sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, phường và đặc khu... về việc tạm dừng tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài đến hết tháng 7/2025.
Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Các nước ASEAN và đối tác cam kết đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động khó lường, các nước nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đối thoại, hợp tác, phối hợp hành động ứng phó các thách thức chung, đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá cao những đóng góp nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam với Bộ, ngành Tư pháp.
Nắm vững nguyên tắc, luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân

Nắm vững nguyên tắc, luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang đề nghị, mỗi tình nguyện viên phải là một tấm gương về tác phong chuyên nghiệp: Nắm vững nguyên tắc, không làm thay nhiệm vụ chuyên môn, không vượt quyền, bảo mật thông tin, nhưng luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động