Mại dâm nam: Khó xử lý
![]() | Từng bước nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống mại dâm |
![]() | Cảnh báo tình trạng học sinh, sinh viên hoạt động mại dâm |
![]() | Tăng cường các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho đối tượng nguy cơ |
Theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003, mại dâm bao gồm mua dâm và bán dâm. Trong đó, bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Còn mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.
Luật sư Trịnh Khánh Toàn – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho rằng: Theo quy định này, để xác định mại dâm thì phải xảy ra hành vi giao cấu, mà hiện nay bản chất của giao cấu được hiểu là quan hệ tình dục giữa nam và nữ. Như vậy, nếu hành vi thực hiện giữa nam và nam thì không thể gọi là mại dâm.
Cũng chính vì lý do nêu trên nên hiện nay tệ nạn mại dâm đồng tính diễn biến ngày càng phức tạp, núp bóng trong các cơ sở kinh doanh những dịch vụ nhạy cảm như nhà hàng, vũ trường, xông hơi, massage…
![]() |
Mại dâm nam khó xử lý. (Ảnh minh họa: VOV) |
Bên cạnh đó, hiện nay, không ít sinh viên nam do hoàn khó khăn, thiếu tiền tiêu xài, bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường mại dâm. Việc sa vào tệ nạn này ảnh hưởng không chỉ đến việc học tập mà còn làm mất cả tương lai phía trước.
Thực tế cho thấy, mại dâm nam tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát nhiều hệ lụy cho xã hội. Đầu tiên là ảnh hưởng đến tình hình an ninh ninh trật tự, xuất hiện nạn bảo kê, sau là làm suy thoái các giá trị truyền thống, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng do tỉ lệ lây nhiễm HIV ở mại dâm đồng tính nam cao hơn.
Hệ lụy là rõ ràng nhưng việc xử lý đang gặp khó khăn. Theo quy định pháp luật hiện hữu, giao cấu là quan hệ tình dục khác giới. Vì thế, phải xác định lại giới tính của người mua dâm và bán dâm. Nếu người dùng vật chất trao đổi tình dục là nữ, thì xử lý theo Pháp lệnh phòng chống mại dâm. Nhưng trong trường hợp này, người mua và bán dâm đều là nam, hiện tại pháp luật chưa có quy định xử lý mua bán dâm đồng tính.
Theo một số chuyên gia luật, giả sử có xử lý được mại dâm nam thì mức xử phạt với những cơ sở chứa chấp mại dâm cũng chưa đủ răn đe. Theo Điều 25 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm có thể bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm ở cơ sở do mình quản lý. Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh trong thời hạn từ 6 tháng đến 12 tháng…
Để đấu tranh có hiệu quả hơn với tệ nạn mại dâm nam, đồng tính cần sửa đổi khái niệm về mua dâm, bán dâm theo hướng chuyển từ “giao cấu” sang “quan hệ tình dục” để điều chỉnh cả hành vi mại dâm nam, đồng tính. Bên cạnh đó, quy định chế tài mới nặng hơn đối hành vi mua, bán dâm, tổ chức, môi giới mại dâm, đặc biệt là đối với mại dâm đồng tính.
Khi pháp luật đã quy định rõ hành vi, đối tượng,mức xử phạt đủ sức răn đe thì công tác đấu tranh với mại dâm nam, đồng tính sẽ đạt hiệu quả, không phải lúng túng do thiếu quy định như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Bộ đội cụ Hồ chung tay xây dựng Thủ đô

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Phường Yên Nghĩa (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân ngày 27/7

Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark
Điều tra - bạn đọc 13/07/2025 19:48

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips
Điều tra - bạn đọc 08/07/2025 10:43

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững
Điều tra - bạn đọc 18/06/2025 13:45

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra
Điều tra - bạn đọc 13/06/2025 07:59

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?
Điều tra - bạn đọc 12/06/2025 06:23

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?
Điều tra - bạn đọc 11/06/2025 13:14

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì
Điều tra - bạn đọc 23/05/2025 10:16

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu
Điều tra - bạn đọc 07/05/2025 20:51

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?
Điều tra - bạn đọc 17/04/2025 13:18

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?
Điều tra - bạn đọc 16/04/2025 17:42