-->

Luồng gió mới cho sân khấu kịch Thủ đô

Trong tháng 12, khán giả Thủ đô sẽ được thưởng thức vở kịch “Cơn ghen của Lọ Lem” do đoàn kịch LucTeam của thầy và trò NSƯT Trần Lực thành lập. Đây cũng là vở khai trương sân khấu tư nhân - theo đuổi trường phái biểu diễn bằng phương pháp ước lệ đầu tiên của Thủ đô.
luong gio moi cho san khau kich thu do Xây dựng tour du lịch kết hợp thưởng thức nghệ thuật: Hướng đi mới, hy vọng mới
luong gio moi cho san khau kich thu do Những đêm kịch Lưu Quang Vũ đỏ đèn dịp 2/9
luong gio moi cho san khau kich thu do Sân khấu nỗ lực kéo khán giả
luong gio moi cho san khau kich thu do Phim truyện thiếu nhi: “Cái khó” vẫn bó “cái khôn”
luong gio moi cho san khau kich thu do Sân khấu kịch nói: Loay hoay tìm kiếm kịch bản hay

Trong bối cảnh sân khấu gặp nhiều khó khăn, sự dấn thân này không chỉ cho thấy bản lĩnh mà còn là tình yêu dành cho nghệ thuật truyền thống ở người nghệ sĩ và lớp diễn viên trẻ.

Sân khấu tư nhân đầu tiên của Thủ đô

Trong khi sân khấu tư nhân miền Nam, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh phát triển khá mạnh thì ở miền Bắc không mấy phát triển. Sự kiện ra mắt LucTeam đã giúp Trần Lực trở thành người khai phá đầu tiên cho sân khấu tư nhân ở Hà Nội. NSƯT Trần Lực chia sẻ rằng, sân khấu phía Bắc đã từng có một thời kỳ chiếm lĩnh thị trường, đó là vào cuối thập niên 70, đầu thập niên 80. Tuy nhiên, sự đổ bộ của phim ảnh, gameshow và các loại hình giải trí đã khiến cho sân khấu mất dần thế đứng. Nhưng với riêng Trần Lực, sân khấu vẫn nguyên giá trị. Nhiều nhà hát gần đây ra mắt vở mới với nỗ lực thay đổi để kéo khán giả trở lại rạp. Nhiều vở có dấu ấn, nhưng các nhà phê bình đều nhận thấy không nhiềuu đột phá. Trần Lực bước vào sân khấu tư nhân với phong cách ước lệ, từ không gian, thời gian cho tới phong cách biểu diễn của diễn viên. “Nghệ thuật phải lạ, hấp dẫn. Với suy nghĩ đó, tôi tin vào thành công của LucTeam - Trần Lực bày tỏ và cho rằng sự xuất hiện của sân khấu Trần Lực cho khán giả thêm lựa chọn.

luong gio moi cho san khau kich thu do
NSƯT Trần Lực và đoàn kịch LucTeam trong vở “Cơn ghen của Lọ Lem”. Ảnh: Đoàn kịch cung cấp.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghệ thuật truyền thống, cha là NSND Trần Bảng - tác giả, nhà lý luận, đạo diễn của sân khấu chèo và mẹ là diễn viên chèo Trần Thị Xuân, sân khấu truyền thống đã ngấm vào NSƯT Trần Lực từ nhỏ. “Thời kỳ sang Bulgaria tu nghiệp, tôi đã diễn trích đoạn “Phù thuỷ sợ ma” cho thầy giáo xem. Thầy tôi bảo: “Nghệ thuật Việt Nam của các em là số 1”. Từ đó, tôi đã có ước muốn có một sân khấu của riêng mình” – NSƯT Trần Lực cho hay. Được truyền cảm hứng bởi những bài giảng của thầy giáo, anh đã khao khát lập nên một đoàn kịch theo trường phái hiện thực ước lệ. Sau nhiều tâm huyết nghiên cứu, đoàn kịch LucTeam được thành lập với những diễn viên tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ, được NSƯT Trần Lực trực tiếp đào tạo. LucTeam mang trong mình đam mê nghệ thuật cháy bỏng và khát vọng đổi mới ngôn ngữ sân khấu kịch, mở ra một hướng đi mới cho sân khấu kịch Thủ đô trước những khó khăn của thời cuộc.

Sân khấu ước lệ trong “Cơn ghen của Lọ Lem”

LucTeam vừa hoàn thành vở diễn “Cơn ghen của Lọ Lem” và bắt đầu công diễn tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) vào các tối ngày 2, 6, 14, 23, 30/12. “Cơn ghen của Lọ Lem” nằm trong chùm hài kịch của Molière giễu nhại thói hư tật xấu của xã hội Pháp cách nay gần 500 năm. Chọn kịch bản có độ lùi thời gian nhưng Trần Lực khéo léo dùng phương pháp biểu hiện ước lệ, đưa vào những vấn đề, câu chuyện của đời sống thường ngày khiến nó trở thành một vở diễn nóng hổi hơi thở đời sống đương đại nhưng không mất đi tính giễu nhại theo phong cách Molière. Người xem nhìn thấy xã hội Việt Nam sống động trên sàn diễn: Một anh xe ôm say xỉn luôn ghen tuông vì cô vợ đỏng đảnh thích lên mạng “thả thính”, cô ô sin sống ảo, ông tiến sĩ rởm huênh hoang. Khán giả phấn khích thấy xe máy đi vèo vèo trên sân khấu với mùi xăng xe đặc trưng đường phố, những chuyện thời sự nóng hổi như kẻ buôn tơ Tàu về bán ở Hàng Gai, bi hài chuyện bán hãng phim truyện…

Khát vọng đổi mới ngôn ngữ sân khấu kịch bằng ngôn ngữ biểu hiện ước lệ, đạo diễn Trần Lực cùng học trò đã kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo các thể loại ngôn ngữ trình diễn hiện đại trên thế giới để tạo nên một giọng điệu mới cho ngôn ngữ kịch nói Việt Nam hiện đại. Một vở kịch theo lối ước lệ cần hội tụ ba yếu tố: Bối cảnh sân khấu cùng đạo cụ tối giản, ánh sáng đơn sắc cơ bản và khả năng biểu đạt tương tác của diễn viên. Sân khấu ước lệ mở ra những bối cảnh tối giản hết mức về hình thức bài trí và đòi hỏi sự sắc bén tối đa trong biểu hiện của từng nghệ sĩ. Ánh sáng sử dụng trên sân khấu cũng đơn sắc cơ bản, nghệ sĩ trên sân khấu ước lệ luôn sử dụng nét mặt, ánh mắt, giải phóng cơ thể và tự kiểm soát quỹ đạo di chuyển trong từng phân cảnh để chạm được đến cảm xúc của công chúng cũng như khơi gợi trí tưởng tượng trong mỗi người, cuốn họ vào dòng chảy của câu chuyện chung theo nhận định riêng.

Vở diễn là sự đầu tư chất xám và sự khổ luyện chăm chỉ, nghiêm túc tới nhuần nhuyễn để ăn khớp trong từng động tác hình thể của các nghệ sỹ trẻ. NSƯT Trần Lực nhận định: “Ở trên sân khấu, các nghệ sĩ với một kịch bản đã được tối giản về nội dung và bố cục phải thể hiện được nhân vật, không phải chỉ bằng đối thoại mang tính phản biện hoặc thỏa hiệp mà họ phải thể hiện nhân vật của mình qua ngôn ngữ hình thể. Những cảm xúc vui, buồn, tức giận đều bộc lộ rõ nét qua từng cử chỉ, động tác. Cũng có nhiều người hỏi tôi tại sao lại chọn “Cơn ghen của Lọ Lem” làm tác phẩm ra mắt của LucTeam. Đó chính là vì vở kịch thể hiện rõ tinh thần của sân khấu ước lệ. Ngoài ra, trong buổi ra mắt vở diễn đầu tiên của một đoàn kịch, không có cớ gì mà mình không diễn một vở thật là vui vẻ. “Cơn ghen của Lọ Lem” là một vở hài kịch, náo kịch. Nó không chỉ vui vẻ nữa mà là rất vui. Tôi vẫn luôn theo quan điểm của nhà hiền triết Aristotle “Bản chất của nghệ thuật là giải trí”. Vở diễn này đầy chất giải trí, mọi người xem xong cảm thấy thoải mái vui vẻ, nhưng về nhà họ vẫn phải nghĩ ngợi một điều gì đó”.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động