--> -->

Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, việc xây dựng Luật Nhà giáo là nhằm tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng; tôn vinh nhà giáo và tạo động lực cho người dạy, học, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề...
Hội thảo nâng cao chất lượng nhà giáo GDNN Lương nhân viên trường học chưa đảm bảo mức tối thiểu vùng theo quy định

Bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất

Dự án Luật Nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì soạn thảo, với nhiều chính sách mới được đề xuất. Đáng quan tâm, quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 29-NQ/TW "tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo theo quy định của Chính phủ".

Cụ thể, dự thảo Luật quy định, với nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm quỹ tiền lương thì lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất
Cô và trò Trường Tiểu học Khương Mai (quận Thanh Xuân, Hà Nội) trong một tiết học về an toàn giao thông.

Đồng thời, nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật. Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác.

Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo ở cơ sở giáo dục ngoài công lập và cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên, cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư do cơ sở giáo dục quyết định, bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh.

Chính phủ quy định thang, bảng lương và các nội dung liên quan đến tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo.

Dự thảo Luật cũng quy định các chính sách hỗ trợ nhà giáo, bao gồm: Chế độ phụ cấp, chế độ trợ cấp, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp và các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo; miễn giảm học phí cho con của nhà giáo đang trong thời gian công tác; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; giảm giá vé phương tiện giao thông công cộng; phụ cấp lưu động đối với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ hoặc phổ cập giáo dục hoặc biệt phái hoặc dạy tăng cường hoặc dạy liên trường hoặc phải di chuyển để dạy ở các điểm trường tại các thôn, bản, phum, sóc.

Ngoài chính sách chung nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề xuất nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, nhà giáo dạy giáo dục hòa nhập; nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật còn được hưởng một số chính sách hỗ trợ.

Cụ thể như: Nhà nước có chính sách đầu tư, xây dựng nhà công vụ có đủ điều kiện thiết yếu cho nhà giáo đến công tác tại nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; thanh toán tiền tàu xe trong thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi nghỉ hằng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng về thăm gia đình theo quy định; chế độ phụ cấp, trợ cấp tùy theo đối tượng...

Phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương

Thẩm tra dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Thường trực Ủy ban đồng tình cần có chính sách tiền lương cho nhà giáo nhằm tạo động lực cho giáo viên an tâm công tác, thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm. Tuy nhiên, việc thể chế hóa chủ trương này cần phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương; tránh cách hiểu sẽ có một thang, bảng lương riêng dành cho nhà giáo.

Đồng tình cần có chính sách hỗ trợ và chính sách thu hút nhà giáo, tuy nhiên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng cho rằng, cần đánh giá tác động, xác định đối tượng nhà giáo được thụ hưởng, nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách...

Thảo luận tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị cần phải rà soát kỹ lưỡng giữa quy định của dự thảo Luật và các quy định của luật có liên quan để tránh mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp.

“Việc cải cách tiền lương của nhà giáo cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn theo hướng cũng cần phải linh hoạt hơn nữa, đảm bảo đãi ngộ đối với người tài trong ngành giáo dục, tránh câu chuyện "sống lâu lên lão làng", luôn cứ thế tuần tự, trong khi đó, những người giỏi đằng sau làm tốt lại không có chính sách khuyến khích”, Tổng Thư ký Quốc hội nói.

Quan tâm đến chính sách thu hút nhà giáo, Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho hay, dự thảo Luật đã quy định về nội dung này, nhưng vẫn còn chung chung, cần có những định hướng trong luật để nghị định thể hiện chi tiết cho phù hợp.

Liên quan đến việc tổ chức thi nâng ngạch cho giáo viên, giảng viên, bà Nguyễn Thanh Hải cho biết, trên thực tiễn, việc thi chưa đúng thời hạn, do trách nhiệm thuộc về địa phương hoặc bộ chủ quản còn chậm thực hiện. “Theo quy định, thâm niên công tác giữ ngạch là 9 năm và đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn sẽ đủ điều kiện được thi nâng ngạch từ giảng viên lên giảng viên chính. Nhưng nhiều giảng viên phải qua 13 - 14 năm mới có đợt tổ chức để thi nâng ngạch”, bà Hải cho biết.

Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cũng nhất trí đề xuất độ tuổi nghỉ hưu và kéo dài thời gian công tác đối với nhà giáo là phải có luật quy định riêng, giáo viên mầm non, giáo viên trường lớp dành cho người khuyết tật được nghỉ trước 5 năm...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần rà soát thật kỹ lưỡng, đánh giá tác động với các chính sách đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và các chính sách khác như tiền lương, chính sách nhà ở...

“Đây là luật mới, chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện tư duy theo hướng mới là ngắn gọn, ổn định và đảm bảo linh hoạt trong quá trình phát sinh trong thực tiễn. Vấn đề gì đã chín, đã rõ, đúng thẩm quyền thì đưa vào luật, vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ, của Bộ Giáo dục, của bộ khác thì để Chính phủ, Bộ Giáo dục quy định”, Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về nhà giáo; hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; chức danh, chuẩn nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo; tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo; quản lý nhà giáo.

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về nhà giáo; hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; chức danh, chuẩn nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo; tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo; quản lý nhà giáo.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xã Vân Đình: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Xã Vân Đình: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Sáng 24/7/2025, hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã Vân Đình đã tổ chức các đoàn công tác ý nghĩa, thăm hỏi và trao tặng những phần quà tri ân sâu sắc đến các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã. Hoạt động này thể hiện truyền thống "Đền ơn đáp nghĩa" tốt đẹp của dân tộc, đồng thời góp phần động viên, chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách.
Nam Phù: Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Nam Phù: Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Sáng 24/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Nam Phù tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là hoạt động sinh hoạt chính trị sâu rộng, có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy trí tuệ tập thể, tinh thần dân chủ và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc xây dựng định hướng phát triển xã Nam Phù trong giai đoạn mới.
Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước

Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước

Sáng 24/7, Đoàn công tác số 1 của phường Thanh Liệt đã tới thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn phường.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội dự “Bữa cơm Công đoàn” cùng công nhân

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội dự “Bữa cơm Công đoàn” cùng công nhân

Ngày 24/7, Công đoàn Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” với sự tham gia của hơn 4.000 công nhân lao động. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7).
“Bài học lớn” của Hà Nội sau 3 tuần vận hành chính quyền 2 cấp

“Bài học lớn” của Hà Nội sau 3 tuần vận hành chính quyền 2 cấp

Sau 3 tuần chính thức, thành phố Hà Nội đã tiếp nhận 66 nghìn hồ sơ để triển khai các thủ tục. Đến thời điểm này, cơ bản bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp tại Hà Nội đã vận hành thông suốt và đồng bộ.
Công bố Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá Việt Nam" lần thứ 3

Công bố Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá Việt Nam" lần thứ 3

Sáng nay (24/7), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức họp báo, công bố Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá Việt Nam" lần thứ 3.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong  thăm hỏi, tri ân gia đình chính sách tại phường Đống Đa

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong thăm hỏi, tri ân gia đình chính sách tại phường Đống Đa

Sáng 24/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã dẫn đầu đoàn công tác của Thành phố thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tiêu biểu tại phường Đống Đa, thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những đóng góp to lớn của họ cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Tin khác

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Bộ Nội vụ yêu cầu không xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác khi tăng lương tối thiểu vùng.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Từ 1/1/2026: Thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Từ 1/1/2026: Thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Luật Việc làm 2025 có hiệu lực từ ngày 1/1/2026 đã có những thay đổi về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Cụ thể, Luật Việc làm 2025 đã quy định 4 điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hà Nội: Tạm thời kéo dài việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Hà Nội: Tạm thời kéo dài việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Nếu Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, phường có nhu cầu sử dụng và người hoạt động không chuyên trách có nguyện vọng, thì sắp xếp tạm thời kéo dài việc sử dụng đến trước ngày 31/5/2026…
Trường hợp được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế?

Trường hợp được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế?

Từ 1/7/2025, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ từ 30%-100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với một số đối tượng.
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026: Tăng bình quân 7,2%

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026: Tăng bình quân 7,2%

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng tháng và theo giờ sẽ được điều chỉnh tăng trung bình 7,2%, tương đương khoảng 300.000 đồng/tháng so với năm 2025.
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung giảm nợ đọng, phát triển người tham gia

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung giảm nợ đọng, phát triển người tham gia

Từ nay đến cuối năm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội tập trung giảm nợ đọng BHXH, nâng cao hiệu quả truyền thông, đẩy mạnh phát triển người tham gia...
Hơn 400 người cao tuổi xã Thượng Phúc làm hồ sơ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo chính sách mới

Hơn 400 người cao tuổi xã Thượng Phúc làm hồ sơ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo chính sách mới

Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) xã Thượng Phúc đã tổ chức triển khai tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội cho người cao tuổi chưa có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng theo Luật Bảo hiểm xã 2024 mới trên địa bàn xã.
Đã giải quyết cho gần 586 nghìn người hưởng trợ cấp BHXH một lần

Đã giải quyết cho gần 586 nghìn người hưởng trợ cấp BHXH một lần

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm, toàn hệ thống đã đã giải quyết cho 61.673 người hưởng các chế độ BHXH hằng tháng (tăng 58,21% so với cùng kỳ); 585.504 người hưởng chế độ trợ cấp BHXH một lần.
Infographic: Hà Nội hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho đối tượng chính sách

Infographic: Hà Nội hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho đối tượng chính sách

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết quy định nội dung và mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn Thủ đô từ năm 2026, với mức hỗ trợ từ 10% đến 100% tương ứng đối với nhiều đối tượng.
Xem thêm
Phiên bản di động