--> -->

Lương nhân viên trường học chưa đảm bảo mức tối thiểu vùng theo quy định

Tại phiên chất vấn của Quốc hội với các thành viên Chính phủ ngày 7-8/11, nhiều đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm đến vấn đề cải cách tiền lương cho giáo viên và nhân viên ngành giáo dục.
Đề nghị tính lương hưu có tính chia sẻ, hỗ trợ cho người có lương hưu quá thấp Đại biểu Quốc hội: Giá nhà ở vẫn quá cao so với lương và thu nhập chung của người dân Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn về giải pháp thực hiện cải cách tiền lương

Lương nhà giáo được ưu tiên cao nhất

Đại biểu Trịnh Minh Bình (Đoàn tỉnh Vĩnh Long) cho biết nhân viên trường học có vị trí, vai trò rất quan trọng trong tổ chức các hoạt động dạy và học của nhà trường. Tuy nhiên, hiện lương của nhân viên còn rất thấp, lương khởi điểm có hệ số khoảng 1,8, chưa tới 3 triệu đồng/tháng.

“Xin Bộ trưởng cho biết, khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương mới thì Bộ trưởng có giải pháp gì để cải thiện lương của nhân viên ở trường học”, đại biểu hỏi.

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Đoàn tỉnh Quảng Bình) cho biết, giám sát của Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho thấy mức lương giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non còn rất thấp. Trong lúc đó, áp lực công việc rất lớn, trong cuộc đối thoại của Bộ trưởng Bộ Giáo dục với 1 triệu nhà giáo cũng đã có 6.000 câu hỏi gửi tới Bộ trưởng liên quan đến vấn đề này. Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, yêu cầu lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Lương nhân viên trường học chưa đảm bảo mức tối thiểu vùng theo quy định
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, chủ trương này của Đảng có được cụ thể trong cải cách tiền lương của năm 2024 hay không? Đồng thời, đại biểu cũng chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải pháp về chính sách cho nhà giáo.

Trả lời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết rất tâm đắc với câu hỏi của đại biểu về việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương tới đây thì quan điểm của Đảng về việc lương nhà giáo được ưu tiên xét trong thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp tới đây như thế nào.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, tổng thu nhập của nhà giáo hiện nay gồm có lương và tiền lương theo bậc chức danh nghề nghiệp, các loại phụ cấp lương cũng đã có cải thiện hơn so với các ngành nghề khác. Tuy nhiên, so với tính chất đặc thù nhà giáo thì thực tế vẫn còn thấp.

Trong thời gian tới đây, khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27 và đặc biệt, quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương, đó là "lương nhà giáo được ưu tiên xét trong thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp".

“Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục đào tạo, rà soát các quy định về tiền lương, nhất là tiền lương mới và các phụ cấp, về dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định. Nội dung này cũng rất rõ, chúng tôi xin trao đổi như vậy”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết.

Thăng hạng cho các nhân viên trường học

Về lương nhân viên trường học, người đứng đầu ngành Nội vụ cho biết, gồm có thủ quỹ, kế toán, văn thư. Trong đơn vị trường học theo như báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay có khoảng 150.000 viên chức công tác làm nhiệm vụ hỗ trợ và phục vụ, trong đó có 37.817 nhân viên là kế toán. Thực chất chế độ lương hiện nay đối với các viên chức hay còn gọi là nhân viên trường học thì còn rất thấp, chưa đảm bảo được mức lương tối thiểu vùng theo quy định.

Lương nhân viên trường học chưa đảm bảo mức tối thiểu vùng theo quy định
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Chính vì vậy, trong thời gian tới để thực hiện cải cách chính sách tiền lương, chúng tôi cũng đề nghị các địa phương tiến hành tổng rà soát lại toàn bộ nhân viên trường học để đảm bảo theo đúng tinh thần Thông tư số 16 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, căn cứ vào Thông tư 77 của Bộ Tài chính để các đồng chí xem xét thêm làm sao để có một phương án rà soát, sắp xếp, đảm bảo đúng danh mục, vị trí việc làm để chúng ta chuẩn bị cho việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với đối tượng này.

Chúng tôi cũng thấy riêng đối tượng này thì họ đang là viên chức, nhưng họ không được hưởng phụ cấp công vụ là 25%. Chính vì vậy tới đây cải cách chính sách tiền lương mới thì có thể sẽ có thiệt thòi, trong khi đó cũng rất nhiều đơn vị, địa phương cũng như các bộ, ngành cũng chưa hướng dẫn để thực hiện việc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức đối với họ.

Có những nhân viên như nhân viên kế toán đến 10 năm nay là viên chức nhưng cũng chưa được thi thăng hạng. Chúng tôi cũng đề nghị sẽ tiến hành rà soát lại và sẽ hướng dẫn để xét thăng hạng cho các nhân viên đang là viên chức trong trường học để làm sao đảm bảo được điều kiện khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương thì có điều kiện thực hiện việc xếp lương cho họ tốt hơn.

“Chúng tôi cũng sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét đối với một số đối tượng đặc thù vì đối với nhân viên trường học thì họ thực hiện rất nhiều nhiệm vụ kiểm nghiệm”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.

Lương của giáo viên mầm non được quan tâm hơn

Về chính sách tiền lương của giáo viên mầm non, Bộ trưởng cho biết, giáo viên mầm non ngoài tiền lương còn có phụ cấp ưu đãi nghề, vì vậy có thể nói lương của giáo viên nói chung cũng như lương của giáo viên mầm non được quan tâm hơn so với các đối tượng viên chức khác. Nhưng nhìn tổng thể phải nói là giáo viên mầm non lương còn rất thấp, lại có tính chất nghề nghiệp rất đặc thù, tính bình quân giáo viên mầm non lương được khoảng 5-6 triệu đồng/tháng.

Thời gian tới khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ khi xây dựng bảng lương mới cho nhà giáo nói chung cũng như giáo viên mầm non nói riêng căn cứ trên cơ sở ở vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức, trên nguyên tắc của Nghị quyết 27 cùng mức độ phức tạp và công việc thì mức lương cơ bản trong bảng lương là như nhau; trong điều kiện lao động cao hơn bình thường, nặng nhọc, độc hại hoặc khó khăn hoặc sẽ thực hiện ưu đãi nghề.

Đối với giáo viên mầm non nói riêng cũng như đối với viên chức giáo dục nói chung, trên cơ sở tinh thần của Nghị quyết 29 sẽ đảm bảo tiền lương cơ bản cộng với phụ cấp sẽ cao hơn trong hệ thống bảng lương hành chính sự nghiệp.

Lương nhân viên trường học chưa đảm bảo mức tối thiểu vùng theo quy định
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trước thềm năm học, ông đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi trực tuyến với trên 1 triệu giáo viên, trong đó con số hơn 6300 câu hỏi, ý kiến đã được gửi đến.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà giáo đã bày tỏ tâm tư, thách thức thì lớn nhưng đời sống và các điều kiện của nhà giáo để thực hiện đổi mới cũng còn có những phần hạn chế, phần khó khăn. Đặc biệt là giáo viên trẻ mới vào nghề vẫn còn khó khăn về mức lương, giáo viên các vùng sâu, vùng xa vẫn còn khó khăn trong các điều kiện về cơ sở vật chất, về nhà công vụ...

“Bên cạnh đó các giáo viên cũng rất mong muốn về phía xã hội, về phía phụ huynh cũng cần có thêm sự chia sẻ đối với công việc rất lớn mà toàn bộ giáo viên đang làm, đương nhiên các giáo viên cũng rất mong muốn có sự cải thiện về mặt lương và đời sống”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Từ ngày 1 - 3/8/2025, tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu” (VIETNAM OCOPEX 2025). Sự kiện có quy mô lớn với hơn 300 gian hàng, cùng sự tham gia của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều nay (23/7), thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch đã tới xã Đại Thanh thăm hỏi, chia buồn với người thân gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn - nạn nhân trong vụ lật thuyền ở Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.

Tin khác

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.
Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An

Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An

Bộ Tổng tham mưu vừa có công điện gửi các đơn vị yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ ở tỉnh Nghệ An; Quân chủng Phòng không - Không quân, Binh đoàn 18 sẵn sàng máy bay trực thăng cứu hộ khi có lệnh.
Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Mưa lũ xảy ra nhanh trong đêm khiến nhiều xã miền núi của tỉnh Nghệ An ngập sâu trong biển nước. UBND tỉnh chỉ đạo khẩn, chính quyền các xã và người dân nhanh chóng di dời người và tài sản.
Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025, việc bố trí công chức vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm phải được thực hiện trước ngày 1/7/2027.
Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Trong đêm 22/7, tỉnh Nghệ An đã có thông báo khẩn gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương về tình hình xả lũ, chỉ đạo khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.
Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở miền núi Nghệ An đứng trước nguy cơ sạt lở, chính quyền địa phương phải di dời người dân đến nơi an toàn.
Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027

Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027

Theo Nghị quyết số 89/2025/UBTVQH15, mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2025 - 2027 tối đa 1,28% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco

Ngày 22/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco, dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới và tiến hành nhiều hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 22/7-30/7.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh quyết định cấm biển, ngư dân khẩn trương chống bão.
Xem thêm
Phiên bản di động