--> -->

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn về giải pháp thực hiện cải cách tiền lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, về nội dung mới trong cải cách chính sách tiền lương lần này, Nghị quyết 27 nêu rất rõ có 6 vấn đề mới.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chính sách tiền lương mới rất tiến bộ, công bằng Tiết kiệm chi thường xuyên để tăng lương theo lộ trình Đại biểu Quốc hội đề xuất lương giáo viên cao nhất khối hành chính sự nghiệp

6 vấn đề mới trong cải cách tiền lương

Ngày 7/11, Quốc hội tiếp tục dành cả ngày để chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4.

Vấn đề cải cách tiền lương, xây dựng vị trí việc làm, xếp lương cho giáo viên mầm non, nhân viên trường học... được nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn tỉnh Đắk Nông) cho biết, vấn đề tiền lương đã và đang được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người làm công ăn lương hết sức quan tâm. Xin Bộ trưởng cho biết những giải pháp để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đồng bộ, toàn diện theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn về giải pháp thực hiện cải cách tiền lương
Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn tỉnh Đắk Nông) chất vấn. Ảnh: Quốc hội

Cho rằng việc xây dựng vị trí việc làm trong hệ thống chính trị nói chung và trong cơ quan tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp nói riêng rất quan trọng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện, đại biểu Phạm Thị Kiều (Đoàn tỉnh Đắk Nông) đề nghị Bộ trưởng cho biết, giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ này trong thời gian tới?

Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, về nội dung mới trong cải cách chính sách tiền lương lần này, Nghị quyết 27 nêu rất rõ có 6 vấn đề mới: Một là xây dựng một hệ thống bảng lương theo vị trí việc làm, theo chức danh, chức vụ lãnh đạo.

Thứ hai là quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất của khu vực doanh nghiệp.

Thứ ba là mở rộng quan hệ tiền lương. Thứ tư là cơ cấu lại giữa lương cơ bản 70%, phụ cấp 30% và thêm 10% nữa để cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp thưởng.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn về giải pháp thực hiện cải cách tiền lương
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội

Hoàn thành xong danh mục vị trí việc làm

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, việc xây dựng vị trí việc làm để chuẩn bị cho cải cách tiền lương nói riêng cũng như vị trí việc làm để quản lý, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, cũng là để thực hiện việc xác định chức nghiệp công vụ là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng.

“Đến thời điểm này đã hoàn thành xong danh mục vị trí việc làm. Đối với cơ quan, tổ chức hành chính có 866 vị trí; đơn vị sự nghiệp là 615 vị trí và cán bộ, công chức cấp xã 17 vị trí. Đặc biệt, trong các chức danh, vị trí lãnh đạo thì đến nay đã có Kết luận số 35 của Bộ Chính trị. Tổng số lượng chức danh, chức vụ lãnh đạo là 232 vị trí từ Trung ương đến cấp xã. Có thể nói chúng ta đã làm được bước đầu”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.

Cũng theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, từ năm 2016 đến nay, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế của Bộ Chính trị thì cơ bản, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc xây dựng vị trí việc làm. Tuy nhiên, chưa hoàn thiện và chưa đảm bảo thật đầy đủ, khoa học và căn cơ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn về giải pháp thực hiện cải cách tiền lương
Các đại biểu tại phiên chất vấn. Ảnh: Quốc hội

Vừa qua, thực hiện Nghị định số 62 cũng như Nghị định 106 của Chính phủ, hiện nay còn 2 bộ, 1-2 ngày nữa thì 2 bộ này sẽ hoàn thành nội dung này để đảm bảo triển khai một cách đồng bộ, toàn diện trong hệ thống hành chính nhà nước. Tuy nhiên, đối với các cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, Bộ Nội vụ đề nghị Ban Tổ chức có chỉ đạo để đảm bảo được đồng bộ trong cả hệ thống trị.

Đối với các cơ quan Quốc hội thì Ban Công tác đại biểu sẽ triển khai việc này để toàn bộ nội dung liên quan đến việc xây dựng vị trí việc làm, thực hiện việc trả lương theo vị trí việc làm, đáp ứng được tinh thần triển khai cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

“Chúng tôi đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương để chúng ta triển khai kịp thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Mặt khác, chúng tôi sẽ tiếp tục báo cáo với Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế để tổ chức một cuộc họp triển khai đồng bộ vấn đề này, đảm bảo thống nhất đồng bộ nhất quán”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cũng sẽ tham mưu với Chính phủ để tham mưu cho Ban Chỉ đạo về vị trí việc làm trong hệ thống hành chính nhà nước, triển khai kịp thời trong thời gian tới để các địa phương, các bộ, ngành hoàn tất được vị trí việc làm trong thời gian sớm nhất để có thể thực hiện được lộ trình cải cách tiền lương mà Quốc hội sẽ quyết định trong kỳ họp này.

Cần quan tâm chất lượng của vị trí việc làm

Tranh luận với Bộ trưởng Bộ Nội vụ liên quan đến vị trí việc làm, đại biểu Đồng Ngọc Ba (Đoàn tỉnh Bình Định) cho rằng, những giải trình của Bộ trưởng đối với các câu hỏi của đại biểu Quốc hội mới chỉ nói về vấn đề là tiến độ thực hiện vị trí việc làm. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là chất lượng của vị trí việc làm mà các cơ quan, đơn vị chưa hoàn thành.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn về giải pháp thực hiện cải cách tiền lương
Đại biểu Đồng Ngọc Ba (Đoàn tỉnh Bình Định). Ảnh: Quốc hội

Đại biểu cho rằng, theo đánh giá của các chuyên gia, hệ thống vị trí việc làm cơ bản là chưa đảm bảo chất lượng. Cho nên dẫn đến là khi tinh giảm biên chế thì không đảm bảo là nâng cao về chất lượng của bộ máy. Cái gốc gác của việc xác định vị trí việc làm là phải xác định được chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc đó. Đặc biệt là phải có phương pháp đo lường được thời gian cần phải có để hoàn thành được nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Theo đại biểu Đồng Ngọc Ba, hiện nay, cách thức chúng ta làm thể hiện trong Nghị định 62 cũng như Nghị định 106 chưa rõ ràng về cơ sở nào để xác định biên chế. Nếu vị trí việc làm không phù hợp, không thể xác định biên chế phù hợp được và tạo tiền đề cho cải cách tiền lương cũng không không đảm bảo.

Đại biểu Đồng Ngọc Ba đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ rà soát, đánh giá những cơ quan, đơn vị đã có hệ thống vị trí việc làm được phê duyệt và rà soát kỹ Nghị định 62 và Nghị định 106 để quy định phù hợp, nếu chưa thấy yên tâm về chất lượng của hệ thống vị trí việc làm thì chưa thực hiện được cải cách tiền lương. “Tôi thấy rằng hiện nay hệ thống vị trí việc làm đã được phê duyệt là chưa đảm bảo chất lượng, cơ bản là như vậy’, đại biểu nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Từ ngày 1 - 3/8/2025, tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu” (VIETNAM OCOPEX 2025). Sự kiện có quy mô lớn với hơn 300 gian hàng, cùng sự tham gia của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều nay (23/7), thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch đã tới xã Đại Thanh thăm hỏi, chia buồn với người thân gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn - nạn nhân trong vụ lật thuyền ở Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.

Tin khác

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.
Xây dựng phường Thanh Xuân phát triển theo hướng văn minh, hiện đại

Xây dựng phường Thanh Xuân phát triển theo hướng văn minh, hiện đại

Ngày 23/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Thanh Xuân lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã diễn ra tại Hội trường lớn trụ sở Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Thanh Xuân.
Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An

Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An

Bộ Tổng tham mưu vừa có công điện gửi các đơn vị yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ ở tỉnh Nghệ An; Quân chủng Phòng không - Không quân, Binh đoàn 18 sẵn sàng máy bay trực thăng cứu hộ khi có lệnh.
Khai mạc Đại hội Đảng bộ Công an Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Hướng tới kỷ nguyên đổi mới và phát triển

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Công an Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Hướng tới kỷ nguyên đổi mới và phát triển

Sáng 23/7, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã chính thức khai mạc. Với chủ đề "Phát huy truyền thống anh hùng; đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, gương mẫu đi đầu...", Đại hội tập trung kiểm điểm, đánh giá toàn diện kết quả nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng đổi mới cho giai đoạn 2025 - 2030, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, hiện đại, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia.
Xây dựng và phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái của Thủ đô

Xây dựng và phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái của Thủ đô

Ngày 23/7, Đảng bộ xã Phúc Thọ đã tổ chức phiên chính thức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội điểm cấp xã của thành phố Hà Nội.
Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám lần thứ I

Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám lần thứ I

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới của toàn thể đảng viên trong chi bộ, nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm kỳ qua, đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới.
Đảng bộ phường Hoàn Kiếm tổ chức Đại hội lần thứ I

Đảng bộ phường Hoàn Kiếm tổ chức Đại hội lần thứ I

Sáng 23/7, Đảng bộ phường Hoàn Kiếm long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Với tinh thần "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển", Đại hội khẳng định quyết tâm xây dựng địa phương trở thành đô thị biển văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Mưa lũ xảy ra nhanh trong đêm khiến nhiều xã miền núi của tỉnh Nghệ An ngập sâu trong biển nước. UBND tỉnh chỉ đạo khẩn, chính quyền các xã và người dân nhanh chóng di dời người và tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động