-->

Lương công chức, viên chức: Mẹ giáo viên lương không đủ nuôi con

Vấn đề lương giáo viên thấp đã được nói tới rất nhiều, không mới, nhưng luôn nóng. Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục, Đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Tháp - nhận định: Bất cập trong chế độ tiền lương và thu nhập không chỉ là câu chuyện của nhà giáo, mà còn là băn khoăn chung của người làm việc trong khu vực công.
Quy định mới về xếp lương công chức chuyên ngành hành chính Cải cách cơ chế tiền lương thu hút và giữ chân nhân lực chất lượng cao

Viên chức giáo viên gắn bó hơn 10 năm nhưng lương không đủ nuôi một đứa con có lẽ là nỗi trăn trở của người làm nghề giáo...

Rất khó để lương giáo viên đủ chi tiêu

Chị Nguyễn Thị Liên - giáo viên dạy cấp 1 ở xã Eatam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk - được ký hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế từ năm 2013 sau 2 năm ra trường. Năm 2020, chị thi vào biên chế viên chức chính thức.

Hiện mức lương chị nhận được là 6,1 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập cố định vì chị không dạy thêm.

"Tôi là giáo viên bậc 5 nên lương mới được như vậy, giáo viên mới ra trường, lương được 4 triệu đồng nhưng phải tự đóng bảo hiểm xã hội. Thành ra 1 tháng lương của họ chỉ được hơn 3 triệu đồng" - chị Liên nói.

Chị Nguyễn Thị Liên - giáo viên cấp 1 một trường tiểu học ở xã Eatam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk phải bán thêm hàng để tăng thu nhập cho gia đình. Ảnh: PV.
Chị Nguyễn Thị Liên - giáo viên dạy cấp 1 ở xã Eatam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk - phải tranh thủ bán hàng để tăng thu nhập. Ảnh: PV

Chị Liên liệt kê các khoản chi cần thiết trong 1 tháng gồm tiền sữa của con 2 triệu đồng, học phí cùng những chi phí khác 3 triệu đồng; đám hiếu hỉ, tân gia 1-2 triệu đồng. Đó là chưa kể ốm đau, tiền ăn uống hằng ngày. Tổng thu nhập 6,1 triệu đồng/tháng, nữ giáo viên than thở: "Nếu bảo lương của tôi đủ chi tiêu thì không có chuyện đó".

Để có tiền trang trải, ngoài giờ dạy học trên lớp, chị Liên còn buôn bán thêm. Mùa nào thức nấy, chị Liên thường nhập trái cây của người dân trong vùng rồi bỏ sỉ cho khách ở tỉnh khác. Chị cho hay, công việc làm thêm này vất vả vì mỗi lần gửi hàng, chị phải chạy xe máy 25-40km để ra phố gửi hàng, chuyến nào cũng bao này, thùng kia, rất cồng kềnh. "Tuy vậy, tiền kiếm được từ công việc này gấp 2-3 lần lương giáo viên" - chị Liên chia sẻ.

Theo chị, lương giáo viên không cao nhưng vì yêu nghề nên chị vẫn sẽ làm song song 2 việc để giữ nghề.

Chị Trần Thị Phấn - giáo viên THCS ở Quảng Ninh - mới vào viên chức từ năm 2021. Trước đây, chị là giáo viên cơ hữu ở trường dân lập. Khi trở thành viên chức tại trường công lập, chị được chuyển ngang lương.

“Rất may, tôi không phải bắt đầu lại từ đầu với mức lương khởi điểm đối với viên chức. Những trường hợp mới vào trường làm viên chức mà tôi biết, có mức lương rất thấp. Cụ thể, bậc lương của họ là 2,34 nhân với mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng, tính ra được khoảng gần 3,5 triệu đồng/tháng. Người mới vào còn chỉ được hưởng 85% của mức này” - chị Phấn nói.

Được chuyển ngang lương, nhưng mức lương của chị Phấn cũng chỉ dừng lại ở mức 7 triệu đồng/tháng. 4 năm học đại học, chị Phấn đi dạy một thời gian rồi tiếp tục học cao học trong 2 năm để nhận bằng Thạc sĩ. Sau 15 năm gắn bó với nghề, nữ giáo viên này cho rằng: "Lương tôi đang hưởng như hiện nay là quá thấp, không xứng với thời gian, nỗ lực mà tôi bỏ ra khi theo nghề”.

Chị Phấn đề xuất, mức lương hợp lý trả cho viên chức là giáo viên hiện nay ít nhất phải nuôi được một đứa con. "Hiện giờ, việc học của các con rất tốn kém. Ngoài học ở trường, các con còn phải học thêm, rất nhiều khoản phải chi, lương giáo viên chưa đủ để nuôi một đứa con” - chị Phấn nhận định.

Chị Phấn có 2 người con (lớp 8 và lớp 5). Để có thêm tiền nuôi con ăn học, chị Phấn phải đi dạy thêm. Kể cả số tiền đi dạy thêm có được thì tổng thu nhập của chị khoảng hơn 10 triệu đồng/tháng.

Chồng chị làm công nhân, thu nhập không cao, vì thế, dù cố gắng thu nhập một tháng của vợ chồng chị chỉ đủ để sinh hoạt cho cho cả gia đình, nuôi các con ăn học, rất ít khi dành dụm được một khoản tiền nào dự phòng.

Chị Phấn kể thêm, vừa qua, khi về họp lớp cấp III, chị thấy những người chọn nghề giáo viên cũng có những tâm sự tương tự. Lương quá thấp nên nhiều người phải làm thêm các nghề tay trái để có thêm thu nhập; người nào may mắn có chồng thu nhập tốt nên đời sống dễ thở hơn…

Lương thấp - khó thu hút những người giỏi làm nghề giáo

Chia sẻ về mức lương của giáo viên hiện nay, bà Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng - khi lương tối thiểu vùng áp dụng với khu vực doanh nghiệp từ 3,35 đến 4,68 triệu đồng/tháng thì ở khu vực công, người có bằng đại học với lương tập sự khởi điểm chỉ hơn 2,96 triệu đồng/tháng. Như vậy, có thể thấy, lương của giáo viên đang ở mức rất thấp.

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hoa, người có bằng đại học với lương tập sự khởi điểm chỉ hơn 2,96 triệu đồng/tháng. Ảnh: NVCC

Theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục, chủ trương lương nhà giáo “cần được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp” được đề cập ở Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (năm 1996) và tiếp tục được nhắc lại trong Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhưng đến nay chưa được thực hiện; thậm chí nhà giáo còn chịu mức lương cơ sở dưới mức lương tối thiểu vùng.

Vừa qua, Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội có giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp tại một số địa phương, trong đó có TP.HCM, Hà Nội, Bắc Giang...

Thực tiễn cho thấy, dù đảm đương công việc hết sức vất vả nhưng giáo viên mầm non mới ra trường chỉ thu nhập khoảng 3-4 triệu đồng/tháng, người có lương cao nhất ở trường cũng chỉ hơn 9,5 triệu đồng/tháng.

Tương tự, giáo viên phổ thông nhận từ gần 3,5 đến hơn 10,1 triệu đồng mỗi tháng - ngoài lương, hầu như không có nguồn thu tăng thêm, không có tiền thưởng dịp lễ, Tết.

"Lương giáo viên thấp, chúng ta phải nhìn nhận rằng, khó có thể thực hiện mục tiêu thu hút những người giỏi, người có năng lực nhất vào nghề giáo, gắn bó với nghề giáo, toàn tâm toàn ý chăm lo cho sự nghiệp trồng người; và đương nhiên điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục, đào tạo", bà Mai Hoa khẳng định.

Theo Minh Phương - Bảo Hân/laodong.vn

https://laodong.vn/cong-doan/luong-cong-chuc-vien-chuc-me-giao-vien-luong-khong-du-nuoi-con-1093420.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Futsal nữ Việt Nam gặp Hồng Kông (Trung Quốc): Khởi đầu cho giấc mơ World Cup

Futsal nữ Việt Nam gặp Hồng Kông (Trung Quốc): Khởi đầu cho giấc mơ World Cup

Vào lúc 16h chiều nay (7/5), đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ bước vào trận ra quân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, gặp đối thủ vừa tầm Hồng Kông (Trung Quốc) - khởi đầu cho hành trình chinh phục tấm vé lịch sử dự World Cup futsal nữ đầu tiên.
Chi tiết 35 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến người dân được làm tại công an xã

Chi tiết 35 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến người dân được làm tại công an xã

Bộ Công an đã ban hành Hướng dẫn số 08/HD-BCA-V03 ngày 17/2/2025, phân cấp cho Công an cấp xã tiếp nhận và giải quyết 35 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến. Điều này giúp người dân thực hiện các thủ tục ngay tại địa phương, thay vì phải đến công an cấp huyện như trước đây.
Inter Milan ngược dòng nghẹt thở, loại Barcelona để tiến vào chung kết Champions League

Inter Milan ngược dòng nghẹt thở, loại Barcelona để tiến vào chung kết Champions League

Trong một trận bán kết kinh điển rạng sáng 7/5 tại Giuseppe Meazza, Inter Milan đã vượt qua Barcelona với tỷ số 4-3 sau màn rượt đuổi kịch tính, qua đó giành chiến thắng chung cuộc 7-6 để hiên ngang bước vào trận chung kết UEFA Champions League 2024/25.
Al Nassr vs Al Ittihad: Cơ hội cuối cho Ronaldo và đồng đội?

Al Nassr vs Al Ittihad: Cơ hội cuối cho Ronaldo và đồng đội?

Trận cầu tâm điểm vòng 30 Saudi Pro League 2024/25 giữa Al Nassr và Al Ittihad diễn ra vào lúc 01h00 ngày 8/5 hứa hẹn sẽ vô cùng kịch tính và có ý nghĩa quyết định đến cuộc đua vô địch. Với khoảng cách 8 điểm hiện tại, đây là cơ hội cuối cùng để Al Nassr níu giữ hy vọng lật đổ ngôi đầu bảng của chính Al Ittihad.
Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Hà Nội nói riêng, các đô thị lớn nói chung được mệnh danh là “Thiên đường ẩm thực”; đặc biệt ẩm thực đường phố. Khách du lịch rất mê. Tuy nhiên, khi các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tin các vụ bắt, truy tố các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, đã làm dấy lên lo ngại về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ nguy hại đến sức khỏe người dân mà còn ảnh hưởng đến thị trường du lịch và thương hiệu quốc gia. Càng đáng lo bên cạnh thực phẩm, một số mặt hàng giả như sữa, thuốc, thực phẩm chức năng còn được sản xuất ngay trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức Hội đồng nhân dân

Chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức Hội đồng nhân dân

Sáng ngày 7/5, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã trình Quốc hội dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), với nhiều đề xuất quan trọng để thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Đề xuất trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng cho người lao động

Đề xuất trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng cho người lao động

Việc khống chế thời gian hưởng (12 tháng) và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa thúc đẩy người lao động tìm kiếm việc làm, gia nhập lại thị trường lao động thay vì chờ hưởng hết bảo hiểm thất nghiệp.

Tin khác

Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan

Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan

3 trong số 4 nạn nhân người Việt Nam được phát hiện tử vong trong một căn hộ cho thuê ở Đài Loan là người ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Nắm bắt nhu cầu của người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai hiệu quả các hoạt động, mô hình để nâng cao chất lượng đời sống, giúp người lao động có điều kiện, cơ hội tái tạo sức lao động để làm việc năng suất, hiệu quả hơn.
Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động, thu hút hàng triệu lao động sinh sống và làm việc. Thực tế cho thấy, nhu cầu thụ hưởng các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống của người lao động ngày càng cao. Nắm bắt nhu cầu đó, với vai trò của mình, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình, cách làm hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.
Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Nhắc lại câu chuyện buồn của đồng nghiệp vừa ra đi cách đây 5 ngày, do không may bị tai nạn trên chính cung đường làm việc vào lúc nửa đêm, chị Ninh Thị Loan - công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Môi trường đô thị Hà Nội cho rằng: Việc đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội.
Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Theo quy định, dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục. Nếu có việc phải đi làm vào ngày nghỉ lễ này, người lao động sẽ được nhận mức lương cao gấp gần 5 lần.
Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Sáng nay (10/4), Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” cho hơn 100 hội viên phụ nữ tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại vườn hoa Phùng Khắc Khoan, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, với sự tham gia của khoảng 1.000 người và gồm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1/2025 vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố mới đây cho thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các ngành kinh tế.
Xem thêm
Phiên bản di động