-->

Luật Thủ đô là cơ sở pháp lý để hướng đến khát vọng xây dựng Hà Nội văn minh, hiện đại

(LĐTĐ) Sáng 1/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 10 đã tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với cử tri huyện Sóc Sơn sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đề xuất tiếp tục nghiên cứu phát huy mô hình Tổ tự quản trong khu nhà trọ công nhân Hà Nội bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023 cho trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi

Tại cuộc tiếp xúc, đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 10 đã báo cáo với cử tri các huyện về kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Theo đó, tại kỳ họp, Quốc hội đã thông qua 7 luật, 9 nghị quyết, cho ý kiến lần 3 đối với 1 dự án luật, cho ý kiến lần 2 đối với 1 dự án luật, cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật khác; lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét, quyết định các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước cùng một số nội dung quan trọng khác.

Phát biểu tại cuộc tiếp xúc, cử tri các huyện Mê Linh, Sóc Sơn đánh giá cao các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra trên các lĩnh vực công tác; thể hiện ý thức trách nhiệm rất cao góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng kỳ họp của quốc hội đáp ứng sự mong đợi của cử tri Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Luật Thủ đô là cơ sở pháp lý để hướng đến khát vọng xây dựng Hà Nội văn minh, hiện đại
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, trí tuệ đóng góp cho dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Cử tri Nguyễn Tất Thanh (huyện Sóc Sơn) bày tỏ tâm tư nguyện vọng chung của cử tri thành phố Hà Nội mong đợi Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm được thông qua và cũng mong muốn việc sửa đổi lần này đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đang đặt ra để xây dựng, phát triển Thủ đô xứng tầm với vị thế, vai trò, trở thành trung tâm lớn về chính trị, văn hóa xã hội; là Thủ đô xanh, sạch đẹp, văn minh hiện đại.

Bên cạnh đó, cử tri Nguyễn Văn Thanh (huyện Mê Linh) kiến nghị việc triển khai Luật Căn cước vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 cần tránh phiền hà cho người dân khi cấp, đổi căn cước nhiều lần trong thời gian ngắn. Cử tri Quách Sỹ Dũng (huyện Mê Linh) nhận định, công tác quản lý nhà ở xã hội rất phức tạp, do đó đề nghị chuyển chính sách nhà ở xã hội thành xã hội hóa về nhà ở.

Đối với nhà ở cho công nhân, nhu cầu tại huyện Mê Linh rất lớn với khoảng 10 - 20 nghìn người, cử tri kiến nghị cần sớm thực hiện các dự án nhà ở cho công nhân để đáp ứng nhu cầu của công nhân trên địa bàn.

Tiếp thu đầy đủ ý kiến, kiến nghị của cử tri, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, tổ đại biểu sẽ tổng hợp ý kiến gửi Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội để báo cáo với Quốc hội.

Luật Thủ đô là cơ sở pháp lý để hướng đến khát vọng xây dựng Hà Nội văn minh, hiện đại
Cử tri huyện Mê Linh nêu kiến nghị.

Thông tin về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, tại các phiên thảo luận tổ, thảo luận hội trường đã có 177 ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật.

Trong đó các hầu hết các ý kiến đại biểu Quốc hội bảy tỏ ủng hộ với sự cần thiết sửa đổi Luật, đồng thời đề nghị dự thảo cần trao thêm quyền nhiều hơn nữa, cụ thể hơn nữa cho Thủ đô.

“Việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này có nhiều thuận lợi khi vừa kế thừa Luật hiện hành, vừa đưa vào các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương khác”, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nói. Đồng thời khẳng định, việc sửa đổi Luật Thủ đô sẽ là cơ sở bảo đảm pháp lý, bảo đảm nguồn lực để hướng đến khát vọng xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến, hiện đại.

Bên cạnh việc xây dựng Dự thảo Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, Thành phố cũng đang xây dựng hai quy hoạch lớn, quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng để trình Chính phủ, Quốc hội…

Đối với kiến nghị của cử tri về Luật Căn cước, làm rõ kiến nghị của cử tri, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, theo quy định của Luật, thẻ căn cước công dân gắn chip hiện đang sử dụng hoàn toàn có giá trị cho đến khi hết hạn, không phải thực hiện cấp đổi lại, từ đó không gây lãng phí, phiền hà cho người dân.

Thông tin về công tác phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, dự báo Thành phố sẽ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) khoảng 6,2%; dự kiến thu ngân sách khoảng 400 nghìn tỷ đồng trong năm 2023; các lĩnh vực về an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch, quốc phòng - an ninh đều được bảo đảm và có kết quả tích cực.

Trong năm qua, UBND thành phố Hà Nội đã phân cấp cho các địa phương 9 lĩnh vực; phân cấp 16 lĩnh vực cho các sở, ban, ngành với tổng số 708 thủ tục hành chính.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.

Tin khác

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Thành phố thông minh, bền vững sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu này, Thủ đô Hà Nội đang từng bước hoàn thiện các tiền đề để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc; đến năm 2050, trở thành đô thị toàn cầu, nơi người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.
“Đường xuân” rộng mở

“Đường xuân” rộng mở

(LĐTĐ) Một mùa xuân nữa lại về, riêng với Thủ đô Hà Nội, mùa xuân này như tươi vui hơn vì có “chiếc áo pháp lý” mới - Luật Thủ đô 2024. PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, Thủ đô Hà Nội thực sự được mặc một chiếc áo mới, đủ vừa vặn để đẹp đẽ, đủ rộng để vươn tầm phát triển...
Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch

Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch

(LĐTĐ) Là người chủ trì tham mưu xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, cũng là người có nhiều đóng góp quan trọng về các vấn đề quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang đô thị trong Luật Thủ đô năm 2024, nhân dịp xuân Ất Tỵ, Giáo sư, Tiến sĩ, đại biểu Quốc hội (GS. TS. ĐBQH) Hoàng Văn Cường, Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024 đã dành cho phóng viên Báo Lao động Thủ đô cuộc trò chuyện về diện mạo Thủ đô khi triển khai Quy hoạch Thủ đô và Luật Thủ đô mới.
Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

(LĐTĐ) Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

(LĐTĐ) Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động