-->

Luân chuyển cán bộ thử bản lĩnh, tránh "ảo tưởng quyền lực"

(LĐTĐ) LTS: Trong các hội nghị về công tác cán bộ; cuộc họp của Ban phòng chống tham nhũng, tiêu cực Trung ương và các cuộc tiếp xúc cử tri trước, sau mỗi kỳ họp Quốc hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh đến việc chống chạy chức, chạy quyền; chống tình trạng “cua cậy càng, cá cậy vây”, "ảo tưởng quyền lực" để ám thị không ít cán bộ cậy thế, cậy quyền; đặc biệt gây bè, gây cánh vì cán bộ đó là người địa phương. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ; thấm nhuần tư tưởng của các bậc tiền nhân như Lê Thánh Tông và sau này được vua Minh Mạng đúc kết thành Luật Hồi tỵ, trong công tác cán bộ Đảng ta và Đảng bộ thành phố Hà Nội đã tiến hành luân chuyển cán bộ quản lý, tiến tới mô hình Bí thư, Chủ tịch quận, huyện không phải là người địa phương. Đồng thời, việc luân chuyển cũng nhằm thử thách bản lĩnh, năng lực của cán bộ thuộc Thành ủy quản lý.
Hà Nội: Luân chuyển cán bộ chủ chốt của Sở Nội vụ và huyện Chương Mỹ Hà Nội: Đến 2025, bí thư cấp ủy cấp huyện không là người địa phương Hà Nội: Luân chuyển cán bộ chủ chốt giữa huyện Thường Tín và Thanh tra Thành phố

Bài 1: Từ tầm nhìn chiến lược của Trung ương

Trong công tác xây dựng Đảng những nhiệm kỳ qua cho thấy, việc lựa chọn, đào tạo và luân chuyển cán bộ luôn được xem trọng và thực hiện nghiêm. Song vì nhiều lý do khác nhau nên có lúc, có nơi vẫn để “lọt” số ít nhân sự có biểu hiện suy thoái về lối sống, đạo đức, tham nhũng, tiêu cực vào bộ máy. Điều này không chỉ làm suy giảm niềm tin của người dân đối với công tác cán bộ của Đảng, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Thực tế này cho thấy, cần phải có sự sàng lọc với những “hạt giống đỏ” và công tác luân chuyển, điều động chính là một trong những khâu quan trọng giúp tìm ra những viên ngọc quý.

Nhìn từ chiều dài lịch sử

Luân chuyển cán bộ là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ của Đảng. Mục tiêu của luân chuyển cán bộ là nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác luân chuyển cán bộ nếu thực hiện đúng bài bản, công tâm và khách quan sẽ trực tiếp là “liều thuốc” tốt làm nên cán bộ có bản lĩnh. Hơn hết, thông qua thực tiễn của luân chuyển sẽ làm cho cán bộ “hiểu thấu” tình hình, thấy được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã phù hợp với thực tế hay chưa, cần bổ sung, uốn nắn khâu nào, việc gì. Việc này cũng sẽ góp phần khắc phục tình trạng cán bộ thiếu và yếu kinh nghiệm thực tiễn.

Luân chuyển cán bộ thử bản lĩnh, tránh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, một lần nữa đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh đến công tác cán bộ nhằm lại chống tình trạng “cua cậy càng, cá cậy vây”

Nhiều lợi ích song không phải khi nào luân chuyển cán bộ cũng đúng và trúng. Thực tế, những câu chuyện luân chuyển cán bộ kiểu “tráng men”; bổ nhiệm cán bộ thần tốc, siêu thần tốc; chọn người nhà không chọn người tài; bổ nhiệm thiếu trong sáng… chính là “con sâu làm rầu nồi canh” khiến quần chúng nhân dân có cái nhìn chưa chuẩn mực và chưa thấu đáo về công tác cán bộ, trong đó đặc biệt là khâu đoạn luân chuyển.

Đó là hiện tượng đưa những cán bộ bị vi phạm kỷ luật từ cơ sở điều động về trung ương (và ngược lại), hoặc từ địa phương này sang địa phương khác… Trong quá trình công tác trước đó, họ từng bộc lộ năng lực hạn chế, uy tín đã giảm sút, thậm chí từng gây mất đoàn kết nội bộ ở đơn vị cũ, không còn triển vọng phát triển tiếp… khi luân chuyển lên vị trí cao hơn, tốt hơn hoặc vị trí an toàn mà không bị xử lý sẽ tạo dư luận xấu trong nhân dân.

Hoặc, bài học xương máu của việc luân chuyển cán bộ theo “đường tiểu ngạch” kiểu như Trịnh Xuân Thanh cũng là một biến tướng cần lưu tâm. Bởi, chỉ trong hơn 2 năm Trịnh Xuân Thanh được “nhảy” qua đến 4 chức dưới thời ông Vũ Huy Hoàng khi đó đang giữ cương vị Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương… luân chuyển như vậy có thể nói là sai lầm và không tuân thủ các quy định trong Đảng. Thế nhưng, ở góc nhìn rộng hơn, những khuyết điểm không chỉ của đối tượng được luân chuyển, đào tạo, đề bạt mà cả những người làm công tác tham mưu về cán bộ cho Đảng cũng phải chịu trách nhiệm. Đây là “lỗ hổng” mà trong thời gian tới cần phải sớm được khắc phục.

Thực tế, chủ trương luân chuyển cán bộ của Đảng và Nhà nước cũng là một cách áp dụng “Luật Hồi tỵ” trong tình hình mới. Theo tra cứu từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh thì “Hồi tỵ” có nghĩa là tránh đi. Nói nôm na thì đó là tránh bố trí, sử dụng người đứng đầu một địa phương hoặc một tổ chức Nhà nước là người có mối quan hệ ruột thịt với những người đang ở nơi đó.

Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước có thể thấy Hồi tỵ đã được áp dụng từ rất sớm. Cụ thể, Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên ban hành và đồng thời là người đầu tiên hiện thực hóa chính sách này. Kế thừa tư tưởng của Lê Thánh Tông, năm 1831, vua Minh Mạng nhà Nguyễn đã cho ban hành Luật Hồi tỵ và luật này sau đó được bổ sung vào năm 1836. So với những quy định về dưới triều Lê thì Luật Hồi tỵ của triều Nguyễn đã mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới là: Quan lại không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà tại nơi cai quản.

Luân chuyển cán bộ thử bản lĩnh, tránh

Ngoài ra, căn cứ vào các tư liệu lịch sử còn lưu truyền đến ngày nay cho thấy, đối tượng phải áp dụng và thực hiện Hồi tỵ thời Lê sơ và thời Nguyễn là các vị quan đứng đầu bộ máy chính quyền dân sự và quân sự địa phương, tương đương với 3 cấp hành chính của nước ta hiện nay. Hồi tỵ trong lịch sử và luân chuyển cán bộ trong hiện tại đều có điểm chung cao nhất là nhằm ngăn chặn, hạn chế nạn tham nhũng, quan liêu, cát cứ, chạy theo lợi ích cục bộ.

Đi thực, làm thực – Quan điểm xuyên suốt của Đảng

Kỳ thực nhìn từ các chủ trương luân chuyển cán bộ của Đảng thì đã có từ rất sớm. Chẳng hạn, ngay trong Hội nghị lần thứ 3 khóa VIII ngày 18/6/1997 “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh” đã có một nội dung nói về luân chuyển cán bộ. Hội nghị này đã đề cập đến nội dung tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn, khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ.

Nội dung về công tác luân chuyển cán bộ tiếp tục được Đảng bổ sung tại Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/1/2002, của Bộ Chính trị, “Về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý”, trong đó có nội dung “thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo và quản lý cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương”; Thêm nữa, tại Kết luận số 24-KL/TW ngày 5/6/2012 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo”… cũng là tài liệu quan trọng đề cập đến công tác luân chuyển cán bộ.

Gần đây, để bổ sung các quan điểm trước đó, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 98-QĐ/TW về luân chuyển cán bộ. Đây là quy định đầu tiên của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ, cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị (khóa IX) về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý.

Đặc biệt, lần đầu tiên, Bộ Chính trị quy định nêu rõ: “chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý (…) không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển”.

Tiếp đó, Bộ Chính trị lại ký Quy định số 65-QĐ/TW ngày 28/4/2022 về luân chuyển cán bộ. Quy định nêu rõ, công tác luân chuyển cán bộ là một nội dung trong công tác cán bộ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là các cấp ủy, tổ chức đảng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu. Đáng chú ý, việc luân chuyển cán bộ tiếp tục được bổ sung thêm nhiều điểm mới, trong đó có điểm nhấn là không tăng thêm chức danh để luân chuyển cán bộ.

Nhiều chuyên gia về xây dựng Đảng và người dân có chung nhận định, chưa bao giờ công tác cán bộ được Đảng coi trọng và thực hiện một cách bài bản trong tất cả các khâu như hiện nay. Các văn bản quy định liên quan đến công tác này cũng từng bước được xem xét kỹ lưỡng và chặt chẽ hơn, qua đó từng bước lấp đi những “lỗ hổng”, ngăn chặn được việc lèo lái, lách luật.

Nhận định về công tác cán bộ, đặc biệt là khâu luân chuyển được thực hiện thời gian gần đây, Nhà báo Nguyễn Văn Bắc, nguyên Trưởng ban Xây dựng Đảng, Báo Nhân Dân nhận xét: Công tác luân chuyển cán bộ nhằm rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ phát triển toàn diện về năng lực lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài của toàn hệ thống chính trị. Qua đó, tạo ra được một đội ngũ cán bộ có năng lực, giàu kinh nghiệm thực tế. Một trong những hướng đi đúng, phù hợp với thực tiễn đó là luân chuyển cán bộ gắn với bố trí người đứng đầu không là người địa phương được xem là khâu đột phá.

Rõ ràng, nhìn xuyên suốt từ chiều dài lịch sử đến hiện tại Đảng đều xác định rõ tầm quan trọng với công tác cán bộ. Bởi một trái cây chín ép sẽ không bao giờ cho vị ngọt. Để không còn tình trạng luân chuyển cán bộ theo kiểu “lướt ván”, “tráng men”, các quy định, quy trình về công tác cán bộ đã từng bước được hoàn thiện. Dù vậy, ở sâu trong dư luận vẫn ấp ủ mong muốn rằng vai trò người đứng đầu trong bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ phải được xem xét trách nhiệm cao hơn. Nói nôm na, ai bố trí, luân chuyển cán bộ không đảm bảo thì phải chịu xử lý trách nhiệm chứ không thể vô can. Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ có được đội ngũ cán bộ tốt, hết lòng vì nước, vì dân.

(Còn nữa)

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Một trong những thông điệp của chuyến thăm, chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ của Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 7/1, chính là phải tập trung làm tốt hơn nữa công tác giảm, tiến tới xóa nghèo.
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ

“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ

(LĐTĐ) Ngày 22/12, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (gọi tắt là Nghị quyết). Đây thực sự là Nghị quyết mang tầm chiến lược để nước ta đi tắt, đón đầu đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, đưa đất nước “hóa rồng” trong kỷ nguyên mới.
Nguy cơ dân số già và tâm lý  “ngại đẻ”!

Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!

(LĐTĐ) Trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo, robot tự động gì đi chăng nữa vẫn không thể thay được nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Trong lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước; hơn 1010 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Thủ đô đã tạo ra nhiều kỳ tích chói lọi. Thời điểm hiện tại, khi cả nước đang chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, Hà Nội tự tin sẽ tạo nên kỳ tích trong kỷ nguyên mới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Lại câu chuyện giá nhà!

Lại câu chuyện giá nhà!

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày này thời tiết lạnh giá, nhìn lịch, chỉ hơn tháng nữa Tết sẽ đến. Lướt web, đọc báo, nghe thiên hạ bàn… giá nhà đất vẫn cứ “nóng ran”.
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

(LĐTĐ) Những vấn đề dân sinh bức xúc từ nhỏ đến lớn; những vấn đề vẫn còn một số điểm nghẽn như dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội… đã được đồng chí lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo rất quyết liệt. Giờ là lúc các cấp, ngành, cơ quan chức năng phải vào cuộc với quyết tâm chính trị cao nhất.
Giải bài toán giải phóng mặt bằng

Giải bài toán giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Nhìn lại các dự án trên địa bàn cả nước thời gian qua kể cả dự án trọng điểm quốc gia, đến dự án thuộc quyền quản lý các tỉnh, thành, địa phương đa số đều chậm tiến độ bởi khâu giải phóng mặt bằng.
Cần góc nhìn đồng cảm!

Cần góc nhìn đồng cảm!

(LĐTĐ) Từ khi xã hội hình thành Nhà nước, đồng nghĩa với việc hình thành bộ máy để quản lý xã hội. Vì vậy, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia đó thế nào, Nhà nước sẽ hình thành bộ máy (hệ thống chính trị) để vận hành một cách hiệu quả nhất.
“Cách mạng” về môi trường

“Cách mạng” về môi trường

(LĐTĐ) Để Hà Nội trở thành Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, thành phố đáng sống, đáng đến, đáng làm việc, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thành ủy Hà Nội đang chỉ đạo triển khai tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường, ô nhiễm môi trường.
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

(LĐTĐ) Vì sức khỏe thanh, thiếu niên; vì tương lai giống nòi; vì trách nhiệm trước cử tri và đồng bào cả nước, chiều ngày 30/11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động