-->

Hà Nội: Đến 2025, bí thư cấp ủy cấp huyện không là người địa phương

Tại hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, sáng 29/4, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo trình bày dự thảo Nghị quyết về tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Khai mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII Hà Nội: Đào tạo cán bộ gắn với thực tiễn công việc Văn hóa, con người quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô

Theo đồng chí Vũ Đức Bảo, đội ngũ cán bộ các cấp từ Thành phố đến cơ sở của Hà Nội được xây dựng cơ bản đảm bảo về số lượng, cơ cấu, chất lượng, trình độ, năng lực, phẩm chất, kỹ năng, phương pháp công tác.

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo trình bày dự thảo Nghị quyết
Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo trình bày dự thảo Nghị quyết

Tuy nhiên, nhận thức của một số cấp ủy, địa phương, đơn vị, nhất là của người đứng đầu về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác cán bộ chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trong đó, đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, còn biểu hiện hình thức, nể nang; các trường hợp yếu kém về năng lực, trì trệ chậm được thay thế. Quy hoạch cán bộ, nhất là việc giới thiệu nguồn cán bộ quy hoạch cấp chiến lược cho Trung ương chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng của Thủ đô; chưa bảo đảm phương châm "động" và "mở", thiếu tính tổng thể, liên thông giữa các cấp, các ngành, các địa phương, chất lượng quy hoạch chưa cao.

Vì vậy, đồng chí Vũ Đức Bảo cho biết, dự thảo Nghị quyết về tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các nhiệm kỳ tiếp theo có mục tiêu kế thừa và phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục có hiệu quả các hạn chế, khuyết điểm; đồng thời đổi mới, đột phá trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp của Thành phố với cách làm thận trọng, khoa học, chặt chẽ, bài bản và hiệu quả. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để cán bộ phát huy năng lực, sở trường, công hiên cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô; nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số.

Mục tiêu cụ thể đặt ra là đến năm 2025, phấn đấu tỷ lệ cán bộ trẻ diện ban thường vụ các cấp ủy quản lý đạt tối thiểu 15%, cán bộ nữ đạt tối thiểu 15%; 40% cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý đạt trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; 100% cán bộ cấp sở, ngành, đảng bộ trực thuộc quản lý có trình độ chuyên môn đại học, lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý được bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới.

Hoàn thiện đồng bộ, đầy đủ, thống nhất hệ thống các quy định, quy chế, quy trình công tác cán bộ đảm bảo khoa học, khách quan, dân chủ, minh bạch, chặt chẽ từ Thành phố đến cơ sở. Thực hiện tốt công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp của Thành phố bảo đảm tính kế thừa, liên tục, phát triển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có tư duy khoa học, đổi mới, có phương pháp, kỹ năng, phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp; được bố trí đứng vị trí việc làm, khung năng lực, tiêu chuẩn chức danh.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Theo Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo, một trong những giải pháp Hà Nội đặt ra để đạt được các mục tiêu nêu trên là triển khai thí điểm một số chủ trương công tác cán bộ theo tinh thần nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII). Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ qua việc thực hiện có hiệu quả công tác đánh giá hằng tháng đối với cán bộ, công chức, người lao động. Kết quả hằng tháng là căn cứ chính để đánh giá, xếp loại thi đua hằng năm. Kết quả đánh giá cán bộ là tiền đề cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng luân chuyển, điều động và sử dụng cán bộ. Tiến tới thực hiện việc quản lý tình hình, kết quả đánh giá cán bộ hằng tháng, hằng năm thông qua phần mềm thống nhất từ Thành phố đến cơ sở.

Theo đồng chí Vũ Đức Bảo, một trong những khâu đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt trong thực hiện các khâu của công tác cán bộ là công tác quy hoạch cán bộ. Theo đó, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải đảm bảo nguồn quy hoạch "động" và "mở"; đảm bảo hệ số, cơ cấu 3 độ tuổi, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cơ cấu đúng chuyên môn đào tạo, theo vị trí việc làm, theo khối, lĩnh vực và kinh nghiệm công tác gắn với phát hiện nhân tố mới, cán bộ trẻ qua thực tiễn, có thành tích nổi trội, có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và có chiều hướng, triển vọng phát triển tốt; quy hoạch phải đảm bảo tính khả thi. Phát hiện, lựa chọn những cán bộ tiêu biểu, xuất sắc của Thành phố để giới thiệu Trung ương quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.

Tăng cường luân chuyển cán bộ, thực hiện luân chuyển dọc, luân chuyển ngang giữa các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị; luân chuyển giữa các vị trí công tác trong cùng một đơn vị. Đến 2025, hoàn thành việc bố trí bí thư cấp ủy cấp huyện không là người địa phương. "Từng bước bố trí chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không phải là người địa phương. Bố trí, sắp xếp trên 50% Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là người địa phương", đồng chí Vũ Đức Bảo cho biết.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google vừa chính thức giới thiệu hai công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên Veo 2 và Whisk Animate, cho phép người dùng tạo ra video ngắn từ mô tả bằng văn bản hoặc hình ảnh.
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.

Tin khác

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Xem thêm
Phiên bản di động