-->

Lời khẩn cầu của bác sĩ Ấn Độ khi cứ 1 tiếng có 117 người tử vong vì Covid-19

“Tôi cảm thấy bất lực khi mạng sống các bệnh nhân của tôi chỉ tính bằng giờ. Xin hãy gửi bình oxy để giúp các bệnh nhân của tôi được sống, dù chỉ 1 ngày”, bác sĩ Singh khẩn thiết cầu xin khi cứ 1 tiếng có 117 người Ấn Độ tử vong vì Covid-19.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại châu Á

“Xin hãy hỗ trợ oxy để bệnh nhân của tôi được sống thêm dù chỉ 1 ngày”

Bác sĩ Gautam Singh đã quá ám ảnh khi nghe những tiếng bíp bíp hàng ngày của máy thở, báo hiệu lượng oxy chỉ còn ở mức vô cùng thấp và chứng kiến những bệnh nhân nguy kịch đang thở ra một cách khó nhọc trên những giường bệnh khẩn cấp ở New Delhi.

Người thân của một nạn nhân Covid-19 an ủi nhau ở Ahmedabad, Ấn Độ. Ảnh: Tân Hoa xã
Người thân của một nạn nhân Covid-19 an ủi nhau ở Ahmedabad, Ấn Độ. Ảnh: Tân Hoa xã

Giống như những bác sĩ khác ở Ấn Độ - quốc gia mà hôm qua (26/4) lại vừa ghi nhận một kỷ lục mới về số ca mắc Covid-19 trong ngày thứ 5 liên tiếp với hơn 350.000 trường hợp, bác sĩ Gautam Singh đang khẩn thiết cầu xin và tìm kiếm thêm những bình oxy để giúp cho những bệnh nhân nguy kịch nhất của ông sống thêm dù chỉ 1 ngày.

Tối 25/4, khi lượng cung cấp oxy ở những bệnh viện xung quanh đều gần cạn kiệt, vị bác sĩ 43 tuổi này đã viết trên Twitter cùng một video khẩn cầu cung cấp thêm oxy cho các bệnh viện.

"Làm ơn hãy gửi oxy đến cho chúng tôi. Các bệnh nhân của tôi đang chết dần", bác sĩ Gautam Singh chắp tay và giọng nói gần như nghẹn lại.

Ấn Độ ban đầu được coi là câu chuyện thành công trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19 nhưng hiện nay, virus này đang tàn phá đất nước đông dân thứ 2 thế giới trong khi các hệ thống bắt đầu sụp đổ.

Những thông điệp kêu cứu giống như bác sĩ Singh được gửi đi cho thấy mức độ khủng khiếp của đại dịch ở quốc gia này khi số ca mắc mỗi ngày lại chạm một kỷ lục mới.

Ngoài việc nguồn cung oxy đang cạn kiệt, các đơn vị chăm sóc tích cực đang phải hoạt động hết công suất và gần như mọi máy thở đều đang được sử dụng. Khi số ca tử vong tăng cao, bầu trời đêm ở một số thành phố của Ấn Độ đều đỏ lửa từ những điểm hỏa thiêu tập thể ngoài trời khi các lò hỏa táng đều đã quá tải.

Hôm 26/4, Ấn Độ ghi nhận 2.812 ca tử vong, tức là cứ 1 tiếng thì có khoảng 117 người Ấn Độ chết vì Covid-19. Các chuyên gia thậm chí còn cho rằng những con số khủng khiếp này vẫn chưa được thống kê đầy đủ. Số ca mắc mới tăng vọt đã khiến tổng số ca Covid-19 của Ấn Độ vượt hơn 17,3 triệu trường hợp, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ.

Các bác sĩ giống như bác sĩ Singh trên tiền tuyến chống dịch đều đang cố gắng tìm kiếm nguồn cung cần thiết để giúp bệnh nhân của họ duy trì sự sống.

Ông Singh đã nhận được 20 bình oxy ngày 26/4, chỉ đủ để cả bệnh viện duy trì trong ngày hôm đó, cho tới khi những chiếc máy thở lại tiếp tục gửi đi những tiếng bíp bíp đầy ám ảnh.

"Tôi cảm thấy bất lực khi mạng sống các bệnh nhân của tôi chỉ tính bằng giờ. Tôi khẩn cầu một lần nữa và hy vọng ai đó sẽ gửi oxy đến cho chúng tôi, thứ mà sẽ giúp các bệnh nhân của tôi được sống, dù chỉ cầm cự thêm được 1 ngày nữa", bác sĩ Singh chia sẻ.

Điều tồi tệ nhất vẫn ở phía trước

Khi người ta nghĩ rằng tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ đã đủ tồi tệ thì các chuyên gia cảnh báo mọi thứ còn có thể tồi tệ hơn nữa.

Krishna Udayakumar, giám đốc sáng lập Trung tâm Sáng kiến Y tế toàn cầu Duke thuộc Đại học Duke cho biết, Ấn Độ không thể đáp ứng nhu cầu trong những ngày tới nếu mọi thứ vẫn diễn ra như vậy.

"Tình hình ở Ấn Độ là một thảm kịch và có thể còn tồi tệ hơn trong hàng tuần cho đến hàng tháng tới", chuyên gia này cho nay, đồng thời nhận định "nỗ lực toàn cầu nhằm hỗ trợ Ấn Độ trong thời gian khủng hoảng hiện nay" là vô cùng cần thiết.

Nhà Trắng cho biết Mỹ đang "làm việc ngày đêm" để đưa đến Ấn Độ các bộ xét nghiệm, máy thở, thiết bị bảo hộ cá nhân và oxy. Washington cũng cho biết nước này có sẵn những nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất Covishield, vaccine của Oxford-AstraZeneca từ Viện Huyết thanh Ấn Độ.

"Ấn Độ đã hỗ trợ Mỹ khi các bệnh viện của chúng tôi căng mình vào thời kỳ đầu đại dịch nên chúng tôi quyết định sẽ hỗ trợ Ấn Độ trong thời gian cần thiết này", Tổng thống Biden cho biết trên Twitter.

Lời đề nghị hỗ trợ và ủng hộ cũng được Pakistan đưa ra khi nước này cho biết có thể cung cấp cho Ấn Độ máy thở, bộ cung cấp oxy, các máy X-quang kỹ thuật số, trang thiết bị bảo hộ và các thiết bị liên quan.

Bộ Y tế Đức cho biết nước này đang "làm việc gấp rút để đưa ra một gói cứu trợ" cho Ấn Độ gồm máy thở, các kháng thể đơn dòng, thuốc Remdesivir cũng như khẩu trang y tế và khẩu trang N95.

Chính phủ liên bang Ấn Độ cũng đang yêu cầu các công ty tăng cường sản xuất oxy và các loại thuộc điều trị Covid-19 để đối phó với tình hình khẩn cấp hiện nay.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng quyết định này là quá trễ. Cách đây 3 tháng, các nhà lãnh đạo của Ấn Độ đã gửi đi thông điệp rằng điều tồi tệ đã trôi qua. Tháng 1/2021, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố chiến thắng trước đại dịch Covid-19, khẳng định tại cuộc họp trực tuyến của Diễn đàn Kinh tế Thế giới rằng không có bất kỳ nơi nào khác có thể so sánh với thành công của Ấn Độ.

Chưa đầy 1 tháng sau, Đảng Bharatiya Janata của ông thông qua 1 nghị quyết khen ngợi ông Modi là "lãnh đạo có tầm nhìn" đã "đánh bại" virus SARS-CoV-2.

Vào tuần thứ 2 của tháng 3, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ tuyên bố nước này đã đi đến "hồi kết" của đại dịch.

Cùng lúc đó, các bệnh nhân mới ở Ấn Độ đang mắc bệnh nghiêm trọng hơn và có xu hướng trẻ tuổi hơn so với trước đó. Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng, Ấn Độ đang ngồi trên một quả bom hẹn giờ mà nước này không chú ý tới hoặc đang lờ đi.

Hàng triệu tín đồ Hindu giáo tổ chức lễ hội Holi khắp Ấn Độ vào cuối tháng 3, bỏ qua những chỉ dẫn về đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Hàng triệu người cũng đã tập trung ở Sông Hằng để tham dự dịp lễ đặc biệt này.

Các chuyên gia cho rằng những sự kiện trên đã khiến cho Ấn Độ trải qua sự gia tăng chưa từng có số ca mắc Covid-19 ở nước này hiện nay.

Chính phủ Ấn Độ tuần trước cho biết đã mở rộng chương trình vaccine cho tất cả những người trưởng thành, điều đã được các chuyên gia y tế hối thúc từ lâu. Tuy nhiên, việc tiêm vaccine cần thời gian để phát huy hiệu quả trong khi một câu hỏi khác đặt ra là liệu các nhà sản xuất có thể đáp ứng kịp nhu cầu hay không.

Giữa lúc tình hình Covid-19 nguy cấp ở Ấn Độ, các tình nguyện viên, từ sinh viên cho tới các chuyên gia công nghệ, các tổ chức phi lợi nhuận và các nhà báo đang tập trung để thu thập thông tin về các giường bệnh sẵn có, các loại thuốc điều trị và bình oxy.

Giống như bác sĩ Singh, nhiều người đã sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là Twitter để kêu gọi hiến huyết tương và quyên góp bình oxy.

Rashmi Kumar, một người nội trợ ở New Delhi đã khẩn cầu trên Twitter 1 bình oxy cho người cha đang nguy kịch của cô. Vào buổi tối khi người cha 63 tuổi của cô thở một cách khó nhọc, cô đã chuẩn bị "cho điều tồi tệ nhất". Nhưng một người ở cách nhà cô 60km đã đề nghị hỗ trợ oxy cho cô.

"Tôi may mắn được một người lạ giúp đỡ nhưng thật không may, giờ đây mọi người đều có vấn đề của riêng mình"./.

Theo Kiều Anh/vov.vn

https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/loi-khan-cau-cua-bac-si-an-do-khi-cu-1-tieng-co-117-nguoi-tu-vong-vi-covid-19-853186.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án từ chung thân xuống 20 năm tù ở tội lừa đảo

Bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án từ chung thân xuống 20 năm tù ở tội lừa đảo

Ngày 21/4, phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan giai đoạn 2 xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã kết thúc sau nhiều ngày xét xử và nghị án kéo dài.
Khởi công khu dịch vụ thương mại dự án chung cư Roxana Plaza

Khởi công khu dịch vụ thương mại dự án chung cư Roxana Plaza

Ngày 21/4, Công ty TNHH Xây dựng - Dịch vụ - Thương mại - Đầu tư Bất động sản Tường Phong (chủ đầu tư) tổ chức lễ khởi công khu căn hộ, căn hộ dịch vụ, khu dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê thuộc gói thầu thi công kết cấu khối văn phòng, hạ tầng cảnh quan thuộc dự án bất động sản Roxana Plaza.
Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Thiên chức làm cha, làm mẹ luôn là đích đến, là khát khao cháy bỏng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân. Với nhiều người, đó là việc tưởng chừng đơn giản. Nhưng với các cặp vợ chồng hiếm muộn, khát khao ấy là một hành trình dài phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, trở ngại tâm lý và cả những lo lắng về tài chính.
Công đoàn ngành Y tế  Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Vừa qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã tổ chức phát động hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025.
Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Tin khác

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hoãn thi hành thuế đối ứng trong 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ "không trả đũa", thuế. Đồng thời, giảm thuế đối ứng xuống mức 10%. Riêng Trung Quốc bị tăng thuế tổng cộng lên 125%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế.
Ông Elon Musk ra "tối hậu thư" cho toàn bộ nhân viên liên bang Mỹ

Ông Elon Musk ra "tối hậu thư" cho toàn bộ nhân viên liên bang Mỹ

Ông Elon Musk ngày 22/2 nói rằng các nhân viên liên bang phải giải trình những công việc đã làm trong tuần trước hoặc từ chức.
Tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng Francis

Tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng Francis

Tòa thánh Vatican đã đưa ra thông báo cập nhật vào sáng 23/2, theo đó Giáo hoàng Francis đã có một đêm yên bình sau khi trải qua cơn nguy kịch vào buổi sáng.
Israel hoãn thả hàng trăm tù nhân Palestine

Israel hoãn thả hàng trăm tù nhân Palestine

Israel ngày 23/2 tuyên bố hoãn việc thả hàng trăm tù nhân Palestine cho đến khi nhóm chiến binh Hamas đáp ứng các điều kiện. Động thái này một lần nữa cho thấy sự mong manh của thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
Australia ban hành lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong vòng 2 năm

Australia ban hành lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong vòng 2 năm

Ngày 16/2, Chính phủ Australia thông báo sẽ cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua nhà đã xây dựng tại quốc gia này trong vòng 2 năm.
Tổng thống Mỹ phê duyệt nhiều quy định thuế quan, một số nước vào "tầm ngắm"

Tổng thống Mỹ phê duyệt nhiều quy định thuế quan, một số nước vào "tầm ngắm"

Gần một tháng kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp thuế diện rộng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đánh thuế nhắm vào các ngành, khu vực hoặc quốc gia khác nhau, nhằm buộc đối tác thương mại phải đáp ứng yêu cầu về chính sách của ông.
Một chiếc máy bay đột ngột mất tích trên bầu trời Mỹ

Một chiếc máy bay đột ngột mất tích trên bầu trời Mỹ

Một chuyến bay chở 10 người đã biến mất trên bầu trời Alaska (Mỹ), làm dấy lên cuộc tìm kiếm điên cuồng.
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh đóng băng tài sản, cấm nhập cảnh với quan chức Tòa Hình sự quốc tế vì điều tra "vô căn cứ" Mỹ và Israel.
Thêm một quốc gia cân nhắc rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Thêm một quốc gia cân nhắc rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Sau Mỹ và Argentina, đến lượt Hungary cân nhắc rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Xem thêm
Phiên bản di động