-->

Loại rào cản để kinh tế số phát triển

Trong 3 thế mạnh phát triển kinh tế ở Việt Nam là: Nông nghiệp, kinh tế số và du lịch thì kinh tế số là lĩnh vực đang có sự phát triển mạnh mẽ và được kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng nhưng lại vướng vào rất nhiều rào cản. Vậy để kinh tế số ở Việt Nam phát triển và vượt qua các rào cản cần phải làm gì, đó là một trong những câu hỏi được nhiều chuyên gia kinh tế đề cập.
loai rao can de kinh te so phat trien Phát triển kinh tế song hành cùng bảo vệ môi trường
loai rao can de kinh te so phat trien Vụ VNA và Techcombank “góp vốn”: Dấu hiệu “phi vụ lợi ích nhóm” hàng trăm triệu đô?

Nhiều dự án kinh tế tư nhân bị hạn chế

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong năm 2016, Việt Nam mức thu từ thương mại điện tử (E-commerce) đạt 900 triệu USD, tăng 50% so với năm 2015 và dự đoán đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 5 tỷ USD. Thị trường quảng cáo trực tuyến cũng được dự đoán sẽ tăng mạnh, đạt trên 950 triệu USD (trong khi đó năm 2016 đạt 390 triệu USD). Ngoài ra, xu thế số hóa sẽ xuất hiện ở tất cả các lĩnh vưc, từ thương mại, thanh toán, vận chuyển, giáo dục…

loai rao can de kinh te so phat trien
Kinh tế số đóng vai trò quan trọng trong thu nhập quốc dân. Ảnh nguồn D.Việt

Cũng theo báo cáo, với 1,7% dân số Việt Nam làm việc trong lĩnh vực kinh tế số, lực lượng này đã tạo ra 5% thu nhập quốc dân. Mức thu nhập bình quân, mức giá trị gia tăng trên mỗi lao động kinh tế số lớn gấp 3 lần trung bình của cả nước. Vì thế, kinh tế số là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Tầm quan trọng của kinh tế số ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam là vậy, tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế hiện Việt Nam đang có sự phân biệt thành phần.

Đề cập đến vấn đề này, theo ông Bùi Quang Ngọc, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, Phó trưởng nhóm công tác kinh tế số (VPSF) cho rằng, mặc dù thời gian qua các nghị quyết của Đảng nói rất mạnh về kinh tế tư nhân, nhưng trong thực tế đối với ngành kinh tế số đã có sự phân biệt thành phần. Cụ thể, một số dự án hạn chế sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân, hoặc nhiều doanh nghiệp nhà nước được trợ giá, tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh.

Đồng quan điểm với ông Ngọc, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn công nghệ CMC, Trưởng nhóm công tác kinh tế số (VPSF) cũng cho rằng, điều quan trọng nhất là phải tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khi tiếp cận các dự án ICT (lĩnh vực công nghệ) trong lĩnh vực sử dụng vốn nhà nước. Ông Chính cũng cho biết, thách thức lớn nhất hiện nay của nền kinh tế số là chưa có cơ chế chính sách cụ thể cho các doanh nghiệp mới theo các mô hình kinh doanh mới, chưa thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh tế số tham gia.

Để phát triển được kinh tế số, theo đại diện của các công ty trong lĩnh vực CNTT, nguồn lực đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế, trong thời gian tới cần tăng chỉ tiêu đào tạo sinh viên ICT và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp số được phát triển tại Việt Nam. Bởi theo báo cáo của Vietnamworks, nhu cầu nhân sự trong ngành CNTT hiện nay đang ở mức cao nhất trong lịch sử. Theo dự báo, đến hết năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực; và đến năm 2020, con số này sẽ lớn hơn nhiều, dự kiến sẽ thiếu khoảng 500.000 nhân lực làm việc trong ngành CNTT.

Trong khi đó, đại diện các doanh nghiệp cũng kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách thuế ưu đãi với ngành phần mềm, với các khu công nghệ cao, các công viên phần mềm mà doanh nghiệp phần mềm triển khai hoạt động. Đồng thời, kiến nghị cho phép các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực công trong một số lĩnh vực theo hình thức hợp tác công tư, giao cho doanh nghiệp tư nhân một số dự án liên quan đến các vấn đề nóng của thành phố như hệ thống thoát nước mưa, nước thải…

Cần loại bỏ phí viễn thông công ích

Bên cạnh việc liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế số, một vấn đề khác cũng được các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT đề cập đó là vấn đề tận thu phí, đặc biệt là phí viễn thông công ích. Ông Bùi Quang Ngọc Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, Bộ Công Thương cần đề nghị Chính phủ nghiên cứu về việc phân tách các ngành nghề kinh tế và không được phép trợ giá chéo và phải bỏ phí viễn thông công ích.

Thực tế hiện nay, doanh nghiệp viễn thông đang phải đóng phí thương quyền vào ngân sách 0,5% trên tổng doanh thu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn phải đóng phí viễn thông công ích là 1,5% doanh thu vào quỹ do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý và sử dụng. Quỹ này không nằm trong ngân sách Nhà nước. “Như vậy đã tạo ra cho doanh nghiệp viễn thông phải chịu “một cổ hai tròng” với tổng phí 2% doanh thu là mức quá lớn”, ông Ngọc bày tỏ.

Đối với lĩnh vực công ích, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng, sau khi đóng đầy đủ các loại thuế và phí theo quy định, thì phí công ích phải là sự tự nguyện. Vì thế, đại diện các doanh nghiệp đều cho rằng, nên bỏ phí viễn thông công ích, vì công ích nhà nước nên làm từ ngân sách nhà nước hoặc các quỹ từ thiện xã hội, không nên bắt các doanh nghiệp tham gia. Bởi internet là hạ tầng kết nối của nền kinh tế số, là cuộc sống kinh tế xã hội, văn hóa ngày nay, đáng lẽ doanh nghiệp phải được hỗ trợ, được khuyến khích thì lại bị “đè” ra để nộp thuế 2% nên đề nghị Bộ Tài chính cần lưu ý vấn đề này.

Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn công nghệ CMC cho rằng, việc phải đóng phí 2% trên tổng doanh thu vào quỹ do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý là vấn đề rất lớn đối với doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập. Vì thế, nó sẽ làm giảm sự cạnh tranh, thậm chí khiến các doanh nghiệp nhỏ lao đao trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. “Bỏ phí viễn thông công ích, tăng sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có như vậy các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp nhỏ mới có cơ hội phát triển và cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp lớn”, ông Chính nhấn mạnh.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng gác lại niềm vui Xuân để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Sẵn sàng gác lại niềm vui Xuân để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

(LĐTĐ) Mặc dù đặc thù công việc ngành y tế có nhiều vất vả, nhưng được sự quan tâm, chăm lo của các cấp chính quyền, chuyên môn và Công đoàn nên các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên ngành Y tế Hà Nội nói chung, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa nói riêng đã được tiếp thêm động lực vượt mọi khó khăn, sẵn sàng gác lại niềm vui xuân, đón Tết để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Quận Thanh Xuân phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Quận Thanh Xuân phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 3/2 (mùng 6 Tết), tại Trường Mầm non Tuổi Hoa (phường Thanh Xuân Bắc), quận Thanh Xuân đã phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025. Dự lễ phát động có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
Tỉnh Nghệ An phát động 'Tết trồng cây" Xuân Ất Tỵ 2025

Tỉnh Nghệ An phát động 'Tết trồng cây" Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết), tỉnh Nghệ An tổ chức lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại Quảng trường Xô viết Nghệ Tĩnh (huyện Hưng Nguyên).
Huyện Chương Mỹ: Trên 91% lao động trở lại làm việc ngày đầu Xuân mới

Huyện Chương Mỹ: Trên 91% lao động trở lại làm việc ngày đầu Xuân mới

(LĐTĐ) Chiều nay (3/2), đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội dẫn đầu đoàn công tác của LĐLĐ Thành phố đã tới thăm, chúc Tết và động viên tinh thần làm việc đầu Xuân mới của cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động huyện Chương Mỹ và Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn.
Lãnh đạo LĐLĐ quận Long Biên thăm, chúc Tết người lao động ngày làm việc đầu Xuân mới

Lãnh đạo LĐLĐ quận Long Biên thăm, chúc Tết người lao động ngày làm việc đầu Xuân mới

(LĐTĐ) Ngày 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 - lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tới thăm, chúc Tết, động viên đoàn viên, cán bộ, nhân viên, người lao động trên địa bàn quận.
Quận Thanh Xuân: Đoàn viên, người lao động phấn khởi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết

Quận Thanh Xuân: Đoàn viên, người lao động phấn khởi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Chiều 3/2, nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cùng đại diện lãnh đạo các Ban của LĐLĐ Thành phố đã đến thăm, kiểm tra và nắm bắt tình hình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tại LĐLĐ quận Thanh Xuân và Công ty Cổ phần Masscom Việt Nam.
Tổ chức lễ hội truyền thống đảm bảo vui tươi, lành mạnh

Tổ chức lễ hội truyền thống đảm bảo vui tươi, lành mạnh

(LĐTĐ) Chiều 3/2, ngày đầu tiên làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình Tết và triển khai nhiệm vụ trọng tâm sau Tết.

Tin khác

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Chuẩn hóa 95% dữ liệu mã số thuế cá nhân với dữ liệu dân cư

Chuẩn hóa 95% dữ liệu mã số thuế cá nhân với dữ liệu dân cư

(LĐTĐ) Liên quan tới việc sử dụng thống nhất mã số thuế với số định danh cá nhân, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp về chia sẻ dữ liệu, truy vấn dữ liệu, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế rà soát, chuẩn hóa thông tin mã số thuế cá nhân.
Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ

Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Sau kỳ nghỉ Tết, tại các chợ dân sinh, siêu thị trên địa bàn Hà Nội, hoạt động kinh doanh đã sôi động trở lại. Trong đó, vấn đề được người tiêu dùng quan tâm đó là giá cả các mặt hàng khá ổn định, nguồn cung dồi dào…
Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết

Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết

Bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, sau Tết và cả năm 2025, Bộ Tài chính sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và thực hiện theo thẩm quyền đồng bộ các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác quản lý giá.
Xem thêm
Phiên bản di động