Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết
Đề nghị Chính phủ tiếp tục có giải pháp kiềm chế lạm phát, bình ổn giá Giải pháp nào để ổn định giá hàng hóa những tháng cuối năm 2024? Giá xăng ngày 24/10 có thể giảm hơn 100 đồng/lít |
Quý I trùng với thời điểm diễn ra nhiều hoạt động lễ hội cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Theo quy luật giá cả một số mặt hàng thiết yếu thường nhích tăng trong các ngày Tết và sau đó dần giảm trở lại bình thường sau Tết.
Như mọi năm từ ngày mùng 3 Tết thị trường đã trở lại nhiều hoạt động mua bán, tiêu dùng hơn do người dân bắt đầu các hoạt động đi chơi ngày Tết, nhu cầu đi lại tăng lên và các trung tâm, địa điểm vui chơi sẽ bắt đầu mở cửa trở lại.
Các bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng giá cao trên địa bàn để chủ động phương án bảo đảm cân đối lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, gây tăng giá đột biến.
![]() |
Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, gây tăng giá đột biến. (Ảnh minh họa) |
Về biện pháp quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2025, Bộ Tài chính cho biết sẽ cùng các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tập trung các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025: Tăng cường công tác quản lý, điều hành giá; chú trọng công tác bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, chủ động công tác dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thực hiện tích cực, hiệu quả các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng và Công điện số 02/CĐ-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng trong nước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Từ đó cần bảo đảm thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, tổ chức tốt các kênh phân phối, chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, khai thác tối đa thị trường trong nước. Phát huy vai trò của các doanh nghiệp đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị tham gia chương trình bình ổn thị trường góp phần bảo đảm nguồn cung, ổn định giá cả trong nước.
Bộ Tài chính cũng kiến nghị các bộ, ngành chủ động theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình kinh tế thế giới và căng thẳng địa chính trị, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước, chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, phấn đấu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2025 theo mục tiêu Quốc hội đề ra.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường: các bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng chế độ báo cáo giá thị trường định kỳ hàng tháng, quý năm và đột xuất.
Tiếp tục rà soát để thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường, thực hiện đánh giá, tính toán kỹ tác động để tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường. Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.
Cùng với đó, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, giúp tăng nguồn cung, từ đó giảm áp lực tăng giá. Tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, để ổn định thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước, góp phần ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh về giá.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới

Tuyển bóng chuyền nam Việt Nam giành ngôi Á quân chặng 2 SEA V.League 2025 đầy ấn tượng

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Hoà Xá: Tặng quà tri ân các gia đình thân nhân liệt sĩ

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Giá xăng dầu hôm nay (21/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ

“Dịu dàng màu nắng” tập 35: Gã chồng vũ phu tìm tới nhà trọ hành hung Thảo, Phong thổ lộ tình cảm với Xuân
Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (21/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ
Thị trường 21/07/2025 08:18

Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ
Thị trường 21/07/2025 07:49

Giá vàng hôm nay (21/7): Vẫn duy trì ở mức cao
Thị trường 21/07/2025 07:48

Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?
Thị trường 20/07/2025 20:57

Giá xăng sẽ tiếp tục giảm trong tuần tới?
Thị trường 20/07/2025 16:34

Thị trường du lịch dịp 2/9: Nhiều tour “cháy” sớm, giá cả ổn định
Thị trường 20/07/2025 15:23

Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ
Thị trường 20/07/2025 07:46

Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước ổn định
Thị trường 20/07/2025 06:28

Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Giá bán USD cao nhất ở mức 26.419 đồng/USD
Thị trường 20/07/2025 06:26

Giá xăng dầu hôm nay (19/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 19/07/2025 07:03