Lĩnh vực giáo dục làm gì để thu hút được người tài?
Đại biểu Quốc hội: Hiến kế chọn hiền tài |
70% giáo viên đứng lớp không có năng khiếu sư phạm
“Ít nhất 70% giáo viên không có năng khiếu sư phạm phải tham gia đứng lớp, giáo viên khá giỏi chỉ đạt 20%, trong khi số lượng học sinh ngày càng lớn. Vì vậy, giáo dục phổ thông không thể nâng lên được mà chỉ dừng lại ở mức nào đó” là thông tin được ông Nguyễn Đình Anh - nguyên Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Nghệ An chia sẻ tại một hội thảo bàn về chất lượng giáo dục phổ thông mới đây.
Con số này khiến các chuyên gia giáo dục và không ít nhà quản lý giáo dục phải giật mình bởi trong bối cảnh số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn được ngành giáo dục – đào tạo thống kê năm sau luôn cao hơn năm trước. Cũng theo ông Nguyễn Đình Anh, đội ngũ giáo viên đã và đang giảng dạy chương trình phổ thông được đào tạo bài bản, có trình độ trên chuẩn. Nhưng dạy học là nghề vừa mang tính khoa học lại vừa đòi hỏi người dạy phải có nghệ thuật, năng khiếu trong giảng dạy.
Giáo viên dạy tiểu học, THCS phải là những người được đào tạo trình độ đại học. Ảnh: P.T |
Còn dẫn chứng về những bất cập trong chế độ đãi ngộ đối với người dạy học ở bậc phổ thông hiện nay, bà Hoàng Thị Tuyết – ĐH Sư phạm TP HCM cho rằng việc trả lương theo thâm niên hiện nay hay chủ trương giáo viên dạy tiểu học dù tốt nghiệp cử nhân, hay thạc sĩ thì cũng bắt đầu hưởng lương trung cấp (1,86) là bất hợp lý và khiến nhà giáo, nhất là giáo viên trẻ mới ra trường bị giảm động lực phấn đấu. Chung quan điểm, ông Trần Trung Ninh -Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (dẫn lại đề tài khoa học cấp nhà nước do nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm) cho biết thêm, mức thu nhập bình quân từ lương và các phụ cấp theo lương của giáo viên thâm niên 13 năm là 3-3,5 triệu đồng/tháng; giáo viên có thâm niên hơn 25 năm lương chỉ 4,1-4,7 triệu đồng/tháng.
Nhưng hiện chỉ có khoảng 50% giáo viên các cấp có thâm niên dạy học từ 13 năm trở lên. Do đó, thu nhập từ lương và phụ cấp theo lương cho giáo viên phổ thông không đáp ứng được nhu cầu cơ bản về đời sống của họ và gia đình, nhất là ở vùng đô thị. Đây là lý do khiến khoảng 40% giáo viên không muốn làm nghề sư phạm nếu được chọn lại ngành nghề.Vì vậy, "Trong lần đổi mới Chương trình phổ thông tổng thể lần này, nếu vấn đề lương và đãi ngộ của giáo viên không được giải quyết thỏa đáng thì dù chương trình và sách giáo khoa có hiện đại và ưu việt cũng sẽ thất bại"-ông Trần Trung Ninh nhận định.
Tuy nhiên, theoGS.TS. Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thì tăng lương cho giáo viên chưa chắc đã giúp tăng được chất lượng giáo dục phổ thông. Bằng chứng là lương giáo viên ở những nước thành công nhất trong giáo dục phổ thông trên thế giới như Phần Lan, Canada, Nhật, Hàn Quốclại không cao hơn một số ngành (chỉ đủ sống trên mức trung bình cộng). Trong khi điều này lại không thuộc về các nước chi mạnh tay cho giáo dục như: Anh, Mỹ hay Đức. Điều này cho thấy nó phụ thuộc vào chính sách thu hút giáo viên.
Theo ông Phạm Hồng Quang - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên), hiện nay, sức hút cạnh tranh của ngành sư phạm còn yếu do không được bổ nhiệm vị trí công tác sau tốt nghiệp.Vì thế, trong khi các trường tư tuyển được giáo viên xuất sắc thì trường công không tuyển được. Thẳng thắn hơn, ông Nguyễn Đình Anh cho rằng, việc tuyển dụng vào ngành sư phạm quá nhiều tiêu cực, không minh bạch, công bằng khiến nhân dân và học sinh chán nản nên không còn người giỏi vào sư phạm. Đó là nguyên nhân thực tế khiến vừa rồi thí sinh không còn nộp hồ sơ vào trường sư phạm nhiều.
Làm gì để có giáo viên giỏi
Ông Nguyễn Đình Anh đề xuất khi tuyển sinh sư phạm thì ngoài kiểm tra kiến thức, cần có kiểm tra năng khiếu sư phạm.Đồng thời, các trường sư phạm không nên chỉ tuyển học sinh THPT mà tuyển sinh cả những sinh viên đã hoàn tất năm 3 hệ cử nhân khoa học có nhu cầu, mong muốn theo ngành sư phạm.“Như vậy, sinh viên chỉ học 1 năm chuyên ngành sư phạm ĐH Sư phạm chỉ đào tạo chuyên ngành sư phạm, việc đào tạo kiến thức chuyên môn do các trường khác đảm trách. Trong lúc học chuyên ngành sư phạm, sinh viên được khuyến khích hoàn tất chương trình cử nhân khoa học của trường thứ nhất đã theo học. Quan trọng hơn, tất cả sinh viên học trường sư phạm phải được cấp học bổng toàn phần, sau khi tốt nghiệp xong phải được bổ nhiệm mà không qua thi tuyển viên chức”- ông Đình Anh phân tích.
Còn để đảm bảo chất lượng giáo viên phổ thông cho chương trình đổi mới, TS. Phạm Văn Hùng (Giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế) đề xuất cần dừng đào tạo cao đẳng hệ sư phạm. Giáo viên dạy tiểu học, THCS phải là những người được đào tạo trình độ đại học. Trong bước quá độ, các trường cao đẳng tập trung đào tạo giáo viên có trình độ cao đẳng dạy mầm non. Bởi theo ông Hùng, hiện chúng ta đang thừa nhiều đại học như vậy thì không nên đào tạo thêm. Chương trình mới phong phú như vậy, nâng tầm như vậy đưa giáo viên cao đẳng sư phạm vào dạy thì khó. Bên cạnh đó, cần khảo sát và phân loại đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên ngoại ngữ. Khẩn trương tổ chức đào tạo và cung cấp cho các trường loại hình giáo viên theo chương trình mới (giáo viên dạy tiếng dân tộc, giáo viên tư vấn hướng nghiệp, giáo viên nghệ thuật (dạy ở cấp THPT), giáo viên dạy ngoại ngữ.
Còn theo GS.TS. Đinh Quang Báo, muốn thu hút người giỏi, giỏi nhất vào sư phạm để đào tạo thành giáo viên giỏi, cần khảo sát, qui hoạch lại số lượng, cơ cấu các loại giáo viên phổ thông để xác định, điều chỉnh cân bằng cung - cầu. Tiếp đó điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm bảo đảm đầu ra có việc làm. Cùng với việc đảm bảo thu nhập của giáo viên phải đủ sống ở mức trung bình khác trong tương quan xã hội sao cho họ toàn tâm, toàn ý, toàn sức cho nghề giáo dục thì cần chú ý đến việc biên chế giáo viên.
Song không chỉ lấy trọng tâm là số người mà trọng tâm là biên chế về chất lượng nghề nghiệp. Theo cách này sẽ tạo được sự cạnh tranh sàng lọc lành mạnh, khách quan. Đo, đánh giá chất lượng bằng chuẩn nghề nghiệp và cạnh tranh của giáo viên là cạnh tranh với chuẩn nghề nghiệp. Đó cũng là cách làm cho chuẩn nghề nghiệp đi vào cuộc sống nhà trường, cuộc sống nghề nghiệp của chính từng giáo viên. Thêm nữa, cùng với “giáo viên giỏi nhất”, một giải pháp đòn bẩy tạo đột biến chất lượng giáo dục Việt Nam là “cán bộ quản lý trường học giỏi nhất”./.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33