-->

Lấy yếu tố con người làm động lực phát triển

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới. Cùng với cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra, nhiều cơ quan, đơn vị vẫn đang tích cực tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm... nhằm góp thêm ý kiến xây dựng dự án Luật quan trọng này, trong đó có Hội Luật gia thành phố Hà Nội.
Xây dựng cơ chế “thử nghiệm có kiểm soát”: Để Hà Nội phát triển bền vững Sửa Luật Thủ đô: Xây dựng tổ chức bộ máy phù hợp với đô thị đặc biệt

Tại hội thảo góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) do Hội Luật gia Hà Nội đã tổ chức đầu tháng 4 mới đây, trao đổi với phóng viên, luật gia Nguyễn Bá Hội, Chi hội trưởng Chi hội Luật gia Viện nghiên cứu đào tạo, quản lý nhìn nhận, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này so với Luật Thủ đô năm 2012 có nhiều tiến bộ, đề cập đến rất nhiều vấn đề một cách toàn diện hơn và chi tiết hơn.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Bá Hội cũng nhìn nhận: Nói là dự thảo Luật đã đề cập đến nhiều vấn đề một cách toàn diện, nhưng trong các điều luật nói chung lại đang đề cập đến mục tiêu và định hướng nhiều hơn là những quy định cụ thể. “Tôi mong muốn trong Luật lần này tất cả các cái điều mà mang tính định hướng sẽ được cụ thể, chi tiết hơn, các thuật ngữ mang tính định tính, không định lượng được thì có thể giảm bớt đi, để đảm bảo cho tính khả thi của Luật”, ông Hội nói.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Bá Hội cũng cho rằng, nên chọn những vấn đề cốt lõi đưa vào luật để làm động lực phát triển Thủ đô thì tốt hơn. Theo ông, muốn xây dựng được Thủ đô văn minh lịch sự, xứng tầm với thế giới thì trước hết phải chú trọng vào công tác giáo dục và đào tạo. Vì chỉ có con người khi đạt được trình độ văn minh, hiện đại và đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay thì mới xây dựng được Thủ đô tốt và đáp ứng được cái nhu cầu, mong muốn đặt ra.

Đồng thời, luật gia Nguyễn Bá Hội cũng nhìn nhận, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải cố gắng xây dựng được cơ chế, chính sách cho khoa học và công nghệ phát triển, vì khoa học công nghệ phát triển là động lực để Thủ đô phát triển. “Chúng ta đang tập trung vào khoa học ứng dụng, đó chỉ là một hướng. Có lẽ Luật lần này cũng nên đề cập đến việc Thủ đô phải tạo động lực đầu tàu trong cả nước về nghiên cứu khoa học cơ bản. Liệu Hà Nội có đảm đương được việc này hay không, hay phải dựa vào Nhà nước là những vấn đề đặt ra”, theo ông Hội.

Lấy yếu tố con người làm động lực phát triển
Hà Nội lấy yếu tố con người là trung tâm của sự phát triển.

Bày tỏ vinh dự là một công dân Thủ đô được tham gia góp ý xây dựng Luật Thủ đô lần này, luật gia Nguyễn Anh Thư, Phó Chủ tịch Hội Luật gia quận Hoàng Mai đánh giá, dự thảo Luật Thủ đô lần này đã kế thừa và phát huy được Pháp lệnh Thủ đô cũng như Luật Thủ đô năm 2012, đã cụ thể hóa được rất nhiều những điểm chung ở trong Luật Thủ đô năm 2012.

“Ở góc độ cá nhân, tôi rất tâm đắc với vấn đề phát triển văn hóa được quy định trong Luật Thủ đô. Tuy nhiên, tôi có một cái góp ý nhỏ là nên làm rõ những khái niệm, tính định tính trong luật, vì Luật cần phải cụ thể hóa và rõ ràng. Tôi ủng hộ quan điểm phát triển văn hóa và cho rằng, khi các địa phương được tạo điều kiện cho phát triển văn hóa, từ đó thúc đẩy thương mại cũng như kinh tế của địa phương phát triển, thì phải có cái sự đóng góp trở lại”, bà Thư góp ý.

Luật gia Nguyễn Vinh Tùng, hội viên Hội Luật gia thành phố Hà Nội cho hay, đọc dự thảo Luật sửa đổi lần này ông nhận thấy có những tiến bộ so với Luật Thủ đô năm 2012 và dự thảo Luật năm 2023, cả về cấu trúc cũng như đề cập đầy đủ các mặt, lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tuy nhiên, ông Tùng cho rằng, trong dự thảo Luật Thủ đô còn chưa được rõ về yếu tố con người là chủ thể và yếu tố linh hồn, biểu tượng của Hà Nội. Vì vậy cần gắn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, với chiến lược con người, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa để Luật Thủ đô có sức sống mạnh hơn. Đồng thời, dự thảo Luật cần nâng cao chất lượng với cách đặt vấn đề mới và những chương, điều mới có tính cụ thể, căn cứ vào thực tế của của Thủ đô để có những biện pháp đồng bộ và quy định vượt trội hơn.

Nhiều ý kiến nhận xét, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này đã quy định một số thẩm quyền đặc thù cho Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố thuộc thành phố Hà Nội, đảm bảo quyền chủ động, linh hoạt cho HĐND, UBND; đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo quản trị đô thị mới có chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt.

Góp ý nội dung này, Chi hội Luật gia phường Giảng Võ, quận Ba Đình cho rằng, theo Điều 11 và Điều 12 dự thảo Luật Thủ đô thì tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của quận, thị xã và thành phố thuộc Thành phố hoàn toàn như nhau. Tuy nhiên có một vài vấn đề cần được làm rõ như: Thành phố thuộc Thành phố, thị xã và quận có phải cùng cấp chính quyền là cấp quận không, nếu cùng là cấp quận thì ý nghĩa của việc lập thành phố thuộc Thành phố như thế nào, nếu không phải thì chính quyền thành phố thuộc Thành phố có là một cấp không? HĐND và UBND thành phố thuộc Thành phố có quyền hạn, nhiệm vụ gì khác với HĐND và UBND cấp quận, thị xã không...

Về số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, dự thảo Luật quy định “Thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu HĐND Thành phố” (theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và thực tế hiện nay, số lượng đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đang là 95 đại biểu).

Theo Chi hội Luật gia phường Giảng Võ, con số này so với bình quân cả nước còn khá thấp. Hiện tại dân số Thủ đô đang tiếp tục gia tăng từ cả 2 nguồn là gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học, dự báo dân số Hà Nội cao hơn so với quy hoạch đã định (quy hoạch điều chỉnh đến năm 2030 đạt khoảng 11 triệu người và đến năm 2050 khoảng 14 triệu người). Như vậy, tỷ lệ giữa số lượng đại biểu HĐND so với dân số Thủ đô đang mất sự cân đối, để đảm bảo tính hiệu quả của công tác quản lý địa phương thì cần phải xem xét và điều chỉnh số lượng đại biểu HĐND phù hợp với thực tế của Thành phố.

Với những quy định cụ thể trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này, các luật gia cũng cho rằng, chắc chắn sau khi Luật có hiệu lực thi hành, chính quyền các quận, huyện và chính quyền thành phố trực thuộc thành phố Hà Nội cũng như các xã, phường, thị trấn sẽ được tăng thêm các thẩm quyền và thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Luật gia Lê Trung Đức, Chủ tịch Hội Luật gia quận Tây Hồ cho hay, chúng tôi nhất trí và chỉ tham gia bổ sung thêm và làm rõ thêm về tổ chức chính quyền tại Thủ đô. Cụ thể, tại Chương 2 về tổ chức chính quyền đô thị, cần quy định phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã ban hành. Tại Chương 3 về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, cần quy định rõ từng mục, chia ra làm 4 mục, sắp xếp, bố trí từ điều 17 đến điều 33 vào 4 mục này, gồm: Mục 1 - Xây dựng Thủ đô; Mục 2 - Phát triển Thủ đô; Mục 3 - Quản lý Thủ đô; Mục 4 - Bảo vệ Thủ đô.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trong việc bám sát chủ đề hoạt động năm 2025, trong quý I/2025, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng và thiết thực, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; đồng thời thúc đẩy các phong trào thi đua và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Công an đã bắt được Bùi Đình Khánh - đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, khi đang lẩn trốn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Với sự quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường, Công đoàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên.

Tin khác

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Việc lập quy hoạch trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch đê điều và các quy hoạch khác có liên quan.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Chiều 24/3, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024: Cơ sở khoa học và thực tiễn".
Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Thành phố thông minh, bền vững sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu này, Thủ đô Hà Nội đang từng bước hoàn thiện các tiền đề để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc; đến năm 2050, trở thành đô thị toàn cầu, nơi người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.
Xem thêm
Phiên bản di động