-->

Lật tẩy mánh lới con buôn chuyên thu mua, giết mổ lợn ốm chết

Lẽ thường, bất kỳ kinh doanh mặt hàng gì cũng đều phải có bí quyết mới tồn tại và thu được lợi nhuận. Song trong giới buôn bán lợn thải, ốm chết này có những mánh lới làm ăn “ngầm” chỉ riêng người trong đường dây mới biết.

Liên minh “ma quỷ”

Vì đã tạo được niềm tin là khách hàng tiềm năng, nhiều “ông trùm” mà chúng tôi gặp đã “cắn câu” và sẵn sàng chia sẻ hết mánh lới của mình.

Theo những chủ lò mổ này, hầu hết thịt lợn được đưa vào công ty, khu công nghiệp có đông công nhân thì chẳng bao giờ được tươi ngon hoàn toàn cả. Không phải thịt loại thì cũng là thịt bị bơm nước, thịt lợn thải và ốm chết. Và để làm ăn trót lọt, cần phải có mối liên kết ngầm giữa người bán thịt, đầu mối nhập hàng và đội ngũ “hậu cần” của công ty.

Kể về thủ thuật “phù phép”, “thay tên đổi họ” cho những con lợn thải, ốm chết, Viện “lò mổ” ở Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên chia sẻ: “Nếu như mình đưa thịt chất lượng vào công ty thì lời lãi chẳng là bao. Thay vào đó, mình lấy hàng xấu, thêm cái nọ, bớt cái kia, mà nói thẳng ra là mua lợn chết về mổ. Bỏ bớt thịt ngon ra, pha thịt lợn chết vào theo tỉ lệ bảy phần chết ba phần tươi hoặc có thể linh động tuỳ theo thời tiết. Cứ làm như vậy, theo giá thịt lợn hiện nay thì mỗi kg thịt lợn cũng kiếm thêm từ khoảng 20-30 nghìn đồng. Mỗi lần, công ty bao giờ cũng lấy từ  2 - 3 tạ trở lên thế nên lời lãi không phải là ít”.

Viện “lò mổ”

56630

Thấy chúng tôi nghi ngại về việc làm thế nào để qua mặt được bảo vệ, đầu bếp của công ty, Viện bật mí: “Cần có sự móc nối bắt tay với đầu bếp và bảo vệ của công ty. Mỗi tháng chi cho bảo vệ một khoản, đầu bếp một khoản gọi là tiền nước nôi nhưng thực chất là tiền mua chuộc. Có bắt tay với họ mới mong thịt của mình lọt được vào, tôi cũng làm như thế mới đưa được thịt vào đấy”.

Cũng theo Viện, nếu như một tuần chỉ lấy thịt lợn chết một lần thì quá đơn giản, đúng cách mà các mối khác vẫn thường hợp tác với anh ta. Theo đó, hàng tuần, vợ chồng Viện sẽ có nhiệm vụ đi thu gom thịt lợn chết. Sau đó mổ, lọc thịt rồi bỏ vào tủ đông, đợi khách điện thoại, Viện cho người đưa lên công ty.

Nói rồi, Viện khẳng định chắc nịch: “Anh cứ yên tâm, nhà em có cái tủ chứa được hàng tấn thịt. Bất kể khi nào anh cần hàng, cứ điện trước em sẽ cho người chở lên”.

Không dừng lại ở đó, Viện “lò mổ” còn tư vấn cho chúng tôi một loại thịt lợn khác đó là lợn “bột”. Theo Viện giải thích thì lợn “bột” là loại lợn thải, lợn gãy chân, và được bơm nước trước khi thịt. Với những con đang ngắc ngoải, người ta sẽ bơm nước vào động mạch. Với những lợn sề, dai và thịt đen, người ta cũng bơm nước vào cho thịt trắng và mềm. Dĩ nhiên làm như vậy đầu bếp có thể nghi ngờ khi thấy lợn ra nhiều nước, nhưng người ăn thì không thể phát hiện được. Viện cho hay: “Trước đây, mỗi con lợn bọn em bơm  khoảng 20kg nước. Nhưng bơm nhiều quá, khi thái thịt, nước trong thớ thịt cứ chảy ra nên cũng hãi. Bây giờ, em không dám tham như thế , mỗi lần bơm chỉ  bơm 10kg nước thôi, bơm như thế là vừa và không bị lộ”.

Ngoài ra, qua những ông chủ chuyên thu gom và mổ lợn, tôi được biết có một loại thịt nữa, đó là thịt lợn giả bò. Viện chỉ thông thạo về thịt lợn chết, thịt lợn bột chứ chưa chuyên nghiệp trong việc biến thịt lợn giống hệt thịt bò. Song nếu như tôi muốn hợp tác làm ăn với Viện, anh ta vẫn có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tôi từ lợn thải, lợn chết, cho đến lợn giả bò.

Diện kiến “ông trùm” thực sự

Qua câu chuyện của các chân rết, chủ lò mổ như Viện “lò mổ”, vợ chồng Dân – Hái, Thỉnh “lợn thải”, Dũng “lợn chết”… chúng tôi biết được rằng, “ông trùm” thực sự là Hoàng Văn Lăng (khoảng 30 tuổi), trú tại xã Nhân Hoà, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Nói vậy là bởi, tất cả những chủ lò mổ trên đều có quy mô hoạt động không đáng gì so với Lăng. Mỗi khi khách cần nhiều thịt “bẩn”, một số chủ lò mổ vẫn thường phải tìm đến Lăng xin “viện trợ”, cũng như nhờ Lăng san sẻ cho mối  và mánh khóe làm ăn.

Tiếp tôi tại nhà riêng, Lăng bảo: “Tôi nối nghiệp cha làm nghề này được 5 năm rồi. Làng này có truyền thống buôn lợn thải, lợn chết từ nhiều năm nay, nhiều người trở thành đại gia là nhờ cái nghề này. Bởi thế làng có tên gọi khác là làng buôn lợn chết, hay còn gọi là làng triệu phú lợn chết”. Đưa ánh mắt nhìn chúng tôi một lượt từ đầu xuống chân, Lăng tự hào, khoe “chiến công” và kinh nghiệm của mình trong việc tuồn lợn chết vào công ty, việc “phù phép” thịt lợn sề giống thịt bò đến 90%, và chạy giấy chứng nhận kiểm dịch.

Lăng kể: “Một vài năm trước, tôi là người cung ứng thịt lợn chết vào Công ty S.S. ở Bắc Ninh. Trong quá trình tuồn hàng vào, tôi đã làm theo đúng luật của dân buôn là móc nối với người trong công ty và trả tiền cho họ đàng hoàng. Đang làm ăn ngon lành, tôi bị đối thủ cạnh tranh chơi xấu, hất ra ngoài bằng cách đem chuyện tuồn thịt lợn chết vào nhà bếp nói với lãnh đạo công ty. Thế là tôi mất luôn mối làm ăn này”.

Việc tuồn thịt lợn chết vào các công ty đã giúp Lăng có được một khoản vốn kha khá. Có vốn, anh ta không làm công việc này nữa mà giới thiệu cho bạn bè làm. Bây giờ, anh ta thuê người đi gom lợn về cho mình, và trở thành điểm thu gom lớn nhất vùng. Anh ta có chi nhánh thu gom ở nhiều tỉnh thành từ Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định đến Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh.

Đầu mối của Lăng thu gom tất cả các loại lợn thải, lợn chết, nếu ai muốn mua loại nào Lăng sẽ cung cấp loại đó. Nhưng điều mà ông chủ trẻ này tâm đắc nhất vẫn là việc làm giả thịt bò .

Theo đó, những con lợn sề khoẻ mạnh được anh ta mua về, mổ, lọc thịt rồi cắt theo thớ giống như những bắp bò thâm đen. Để làm ra loại thịt này, sau khi lọc mỡ cẩn thận, sẽ nhúng thịt vào chậu tiết cho thêm đen. “Mỗi con lợn sề khoảng 3 tạ (mua 45 nghìn đồng/kg) có thể cho ra 70kg thịt giả bò (bán 110 nghìn đồng/kg). Số thịt còn lại sẽ được bán cho các đầu nậu chuyên thu gom để tẩy trắng rồi đưa vào các công ty. Ngày nào cũng vậy, cứ vào khoảng 23h đêm là tôi bắt đầu mổ lợn, trung bình mổ 10 con/đêm. Số lượng lợn phụ thuộc vào yêu cầu của người lấy thịt giả bò” – Lăng cho biết.

Khi biết chúng tôi có ý định làm đầu mối tiêu thụ thịt giả bò, Lăng tỏ ra thích thú và khoe rằng: Đội ngũ lấy thịt giả bò của anh rất nhiều vì mặt hàng này thu lợi lớn. Mỗi cân thịt này, Lăng bán ra với giá 110 nghìn đồng, người ta lấy và bán ra thị trường với giá 200 nghìn đồng. Giả dụ như có khách nào biết là thịt lợn thì họ cũng mua với giá 170 nghìn/kg”. Cứ như vậy, mỗi đêm Lăng xuất ra gần 1 tấn thịt lợn giả bò, được các lái buôn tung ra thị trường và nhập vào bếp ăn các công ty.

Thâm nhập đường dây tiêu thụ thịt lợn giả bò này chúng tôi được biết thêm vợ chồng Phúc, ở cùng thôn với Lăng. Phúc là người cung ứng thịt lợn giả bò chuyên nghiệp. Thị trường của anh ta là các quán ăn, các công ty dọc theo tuyến đường Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, còn thị trường của vợ anh ta là Bắc Ninh, Hà Nội,… Bởi vậy mà dân kinh doanh lợn sề lợn chết nơi đây mới dám khẳng định trên 80 % các quán ăn ven đường ở thành thị bao gồm cả Hà Nội đều “treo thịt bò nhưng bán thịt lợn”.

Chứng kiến cảnh các ông chủ chuyên thu gom lợn thải, lợn chết tuồn ra thị trường, chúng tôi ai nấy đều cảm thấy rùng mình, ghê sợ. Chỉ vì lợi nhuận trước mắt, những  “đồ tể bất nhân” ấy bất chấp mọi thứ, dùng mánh khóe để bịp bợm kiếm lời. Chỉ khổ những người tiêu dùng khi “tiền mất tật mang”…

Kỳ cuối: Ẩn họa khôn lường từ thịt lợn “bẩn”

Nguyễn Nghĩa – Ngô Hùng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

(LĐTĐ) Năm 2025 các đội kiểm tra liên ngành 178 của thành phố Hà Nội và các cấp sẽ tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Thường Tín đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, trên các cầu vượt dành cho người đi bộ xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tụ tập, ca hát, ăn uống gây mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự. Trước thực trạng trên, lãnh đạo phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chỉ đạo Đội Cảnh sát phản ứng nhanh, ngoài công tác tuần tra kiểm soát, tuyên truyền, giải tỏa, xử lý các điểm vi phạm.
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

(LĐTĐ) Đêm 24/12, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép trên địa bàn.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Xem thêm
Phiên bản di động