-->

Làng nghề bún Phú Đô: “Trung tâm” bún của Thủ đô

(LĐTĐ) Làng bún Phú Đô (phường Phú Đô, Nam Từ Liêm) từ lâu đã rất nổi tiếng với món bún, được giao đi khắp các chợ và nhà hàng trong nội thành. Thời gian tới, để duy trì và phát triển làng nghề kết hợp với du lịch, UBND quận Nam Từ Liêm sẽ đầu tư xây dựng Khu Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng bún Phú Đô.
lang nghe bun phu do trung tam bun cua thu do Bún Phú Đô, nét tinh hoa ẩm thực đất Hà Thành

Năm 2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, “Bún Phú Đô” đã chính thức trở thành thương hiệu được Cục sở hữu trí tuệ thành phố Hà Nội công nhận. Đến nay, làng nghề truyền thống Phú Đô có khoảng 400 hộ sản xuất kinh doanh bún, cung cấp ra thị trường gần 60 tấn bún mỗi ngày.

Tìm về làng bún Phú đô, không ai không biết gia đình ông Nguyễn Tiến Tín, bà Trần Thị Thảo đã có truyền thống làm bún 3 đời. Mỗi ngày ông bà làm ra 7 tạ bún các loại, xuất đi các nhà hàng, quán ăn, hàng xóm đến lấy về bán lẻ, còn lại mỗi ngày bà Thảo đem 100kg ra chợ Phú Đô bán. Làm ra một khối lượng bún không nhỏ nhưng gia đình ông Tín, bà Thảo không thuê nhiều nhân công về làm như những hộ gia đình khác mà huy động cả gia đình, con dâu, con rể cùng làm bún. Mỗi người chuyên môn hoá một khâu, người nhào, người vắt bột, người giao bún, người bán bún.

lang nghe bun phu do trung tam bun cua thu do
Gia đình bà Thảo đang làm bún

Theo ông Tín, cứ 1kg gạo chỉ cho ra được 2,3-2,5 kg bún và mất rất nhiều công đoạn. Chọn gạo là bước đầu tiên và quan trọng nhất, quyết định đến 90% chất lượng bún. Gạo làm bún phải là thứ gạo tẻ dẻo cơm. Gạo rửa sạch sẽ ngâm trong 24 giờ với nhiệt độ 40 - 45 độ để nở ra trước khi xay, sau đó cho vào bể ngâm trong 48 giờ chờ lên men. Sau khi tinh bột lắng xuống, sẽ được bọc vào túi để ép, hồ hoá rồi đổ vào máy nấu thành bún. Ông Tín cho biết: “Để làm được một mẻ bún có chất lượng phải mất 2 ngày làm hàng rồi sáng phải dậy từ 2-3 giờ sáng để kịp cho mẻ bún đầu tiên trong ngày. Làm xong bún lại đi giao bún và bán bún đến chiều tối nên rất vất vả.

Dù sản xuất nhiều nhưng lời lãi cũng chỉ đủ ăn bởi làm bún không chỉ có một người mà cần nhiều người khoẻ mạnh, dẻo dai. Chưa kể những hôm không bán được hàng chỉ có cách đổ đi vì bún sạch nếu chỉ có bột gạo thì chỉ để được tối đa một ngày. Làm nghề dù mệt mỏi, nặng nhọc, lời lãi không nhiều nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm giữ nghề cha ông để lại”.

Thế mới thấy người dân làng bún Phú Đô đã trải qua bao khó khăn, thăng trầm để đưa sợi bún từ làng lên phố và nức tiếng gần xa như ngày hôm nay. Vất vả là vậy, gia đình ông Tín, bà Thảo cũng như nhiều gia đình trong làng cứ mong mỏi việc xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề Bún Phú Đô để có cơ hội quảng bá và phát triển nghề. Việc xây dựng trung tâm này nằm trong Đề án số 157/ĐA-UBND ngày 03/6/2016 của quận Nam Từ Liêm về phát triển làng nghề Bún Phú Đô giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, việc xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề Bún Phú Đô vẫn đang tồn tại một số vướng mắc. Theo lãnh đạo quận Nam Từ Liêm, thứ nhất, vị trí để xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề Bún Phú Đô cần có diện tích để có thể quy hoạch các khu vực riêng biệt như: Khu sản xuất và giới thiệu nghệ thuật nghề truyền thống; Khu vực kinh doanh, phục vụ nhu cầu ăn uống của khách; Khu vực văn phòng, trụ sở của Câu lạc bộ Bún Phú Đô; Khu vực nhà vệ sinh công cộng; Khu vực bãi đỗ xe.

Vị trí cũng yêu cầu phải thuận lợi cho việc giao dịch, tham quan và buôn bán, thuận tiện về giao thông, đường vào dễ dàng cho xe (ô tô 45 chỗ) và du khách. Do vậy, để tìm một vị trí thích hợp đáp ứng các mục tiêu trên là rất khó khăn trong quá trình đô thị hoá như hiện nay, nhất là đối với phường Phú Đô, khi diện tích đất phần lớn đã được quy hoạch vào các dự án của quận cũng như Thành phố. Các phòng, ban, ngành của quận phối hợp với UBND phường Phú Đô đã tiến hành rà soát nhiều lần nhưng chưa tìm được vị trí thích hợp đáp ứng được yêu cầu nêu trên.

Dự kiến trong năm 2019 sẽ phê duyệt được dự án và triển khai việc kêu gọi xã hội hoá đầu tư. Nếu thuận lợi, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2020. Hy vọng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội của Thủ đô và đất nước, Phú Đô sẽ trở thành một vùng đô thị văn minh giàu đẹp và hiện đại kiểu mẫu trong tương lai.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động