-->

Làm sao thoát cảnh nhân công giá rẻ?

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang tăng trưởng nhanh với gần nửa triệu lao động (LĐ), chiếm giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, ở góc độ người lao động (NLĐ), LĐ Việt Nam chủ yếu tham gia vào khâu lắp ráp, thực hiện các công việc giản đơn - chuỗi lao động thấp nhất trong giá trị của ngành điện tử.
tin nhap 20160930103644
Xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo cơ chế thị trường

Đó là nội dung trọng yếu của Thông tư số 01/2015/TT-BXD hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ Xây dựng vừa ban hành. Theo đó, đơn giá nhân công sử dụng để xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng… để cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở xác định giá gói thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đấu thầu và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Tăng nhanh số lượng, nhưng chỉ là lao động giản đơn

Tại cuộc đối thoại chính sách cấp cao 3 bên giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổng LĐLĐVN ngày 29.9 về việc tối ưu hóa phát triển và tác động việc làm của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới ngành điện tử Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đã và đang là thành viên tham gia cuộc chơi của các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương, ông Rene Robert – đại diện ILO DWT-Bangkok cho biết: Kết quả nghiên cứu tại 17 doanh nghiệp (DN) nước ngoài và 3 DN trong nước cho thấy: Số lượng công nhân ngành điện tử Việt Nam đã tăng hơn 7 lần, từ 46.000 vào năm 2005 lên 327.000 vào năm 2013 (chiếm 6% số việc làm trong ngành sản xuất).

tin nhap 20160930103644
LĐ ngành điện tử Việt Nam chủ yếu vẫn là LĐ thủ công, tham gia vào công đoạn lắp ráp, giản đơn.

“Mặc dù tăng nhanh về số lượng, nhưng chất lượng LĐ ngành điện tử vẫn chưa được cải thiện” - ông Rene Robert cho biết. Chủ yếu là LĐ trong ngành kỹ năng thấp, thực hiện công việc giản đơn là lắp ráp hàng loạt. Ngành sản xuất có đặc điểm “sản xuất khối lượng lớn nhưng ít công đoạn tổng hợp”, có chu kỳ cao điểm sản xuất dẫn đến thời giờ làm thêm quá tải (hơn 300 giờ/năm). Thực tế khảo sát cho thấy, lương, trợ cấp và phụ cấp ngoài giờ của LĐ trong ngành thường vượt quá lương cơ bản vì mức lương cơ bản ngành điện tử vẫn thấp.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những rủi ro thường gặp là LĐ ngành điện tử làm việc trong môi trường dung môi độc hại, hơi hóa chất, tiếng ồn, tư thế làm việc không thay đổi, dễ bị mỏi mắt. Đáng chú ý là có tới 79% LĐ ngành điện tử là công nhân nữ và độ tuổi đều còn trẻ. “Từ góc độ các rủi ro về xã hội, những phần việc lặp đi lặp lại và thường xuyên làm thêm giờ dẫn đến phần lớn LĐ thiếu thời gian chăm sóc gia đình” - ông Rene Robert cho biết.

Từ góc độ là tổ chức đại diện cho NLĐ, ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN chia sẻ thêm: Nhìn bề ngoài công nhân ngành điện tử làm việc trong môi trường rất sạch sẽ, nhưng người LĐ chịu nhiều áp lực về thời giờ làm việc, làm việc trong điều kiện căng thẳng, tiếp xúc với nhiều chi tiết nhỏ. Sau giờ làm việc, người LĐ ra về có khi còn mỏi mệt hơn LĐ làm việc cơ bắp. Cũng vì thế nên thời gian LĐ làm việc trong ngành điện tử thường chỉ kéo dài khoảng 10 năm (từ 20-30 tuổi), ít người gắn bó được dài hơn.

Thách thức nâng cao tay nghề và chất lượng LĐ

Đồng thuận với quan điểm của ông Vũ Tiến Lộc, ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cũng cho rằng: Tuy ngành điện tử phát triển mạnh, nhưng các DN điện tử trong nước ngày càng ít đi, thay vào đó là những DN nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, sử dụng LĐ giá rẻ của Việt Nam và LĐ Việt Nam chấp nhận đi làm thuê với những công việc giản đơn, lặp đi lặp lại.

Khẳng định những đóng góp của ngành điện tử trong quá trình hội nhập, tạo ra nửa triệu việc làm ở Việt Nam, đặc biệt là đóng góp nhiều cho xuất khẩu, góp phần đưa thương hiệu “made in Việt Nam” ra thế giới, tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cũng thừa nhận thực tế: LĐ ngành điện tử chủ yếu vẫn là LĐ thủ công, tham gia vào công đoạn lắp ráp, giản đơn. “Lực lượng LĐ Việt Nam tham gia vào xuất khẩu nhưng tay nghề thấp nhất, đóng góp thấp nhất và giá trị gia tăng thấp nhất”- ông Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Vì vậy, theo ông Vũ Tiến Lộc: Nếu xem xét đến việc làm bền vững trong ngành điện tử thì cần phải có ngành công nghiệp phát triển bền vững và đương nhiên, chất lượng LĐ trong ngành này phải được nâng lên. Giải pháp được đề xuất đến ở đây là hệ thống cơ sở dạy nghề phải được nâng lên, có những cải cách đáng kể để đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đi liền với đó là phải phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp nội địa của Việt Nam, chứ không phải LĐ Việt Nam đi làm thuê cho DN nước ngoài như hiện nay.

Đồng thuận với quan điểm của ông Vũ Tiến Lộc, ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cũng cho rằng: Tuy ngành điện tử phát triển mạnh, nhưng các DN điện tử trong nước ngày càng ít đi, thay vào đó là những DN nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, sử dụng LĐ giá rẻ của Việt Nam và LĐ Việt Nam chấp nhận đi làm thuê với những công việc giản đơn, lặp đi lặp lại.

“Thu nhập của công nhân Công ty Samsung hiện khoảng hơn 7 triệu đồng, nhưng ở một số DN ngành nghề khác cũng đã hơn 6 triệu đồng. Như vậy, lương LĐ ngành này cũng chưa cao”- Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính khẳng định. Vì vậy, ông Chính cho rằng: Thách thức đặt ra hiện nay là Việt Nam cần phải nâng cao trình độ tay nghề của NLĐ thông qua đào tạo, để từ đó tăng giá trị LĐ. Thực tế hiện nay là DN tự tuyển LĐ rồi tự đào tạo, nhưng xuất phát điểm tay nghề thấp thì đào tạo cũng thấp. Trong khi đó, quá trình hội nhập, sẽ có những đòi hỏi cao hơn về tiêu chuẩn LĐ, việc tuân thủ pháp luật. Do đó, để tạo sự phát triển bền vững cho ngành điện tử, không có cách nào khác là NLĐ phải được cải thiện, nâng cao về chất lượng tay nghề.

“Trách nhiệm của ngưởi sử dụng LĐ là phải đào tạo tay nghề và có chính sách nâng cao tay nghề, nâng bậc thợ cho NLĐ. Tuy nhiên, người sử dụng LĐ ít quan tâm đến nâng cao tay nghề cho NLĐ. Vì vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng LĐ, cũng cần có những chính sách cải thiện điều kiện làm việc để NLĐ gắn bó lâu dài hơn với DN, chứ không chỉ làm 5-10 năm rồi phải chuyển việc khác”- ông Chính nhấn mạnh.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng ngày 24/1 Công đoàn Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Tối 24/1, lãnh đạo huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam 2 (đóng tại xóm 6, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.

Tin khác

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

(LĐTĐ) Vừa qua, trong chương trình Tết sum vầy, Công ty CP May Minh Anh - Đô Lương (Nghệ An) đã trao tặng tiền mặt và các phần quà cho người lao động với số tiền 2 tỷ đồng.
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các địa phương theo dõi, nắm tình hình để bảo đảm người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng, cũng như bố trí nghỉ Tết đúng chế độ theo quy định...
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán không chỉ là một dịp đánh dấu sự khởi đầu mới mà còn là thời điểm để các doanh nghiệp tri ân người lao động sau một năm vất vả. Tuy nhiên, quà Tết có chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không luôn là điều khiến nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ giải đáp rõ ràng vấn đề này dựa trên quy định hiện hành, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách tính thuế từ quà Tết.
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

(LĐTĐ) Chụp ảnh Tết đang trở thành xu hướng phổ biến, kéo theo sự nhộn nhịp của các dịch vụ đi kèm như chụp ảnh và trang điểm. Không khí rộn ràng này góp phần tô điểm sắc xuân trên khắp phố phường Hà Nội.
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất là trên 1,9 tỷ đồng thuộc vị trí quản lý cấp cao của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

(LĐTĐ) Thông tin về việc thực hiện các chính sách tiền lương, quan hệ lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, trong năm 2024, các cơ chế, chính sách về lao động, tiền lương tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, trong đó tập trung vào thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách tiền lương trong doanh nghiệp.
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, hiện nay, cả nước thực hiện trợ cấp xã hội cho hơn 3,8 triệu người (chiếm 3,8% tổng dân số), với tổng ngân sách chi trả trợ cấp xã hội khoảng 32 nghìn tỷ đồng/năm.
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

(LĐTĐ) Qua thống kê từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Trong năm 2025, ngoài 11 ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, người lao động sẽ có thêm 11 ngày nghỉ bù, nghỉ liên tiếp do rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, hoán đổi ngày làm việc, tổng cộng có 22 ngày nghỉ.
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

(LĐTĐ) Phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các thành phố Hà Nội và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, so với nam giới, họ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn về nơi đến, công việc và cuộc sống gia đình. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người lao động nhập cư ở các khu nhà trọ xung quanh khu công nghiệp luôn được quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động