Kỳ vọng khơi thông cửa ngõ phía Tây Hà Nội từ dự án nghìn tỷ
Quốc lộ 6 đi qua bốn tỉnh và thành phố là Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên, tổng chiều dài 478 km. Đây được coi là "xương sống" nối Thủ đô với các tỉnh Tây Bắc. Tuy nhiên, lòng đường hiện trạng của đoạn tuyến mới chỉ đủ chỗ cho hai làn ô tô ngược chiều, xe máy, xe đạp phải luồn lách tìm kẽ hở lưu thông; vỉa hè trên tuyến không đồng bộ.
Cùng đó, mặt đường đã xuống cấp nặng nề trên nhiều đoạn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, đồng thời làm chậm sự phát triển của các địa phương dọc tuyến đường.
![]() |
Các đơn vị triển khai thi công dự án nâng cấp Quốc lộ 6. Ảnh: Đinh Luyện |
Nhằm mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thông và từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông Thủ đô theo quy hoạch, Thành phố quyết định mở rộng Quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai. Đây là dự án có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần hoàn chỉnh trục đường hướng tâm, kết nối với Quốc lộ 21B, đường mòn Hồ Chí Minh, đường Vành đai 4…
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai nhằm từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông khung theo quy hoạch, tạo nên một trục giao thông đô thị hoàn chỉnh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ, quận Hà Đông và các địa phương lân cận.
Về quy mô dự án, theo đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, dự án sẽ đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai theo quy hoạch với chiều dài khoảng 21,70km; điểm đầu Km14+00 địa phận Ba La, quận Hà Đông và điểm cuối Km38+00, kết thúc thị trấn Xuân Mai, tiếp giáp với huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Mặt cắt ngang tuyến đường từ 50-60m, trên tuyến có 7 cầu đường bộ và 1 cống hộp xây mới. Trên tuyến có 4 nút giao chính, các nút giao khác mức theo quy hoạch với Quốc lộ 21, đường trục Bắc - Nam và Vành đai 4 sẽ thực hiện theo các dự án riêng. Tổng mức đầu tư dự án là trên 8.112 tỷ đồng, tiến độ thực hiện dự án từ 2022 - 2027.
Theo tìm hiểu, hiện Chủ đầu tư đang tích cực phối hợp với quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng để dự án triển khai đúng kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng
Tin khác

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông
Giao thông 21/07/2025 15:53

Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Giao thông 21/07/2025 13:47

Chưa quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng để chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện ở Hà Nội
Giao thông 19/07/2025 17:01

Hà Nội chỉ đạo khẩn trương triển khai các dự án đường sắt đô thị khởi công năm 2025
Giao thông 19/07/2025 16:57

Ráp nối, điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM hợp nhất
Giao thông 19/07/2025 16:56

Sợ trượt, rất nhiều thí sinh xin lùi lịch thi giấy phép lái xe
Giao thông 19/07/2025 14:17

TP.HCM: Khẩn trương giải quyết hồ sơ sát hạch lái xe cho người dân
Giao thông 19/07/2025 12:54

Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5
Giao thông 18/07/2025 20:21

Tiến độ khởi công 2 tuyến metro của Hà Nội trong năm 2025
Giao thông 18/07/2025 20:21

Các tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ xây hơn 100 khu tái định cư phục vụ đường sắt tốc độ cao
Giao thông 18/07/2025 18:51