-->

Ký ức về những phố “Hàng” trong lòng người Hà Nội

Cứ vào mỗi dịp lễ Tết, các cửa hàng trong khu Phố cổ đều treo đèn kết hoa lộng lẫy, làm xao xuyến lòng người. Đó là chưa kể đến các phiên chợ, phố cổ có rất nhiều chợ: Chợ Đông, chợ Tây… đặc biệt là những phiên chợ ở đầu phố Hàng Đào, vào mùng 1, mùng 6 (âm lịch) hàng tháng…
Tọa đàm trực tuyến nâng cao văn hóa cơ sở, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh Chất thanh lịch của người Hà Nội

Những phố “Hàng” xưa

Nói đến “Phố cổ” khá nhiều nước trên thế giới cả phương Đông lẫn phương Tây đều có, song những phố mang tên “Hàng” nằm trong lòng phố cổ có lẽ chỉ duy nhất có ở Thăng Long - Hà Nội. Bởi vậy mà với người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung đều thuộc nằm lòng những câu ca dao: “Rủ nhau chơi khắp long thành; Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai; Hàng Thùng, Hàng Bạc, Hàng Gai; Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay…”

Ký ức về những phố “Hàng” trong lòng người Hà Nội
Phố Hàng Đào với nhịp sống sôi động hiện nay. (Ảnh: K.Tiến)

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, cho biết, theo Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long, con số “Ba sáu” phố phường có lẽ chỉ là số tượng trưng như điệu hát cửa đình 36 giọng, trong Binh thư 36 chước, đánh cờ 36 nước, chứ thực ra Hà Nội có gần 80 chữ Hàng tên phố, đến nay mới mất đi gần 20 chữ. Từ thế kỷ 17, Thăng Long đã là nơi buôn bán sầm uất.

Nhiều thương nhân Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha nhất là Hoa Kiều đã mở cửa hàng buôn bán và tiệm cao lâu tại nơi này. Hay như phường Diên Hưng (khu vực Hàng Ngang ngày nay) cũng là nơi buôn bán đông đúc. Thời điểm ấy, những cửa hiệu buôn bán hay sản xuất hàng thủ công chen vai sát vách nhau tạo thành những dãy phố. Mỗi phố bán một mặt hàng hoặc hành một nghề riêng biệt, và người ta lấy luôn tên sản phẩm để đặt tên cho phố như Hàng Thùng, Hàng Đũa, Hàng Chiếu, Hàng Bạc, Hàng Đồng, Hàng Điếu… Trong mỗi phường lại bao gồm nhiều phố, như phường Đông Các có phố Hàng Bạc, Hàng Giấy, Hàng Mắm…

Còn những thương nhân và các giáo sĩ sang truyền đạo ở Thăng Long cho biết, thợ thủ công cũng như thương nhân sống trong tất cả các phố phường. Phố giàu như Mã Mây tập trung nhiều nhà buôn lớn nhất là Hoa Kiều. Đường xá ở đây sạch sẽ, được lát đá, giữa hơi nhô lên, hai bên có ngòi sâu và hẹp để thoát nước mưa hoặc nước cống thải ra. Các phố phường được ngăn cách với nhau bằng những cổng lớn mà bề rộng chiếm cả mặt đường, ban đêm được đóng lại nghiêm ngặt.

Những chiếc cổng được xây giống những bức tường bằng đá, giữa trổ cửa hình chữ nhật, có khung gỗ chắc bằng 4 chiếc xà gồ. Trong phố là những dãy nhà san sát làm theo kiểu chồng diêm mà nay ta còn thấy ở phố Hàng Buồm, Hàng Ngang, Hàng Đào… nó vừa là nhà ở vừa là cửa hiệu, lòng hẹp song rất sâu, bên trong lại là những căn phòng rộng được ngăn cách bởi nhiều khoảng sân. Ở mỗi quầy hàng có biển hiệu treo ngay trên quầy hàng. Có thể là những tấm gỗ sơn màu đỏ chữ vàng hay hai quả phật thủ gỗ treo bằng sợi dây đỏ hoặc xanh lá cây, trên đó viết tên người sản xuất và tên hiệu bằng chữ Hán thật to như: Phúc Hưng, Đại Lội, Quảng Xương…

“Căn cứ theo thư tịch cổ thì đến cuối thế kỷ 18 Thăng Long vẫn giữ nguyên các phố phường như cũ, trong đó có phường nghề nông, phường thợ thủ công và phường buôn bán. Riêng phường buôn bán và thợ thủ công thì đan xen nhau và tập trung ở những nơi giao thông buôn bán thuận tiện như phường Hà Khẩu nằm trên cửa sông Tô - nay là khu vực Nguyễn Siêu, Hàng Buồm”, Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo cho hay.

Gìn giữ niềm tự hào của Thủ đô

Cũng theo Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo, cuối thế kỉ 19, cạnh phố người Hoa có con phố nhỏ lúc nào cũng đầy trẻ em thèm thuồng đứng nhìn các cửa hàng đây là phố Hàng Đường nơi ở của những người bán bánh kẹo, quả dim đường, kẹo màu nâu bên trong có nhân lạc nhân hạt sen. Đến phố Hàng Thêu thì người ta thấy mỗi cửa hàng có một số thợ, người chủ phân công công việc theo khả năng của thợ, giao cho mỗi người một góc để thêu, thường có 6, 7 người cùng thêu trên một khung… Trong lúc làm họ trò chuyện hay đôi khi họ hát bằng một giọng mũi đều đều, một điệu hát cổ mà tất cả cùng hát theo ở đoạn điệp khúc…

Cứ vào mỗi dịp lễ Tết, các cửa hàng trong khu Phố cổ đều treo đèn kết hoa lộng lẫy. Ánh sáng của những chiếc đèn lồng chiếu xuống mặt sông tạo nên không gian huyền ảo, thơ mộng làm xao xuyến lòng người. Đó là chưa kể đến các phiên chợ, phố cổ có rất nhiều chợ: Chợ Đông, chợ Tây…đặc biệt là những phiên chợ ở đầu phố Hàng Đào, vào mùng 1, mùng 6 (âm lịch) hàng tháng. Những ông bà thợ mang hàng đến bán rồi mua tơ, sợi về làm lứa hàng sau. Người người chen lấn nhau hàng tiếng đồng hồ không nhích được một mét. Rồi vào mỗi chiều dọc đường Hòe Nhai và cầu Đông những cô ca nữ cất giọng hát véo von hòa cùng tiếng đàn sáo du dương làm say đắm biết bao tao nhân mặc khách...

“Nhớ lại xưa kia dưới thời thuộc Pháp Tổng đốc Hoàng Trọng Phu đã cho xây dựng Bảo tàng Thủ Công Mỹ Nghệ tại Hà Đông để khuyếch trương nghề nghiệp, đồng thời tổ chức những cuộc thi tài khéo tại Đấu Xảo Hà Nội và phong chức sắc cho những người thợ giỏi. Nhờ thế mà nghề thủ công mỹ nghệ lúc bấy giờ khởi sắc hẳn lên. Vậy thì bây giờ nếu trong khu phố cổ với biết bao con phố mang tên “Hàng” (thủ công) lại có một Bảo tàng thủ công mỹ nghệ thì thật có ý nghĩa biết bao. Nó sẽ trở thành niềm tự hào không chỉ của người dân Phố cổ, người Hà Nội mà của người dân cả nước với truyền thống “khéo tay hay nghề” do tổ tiên để lại hàng ngàn năm qua, vẫn còn hiện diện tại các tên phố trong khu Phố cổ Hà Nội hôm nay”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội chia sẻ.

Trải qua nghìn năm phát triển, hiện nay, những tên phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” vẫn còn tồn tại, cho thấy sự hiện diện của một nền văn minh nông nghiệp vùng châu thổ sông Hồng mà Hà Nội là tâm điểm. Ông Nguyễn Thái An (72 Hàng Đào, Hoàn Kiếm) cho rằng: “Những từ ngữ đặt tên trong phố “Hàng” đều là những từ thuần Việt mộc mạc, mang dấu ấn của bao thời đại đã qua, nên mỗi khi nhắc đến phố “Hàng” Hà Nội, chúng ta luôn có cảm giác thân thương và gần gũi”.

Cũng chính bởi lý do đó mà từ khi sinh ra cho đến nay, ông Thái An vẫn luôn gắn bó với Hàng Đào như một phần máu thịt của mình. Đặc biệt, khi nhớ về những phố “Hàng”, điều ông nhớ nhất lại là những cái Tết tại đây. Đó là ngày ông còn nhỏ, mọi ký ức về Tết qua lăng kính của đứa trẻ ngây ngô chưa bao giờ đẹp đẽ đến vậy. Không khí mùa xuân bắt đầu tràn vào Hà Nội, tràn vào phố phường cổ kính bằng sự xuất hiện của những quầy bán tranh Tết trên phố Hàng Bồ từ trước đó vài ba tháng.

“Đó là món quà tuổi thơ đặc biệt nhất của chúng tôi thời đó. Nó không chỉ là bức tranh câu đối đơn thuần mà còn là tín hiệu đầu tiên của Tết, cho chúng tôi biết rằng chúng tôi lại sắp được “chạm tay” vào giấc mơ của mình”, ông Thái An bồi hồi kể lại.

Tuy nhiên, theo ông An, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là đặc điểm hàng phố đặc trưng của Phố cổ đang khó quản lý, các phố Hàng Dầu, Hàng Chiếu hay Hàng Ngang, Hàng Đào… dần mất đi đặc trưng phố bán riêng một loại hàng hóa mà dần thay bằng các tòa nhà khách sạn, đồ lưu niệm na ná như nhau trên mọi con phố.

“Hiện nay cộng đồng dân cư khu phố cổ đang có sự thay đổi, nhiều người mới đến chỉ thuần kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, bán hàng cho khách du lịch và cũng chưa hiểu hết đặc trưng văn hóa lối sống của khu phố cổ trước đây. Do vậy, tôi cho rằng để giữ gìn được những nét đặc trưng vốn có thì mỗi người dân cần ý thức hơn nữa việc tham gia giữ gìn những hiện vật hay tập quán, văn hóa để giữ được hồn của phố cổ”, ông Nguyễn Thái An bày tỏ./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh

Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh

Những năm gần đây, hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên) luôn hiệu quả, thiết thực. Ban Chấp hành Công đoàn thị trấn và đoàn viên công đoàn luôn nhiệt tình, trách nhiệm trước mỗi công việc, tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của cơ quan trên các mặt công tác đề ra.
Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội) mở phiên tòa xét xử 24 bị cáo trong vụ án gây tai nạn giao thông, khiến một cô gái tử vong khi dừng đèn đỏ ở đường Trần Hưng Đạo. Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội danh "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" và "Gây rối trật tự công cộng".
LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

Trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã làm tốt công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Trong đó, thường xuyên giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Làm việc an toàn, về nhà bình an - đó không chỉ là mong muốn của người lao động, mà còn là mục tiêu mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây luôn hướng tới trong công tác chăm lo, bảo vệ người lao động. Không dừng lại ở những khẩu hiệu hay các buổi tuyên truyền khô cứng, thời gian qua, LĐLĐ thị xã đã chủ động đổi mới hình thức tuyên truyền, mang thông điệp về an toàn, vệ sinh lao động đến gần hơn với từng công nhân, từng phân xưởng, từng mái nhà.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn chú trọng quan tâm chăm lo cho lao động nữ, qua đó góp phần giúp chị em hăng say trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giữ vững ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối; đẩy mạnh cho vay ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế của Mỹ.

Tin khác

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), tạo không khí phấn khởi và đoàn kết trong nhân dân Thủ đô.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động