Ký ức những cánh thư tay
Thư tay của John Lennon đạt mức giá kỷ lục | |
Thu nhập thêm bằng nghề viết |
Chắc hẳn bất kỳ ai đi qua tuổi thơ cũng đều còn nhớ những bức thư mình đã từng nắn nót viết lúc nhỏ. Khi ấy, internet chưa phát triển và việc giữ liên lạc với người ở xa hết sức khó khăn. Do đó, cách phổ biến là viết thư tay. Những bức thư tay với phong bì mỏng và chiếc tem nhỏ đã đóng dấu vào ký ức tuổi thơ của nhiều người. Khi còn bé, mơ ước về một thùng thư nho nhỏ được trang trí đẹp mắt đã từng trở đi trở lại nhiều lần trong giấc mơ của nhiều cô nàng lãng mạn.
Những lá thư tay giờ chỉ còn là kỷ niệm. |
Và tất nhiên vì thế, thư tình trở thành món quà ý nghĩa đối với người nhận. Những tin nhắn trên mạng xã hội hay trên điện thoại di động rồi cũng trôi theo thời gian, lưu trữ được lâu đấy, nhưng cũng dễ xóa. Hơn thế, mỗi tin nhắn thường chỉ trong phạm vi vài chục từ, nó chưa đủ để diễn tả cảm xúc của hai người. Còn với lá thư tay, những người yêu nhau có thể bày tỏ hết những suy nghĩ, tâm tình sâu kín, kể rất nhiều chuyện… Khi nhận được những lá thư tay ý nghĩa ấy, người nhận luôn cảm thấy hạnh phúc và xúc động. Họ sẽ cất giữ chúng trong ngăn kéo bàn học, bàn làm việc hay một “kho bí mật” riêng, để mỗi khi nhớ, có thể đem chúng ra đọc lại.
Theo thời gian, những con chữ có thể bị nhạt đi, lá thư cũng có thể ngả màu, nhưng tình cảm ẩn trong đó vẫn còn nguyên vẹn. 10 năm sau, khi bất ngờ đọc lại những bức thư ấy, không ít người rưng rưng khi thấy những con chữ có sức mạnh khơi gợi cảm xúc mãnh liệt như thế nào.
Những bức thư tình còn là “bà mối” mát tay cho tình yêu. Nó giúp những ai đang yêu đơn phương có thể nói rõ lòng mình với người trong mộng. Tất nhiên, không phải ai cũng thành công nhờ thư tình, nhưng chúng luôn là cầu nối hữu hiệu để những ai đang yêu bày tỏ cảm xúc. Cứ thế, ngày nối ngày, người ta vẫn gửi tới nhau những lá thư xúc động, chân thành mà chẳng cần phải nhân một dịp đặc biệt hay một lễ kỷ niệm nào đó. Thư tay khiến người nhận có cảm giác hồi hộp và giàu cảm xúc hơn rất nhiều. Nó là thứ cảm xúc vô hình, nhưng dường như có thể cầm nắm, vuốt ve được. Có lẽ vì thế, mà có những bức thư được trân trọng giữ gìn qua hàng thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ.
Còn đối với thế hệ học sinh 7x, 8x “đời đầu”, hẳn ai cũng nhớ về một thời mà phong trào viết thư tay làm quen với các bạn phương xa thông qua mục kết bạn trên báo Nhi Đồng, Thiếu niên Tiền phong... Cứ đến giờ ra chơi, các học sinh đều hào hứng chờ cán sự lớp lên phòng thông tin của trường đem về những bức thư làm quen từ bạn bè phương xa. Chị Hoài Thương (phường Kim Mã - Hà Nội) bồi hồi nhớ lại: “Những bức thư viết tay với nét chữ học trò, câu chữ ngô nghê được cất gọn trong ngăn tủ, mỗi lúc rảnh rỗi, tôi lại lấy ra đọc đến thuộc lòng. Qua nét bút, câu chữ, mọi người thể hiện được trọn vẹn cung bậc cảm xúc. Tôi nhớ thời xưa, mỗi lần chú bưu tá ghé qua, là cả lũ trẻ con lại hào hứng chờ đợi những bức thư của bạn bè phương xa gửi tới. Có những lúc bạn bè cãi nhau hay hiểu lầm xích mích, chỉ cần lôi những bức thư cũ để đọc lại cũng thấy ấm lòng, nỗi bực tức dịu ngay”.
Những bức thư với nét chữ viết tay nắn nót, chan chứa tình cảm từ lâu đã là kỷ vật đáng nhớ của tuổi học trò. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, thư viết tay dần bị thay thế bằng thư điện tử, tin nhắn điện thoại…Không cần phải ra bưu điện, chỉ cần vài cú "click" là thông điệp sẽ được gửi và nhận. Thậm chí, giới trẻ Hà thành ngày nay lại tỏ ra xa lạ với công cụ truyền tải thông tin này. Nhiều bạn còn cho rằng đó là một công cụ kết nối “cổ lỗ sĩ”.
Em Minh Tú (Trường THPT Việt - Đức) hồn nhiên cho biết: “Em chưa từng nhận được thư viết tay, cũng chưa bao giờ ra bưu điện gửi loại thư này. Nhưng em nghe nói gửi loại thư này thì phải vài ngày mới đến nơi, lại phải ra bưu điện để mua tem nữa. Đúng là vừa mất thời gian, vừa "cổ lỗ sĩ", trong khi nếu có việc gấp thì chỉ cần một cú "alo" là xong. Còn nếu muốn kết bạn 4 phương thì chúng em có thể dùng Yahoo, google mail, facebook và nhiều forum kết bạn trên internet, rất tiện lợi. Vì thế, nên mọi người mới ít sử dụng thư viết tay hơn trước kia. Em nghĩ chắc chỉ có các bạn ở vùng sâu, vùng xa mới dùng thư viết tay thôi”.
Thời buổi công nghệ số hóa, các phương tiện thông tin liên lạc như thư điện tử, điện thoại, nhắn tin chat qua Yahoo, facebook rất tiện lợi, nhanh chóng, nên thế hệ học sinh thời nay không còn viết thư nữa. Thế nhưng, viết thư tay vẫn mãi là những kỷ niệm đẹp trong lòng nhiều thế hệ học trò không chỉ bởi những lá thư viết tay chứa chan tình cảm hơn hẳn những loại thư điện tử máy tính khô khan, mà còn giúp cho mỗi người rèn luyện rèn luyện cách giao tiếp, đức kiên trì để vững vàng giữa cuộc sống xô bồ.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30