(Kỳ cuối): Không thể quản lý theo kiểu đánh trống bỏ dùi
Kỳ 2: Ám ảnh từ chung cư đến bãi gửi xe | |
Nói không với chó thả rông không rọ mõm: “Đại náo” từ làng quê ra phố thị (Kỳ 1) |
Mô hình hay nhưng chưa được nhân rộng
Tình trạng chó thả rông có mặt tại các chung cư, bãi đỗ xe, công viên, thậm chí mọi ngóc ngách của Thủ đô đang khiến cho nhiều người lo ngại. Mặc dù đã có nhiều địa phương tích cực vào cuộc, một vài mô hình bắt chó thả rông được thành lập tuy nhiên đến nay tình trạng trên vẫn đang trở thành mối lo lắng của người dân nội đô.
Mô hình bắt chó thả rông trừ bệnh dại có hiệu quả nhưng vẫn chưa được nhân rộng |
Trong suốt những năm qua, đặc biệt trong đầu năm 2019 trở lại đây, nhiều vụ tai nạn thương tâm do sự chủ quan của chính những người chủ nuôi chó đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người, đặc biệt là những người chủ nhân đang sở hữu những loài chó dữ.
Để ngăn chặn tình tình trạng chó thả rông gây nguy hiểm cho con người, quận Thanh Xuân đã thành lập tổ “Bắt chó thả rông phòng trừ bệnh dại” và nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân. Được biết, mô hình trên đã được UBND phường Khương Đình quận Thanh Xuân triển khai từ giữa năm 2018, được lập nên bởi lực lượng dân phòng của các tổ thuộc phường Khương Đình.
Bằng tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, ngay từ những ngày đầu thực hiện nhiệm vụ, đội phản ứng nhanh đã bắt giữ được số lượng chó thả rông rất lớn, góp phần giảm thiểu tình trạng chó thả rông không rọ mõm trên địa bàn phường.
Nói về những kết quả đạt được từ mô hình “Bắt chó thả rông phòng trừ bệnh dại”, bà Nguyễn Thị Dung, cán bộ thú y phường Khương Đình chia sẻ: “Từ khi đi vào hoạt động, mô hình trên của phường Khương Đình cũng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, số chó thả rông đã giảm 80%. Bên cạnh đó, vì hoạt động bắt chó thả rông diễn ra không cố định thời gian nên các chủ nuôi chó cũng dần nâng cao ý thức trong vấn đề quản lý vật nuôi. Ngoài việc tổ chức bắt chó thả rông đội phản ứng nhanh còn tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức và hiểu biết về sự nguy hại của chó thả rông để từ đó người dân chấp hành quy định của pháp luật về quản lý vật nuôi.”
Dù cách làm hay, hiệu quả, thế nhưng, đến nay mô hình “Bắt chó thả rông phòng trừ bệnh dại” vẫn chưa được triển khai rộng rãi tới các quận, huyện của Thành phố Hà Nội mà chỉ mới dừng lại ở phường Khương Đình. Lý giải về sự khó khăn trong việc nhân rộng mô hình bắt chó thả rông, ông Nguyễn Nguyễn Ngọc Sơn – Chi cục trưởng chi cục Thú y Hà Nội cho biết: Mô hình “Bắt chó thả rông phòng trừ bệnh dại” đã góp phần tích cực trong việc cải thiện ý thức của chủ nuôi chó mèo và được sự đồng thuận của chính quyền địa phương cũng như đồng thuận của người dân.
Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này sang các quận huyện khác thì có khá nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên phải kể đến là thời điểm chó thả rông chỉ thả vào 2 khung giờ sáng và tối nên việc đi tổ chức bắt chó có nhiều khó khăn. Cùng với đó, các địa phương chưa thành lập được lực lượng chuyên trách cũng như chưa xây dựng được nơi nuôi nhốt giữ chó nên khi bắt chó về thì còn nhiều hạn chế trong khâu chăm sóc. Cùng với đó các dụng cụ, xe chuyên dụng phục vụ cho công việc bắt nhốt chó còn hạn chế, chưa thể đảm bảo an toàn cho những người thực hiện công việc này.
“Đối với giải pháp gắn chip cho vật nuôi để dễ quản lý, qua nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi nhận thấy đây là giải pháp quản lý khá tốt. Tuy nhiên, hiện tại đề án này cũng đang gặp phải khó khăn vì chưa có kinh phí thực hiện, thêm vào đó, luật cũng chưa bắt buộc là phải gắn chip cho chó nên đề án này khó có thể triển khai” – ông Sơn cho hay.
Đừng để chết người mới lo xử lý
Thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua, Hà Nội đã làm rất tốt việc tiêm phòng dại, trong đó nỗ lực phải kể tới là Thành phố đã hỗ trợ một phần vacxin dại đối với các huyện. Tuy nhiên, theo Trung tâm y tế Hà Nội hàng năm thì vẫn có những trường hợp chết do bệnh dại và có trên 8000 người phải đi tiêm phòng bệnh dại mỗi năm. Vậy câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi có trường hợp chó cắn chết người xảy ra?
Theo quy định tại Nghị định 05/2007/NĐ-CP về Phòng chống bệnh dại ở động vật và Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT về Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y căn cứ quy định và hướng dẫn của cấp trên để tổ chức thực hiện; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thực hiện; xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh cho động vật nuôi trên địa bàn; tổ chức tập huấn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; thông tin, tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn về các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn...
Riêng UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức phòng, chống bệnh dại; chỉ đạo, triển khai thực hiện việc tiêm phòng vắc xin cho chó, mèo; áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác để phòng bệnh dại cho động vật; tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân tích cực tham gia phòng, chống bệnh dại cho người và động vật trên địa bàn. Đối với chó thả rông ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị thì UBND cấp xã quy định việc bắt giữ; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; tiêu hủy chó trong trường hợp sau 48 giờ, kể từ khi có thông báo mà không có người nhận...
Quy định là như vậy, thế nhưng qua theo dõi, tìm hiểu thì thấy một thực tế là dường như chưa có bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm, bị xử lý vì không thực hiện tốt các quy định pháp luật. Nói về tình trạng chó thả rông xuất hiện tại từ nông thôn tới đô thị, Chi cục trưởng chi cục Thú y Hà Nội chia sẻ: “Dù đã có những quy định rõ về việc chủ chó phải chấp hành các quy định về vật nuôi, thế nhưng một số địa phương vẫn chưa thực hiện tốt việc quản lý.
Mặc dù luật đã quy định rõ chủ chó phải nuôi chó trong khuôn viên nhà mình, nếu đưa chó ra ngoài nơi công cộng thì buộc phải có người đi cùng hoặc rọ mõm hay bắt buộc tiêm phòng vacxin dại, tuy nhiên có thể thấy rằng các chủ chó vẫn đang chưa nghiêm chỉnh chấp hành quy định này. Cùng đó, trong quy định cũng nêu rõ trong trường hợp chó thả rông cắn người và gây tai nạn giao thông thì đều sẽ bị xử lý thế nhưng vì không có sự vào cuộc của chính quyền nên vấn đề này vẫn còn bị bỏ ngỏ, không mấy được quan tâm”.
Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, việc xử phạt các chủ nuôi chó nếu chó cắn người gây thương tích đã có trong quy định, người chủ chó phải chịu mọi phí tổn cho người bị hại và phía phường phải có trách nhiệm xử phạt. Tuy nhiên, sau hàng loạt vụ chó tấn công người, chúng ta vẫn không thấy sự vào cuộc của chính quyền địa phương đủ để răn đe người nuôi chó chỉ khi chó cắn gây chết người thì chính quyền mới có động thái mạnh tay xử lý. Khi mức phạt còn chưa thực sự đem lại hiệu quả, thì hơn bao giờ hết nguời dân mong muốn có những tổ chức, cá nhân đứng ra chịu trách nhiệm xử lý thay vì sự buông lỏng, thờ ơ trước khi có những vụ việc chó cắn chết người thương tâm tiếp tục xảy ra, gây phẫn nộ dư luận.
N.Hoa - P.Ngân- L.Hằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30