Kỳ cuối: Đừng để rượu bia tàn phá sức khỏe
Kỳ 6: Công nhân viên chức lao động Thủ đô tiên phong “nói không với bia rượu” Kỳ 5: Hãy cẩn trọng với rượu, bia không rõ nguồn gốc Kỳ 4: Nói không bia, rượu chốn học đường |
Căn nguyên của nhiều loại bệnh
Theo Hướng dẫn sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và tại cộng đồng của Bộ Y tế nêu rõ: Uống rượu, bia gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, gây mất an toàn giao thông, mất trật tự và an toàn xã hội, gây thiệt hại về kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
Tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe con người. |
Theo đó, rượu, bia là một trong các nguyên nhân gây ra hơn 230 loại bệnh tật và tình trạng thương tích như được mô tả trong Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan của Tổ chức Y tế thế giới lần thứ 10 (ICD10). Một số bệnh và thương tích chính do uống rượu, bia gây ra gồm:
Ung thư: Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế xếp rượu, bia là chất gây ung thư thuộc nhóm I, tức là có nguy cơ cao gây ung thư tương tự như thuốc lá, amiang hay bức xạ ion hóa. Uống rượu, bia là nguyên nhân liên quan trực tiếp tới ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại - trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ.
Bệnh tim mạch: Rượu, bia làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý như đột quỵ, suy tim, tăng huyết áp và phình động mạch chủ. Bệnh hệ tiêu hóa: Gây tổn thương gan (gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan cấp do rượu…), xơ gan, làm trầm trọng các tổn thương do vi rút viêm gan C và B, viêm tụy cấp tính và mạn tính, các bệnh lý tại thực quản, dạ dày,…
Rối loạn tâm thần: Làm suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy, lo âu, trầm cảm, loạn thần, kích động, tự sát… Rượu, bia gây lão hóa sớm, suy giảm miễn dịch, hội chứng nhiễm độc rượu ở bào thai, trẻ đẻ ra nhẹ cân.
Bên cạnh đó, uống rượu, bia là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông và gây thương tích không chủ ý và cố ý khác. Ngoài ra, lạm dụng rượu bia còn là căn nguyên của các vấn đề về xã hội như ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ gia đình, giảm hoặc mất khả năng làm việc, mất việc làm, bạo lực, quan hệ tình dục không an toàn, các vấn đề liên quan đến pháp luật.
Không nên tin thuốc giải độc rượu
Theo các chuyên gia y tế, khi uống bia, rượu chỉ sau 5 phút đã có tác động lên não làm tăng tiết dopamin giúp cho cơ thể khoan khoái dễ chịu và có phần hưng phấn quên hết mệt nhọc. Đây là lý do nhiều người thích uống bia, rượu. Những ai đã uống hoặc thích uống bia, rượu cũng cần hiểu kỹ về bia, rượu.
Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%). Bởi vậy, với nam giới không nên uống quá 2 đơn vị rượu/ngày và nữ giới không quá 1 đơn vị/ngày. Uống rượu nhiều là khi uống trên 4 đơn vị rượu/ngày với nam giới và trên 3 đơn vị/ngày với nữ giới.
Không có ngưỡng an toàn khi sử dụng rượu, bia. |
Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có một số người cho rằng, uống rượu ít hoặc trung bình và điều độ làm tăng cường sức khỏe, đặc biệt là tốt cho tim mạch. Cho tới nay, chưa có số liệu rõ ràng cho thấy lợi ích của uống bia, rượu điều độ có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy, Hội tim mạch cũng như Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ đã khuyến cáo mọi người không nên uống rượu vì mục đích làm tăng sức khỏe với bất cứ loại bia rượu nào.
Nhiều người lại cho rằng, rượu để lâu hoặc chưng cất nhiều lần sẽ không còn aldehyde để gây độc với cơ thể nữa. Điều này hoàn toàn là quan niệm sai lầm, cồn trong bia rượu là ethanol, đây là chất không gây độc, khi uống bia, rượu vào ethanol sẽ chuyển hóa phần lớn tại gan tạo thành acetaldehyde, đây là chất gây tổn thương tế bào gan dẫn đến gan thoái hóa mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan và ung thư gan. Chất này cũng là yếu tố gây ra ung thư những cơ quan trong cơ thể.
Bác sĩ Vũ Trường Khanh cũng cho hay, hiện nay, trên thị trường có nhiều thuốc được quảng cáo có tác dụng giải độc rượu. Đây thực ra là những thực phẩm chức năng, chưa có nghiên cứu nào về mặt khoa học cho thấy rằng, có tác dụng giải độc rượu với cơ thể. Một số người còn truyền tai nhau về những thuốc có tác dụng giải độc bia, rượu và uống bia, rượu lâu say.
Thực tế có một số chất khi uống vào làm chậm quá trình hấp thu ethanol trong dạ dày vào máu nên gây cảm giác chậm say. Tuy nhiên, sự thực ethanol vẫn dần dần ngấm hết vào cơ thể với thời gian dài hơn và tổng lượng ethanol vào máu và chuyển hóa ở gan tạo ra acetaldehyde là không thay đổi.
Gan là cơ quan khử độc quan trọng của cơ thể và có khả năng bù trừ tốt, thường khi không còn bù được đồng nghĩa với bệnh đã ở giai đoạn muộn và việc điều trị khi đó rất khó khăn. Vì vậy, bệnh gan gây ra do rượu, bia thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, giai đoạn mà khi dừng uống bia, rượu gan cũng không còn hồi phục hoàn toàn được nữa.
Thực tế đời sống hàng ngày là vẫn cần có bia rượu như những hương vị của cuộc sống, nhưng chúng ta không nên uống quá nhiều đặc biệt là không nên thường xuyên uống bia rượu, vì dễ gây cảm giác nghiện hay phụ thuộc rượu cũng như bệnh tật do bia rượu gây ra.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết không uống rượu là cách tốt nhất để dự phòng nguy cơ ngộ độc rượu, nhưng trong trường hợp gia đình có người thân hoặc bạn bè uống rượu, cách tốt nhất là nên khuyên họ ăn thêm tinh bột hoặc uống thêm nước trái cây, sữa, nước canh, nước cháo loãng... để bù năng lượng cho cơ thể. "Với các loại thuốc giải rượu được hầu như không có tác dụng trong việc chống say, giải rượu như quảng cáo. Do đó cách tốt nhất là không lạm dụng rượu, bia" - bác sĩ Nguyên khuyến cáo. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58