Kỳ 6: Công nhân viên chức lao động Thủ đô tiên phong “nói không với bia rượu”
Không uống rượu, bia để tăng năng suất lao động
Vừa qua, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có hiệu lực từ 1/1/2020 quy định cụ thể về việc cấm cán bộ, công chức, người lao động uống rượu bia ngay trước, trong giờ làm việc và nghỉ giữa giờ làm việc.
Cụ thể, tại Khoản 5, Điều 5 Luật này ghi rõ: “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập”.
Phải khẳng định rằng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là lực lượng chính của quá trình thực hiện hành chính công ở nước ta hiện nay. Họ là người thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành quy định của pháp luật để đưa vào cuộc sống, xây dựng bộ máy quản lý và quy định về sử dụng các nguồn lực trong quá trình quản lý. Nói cách khác, cán bộ, công chức, viên chức là người đề ra các quy định và họ cũng chính là người thực thi quy định đó. Vì vậy, trước tiên, họ phải là người thực hiện nghiêm túc nề nếp kỷ cương công vụ nhất để nêu gương cho nhân dân dân noi theo.
Đoàn kiểm tra do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức kiểm tra việc thực hiện kỷ cương tại các quận, huyện, sở ngành trên địa bàn Hà Nội. |
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 ra đời đã đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Bởi cán bộ, công chức, viên chức sử dụng rượu bia trong giờ hành chính chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến công việc, gây hình ảnh xấu với công dân - đối tượng phục vụ của các cơ quan Nhà nước. Cơ quan Nhà nước là những tổ chức do Nhà nước thành lập để thực thi quyền lực Nhà nước, hoạt động mang tính phục vụ công với nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước.
Nếu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức uống rượu, bia, ăn nhậu trước, trong giờ làm việc và giữa giờ nghỉ ngơi, cơ quan Nhà nước hoạt động không những không hiệu quả, gây lãng phí tiền bạc mà còn làm giảm niềm tin của nhân dân vào Nhà nước. Công cuộc cải cách hành chính hiện nay ở nước ta sẽ không thể thành công nếu không có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ và kỷ cương làm việc.
Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính Nhà nước trước hết cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công từ những hành vi nhỏ nhất, ví như không sử dụng rượu, bia trước, trong giờ làm việc và giữa giờ nghỉ ngơi.
Bên cạnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là đội ngũ công nhân lao động. Họ chính là lực lượng tạo ra của cải vật chất, lực lượng trực tiếp tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian tới, khi chúng ta thực hiện đầy đủ các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), những rào cản về không gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học công nghệ, thị trường lao động được gỡ bỏ, sẽ kéo theo sự cạnh tranh về nhân lực giữa các nước. Khi đó, đội ngũ công nhân lao động lành nghề với năng suất lao động cao sẽ có nhiều lợi thế trong tiến trình hội nhập.
Bên cạnh nâng cao tay nghề, việc giáo dục chính trị, đạo đức, kỷ luật và tác phong lao động cho đội ngũ công nhân lao động là vô cùng cần thiết. Trong đó, tuyên truyền thực hiện việc không sử dụng rượu, bia trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ giữa giờ nhằm xây dựng tác phong lao động cho đội ngũ công nhân lao động, giúp tăng năng suất lao động cho họ.
Tác phong lao động của đội ngũ công nhân lao động có tầm quan trọng đặc biệt, vì nó quyết định đến hiệu quả, năng suất lao động của đơn vị, doanh nghiệp. Điều này luôn luôn đúng với bất cứ tổ chức, cơ quan nào, nhưng đối với đơn vị, doanh nghiệp khi công nhân lao động là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất thì điều này quan trọng hơn cả, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của doanh nghiệp, nói rộng hơn là cả xã hội.
Thay rượu bia bằng nước chè, nước tinh khiết đóng chai
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 605/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia. Thành phố đã đề nghị các các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định, chính sách về phòng, chống tác hại của rượu, bia đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nước chè đã được thay thế rượu bia tại nhiều hội nghị tổng kết. |
Theo chỉ đạo của Thành phố, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông trong các ngày lễ, ngày hội nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống tác hại của rượu, bia trước và trong khi lái xe; không uống rượu, bia trước, trong thời gian làm việc và tại nơi làm việc; địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và các quy định khác trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Ngoài ra, các địa phương đã tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, đặc biệt vào các dịp cao điểm để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Đáng chú ý, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập bị phạt 1-3 triệu đồng; người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ bị phạt 3-5 triệu đồng nếu không tổ chức thực hiện quy định không uống rượu bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức; không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia trong địa điểm không được uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý điều hành.
Được biết, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức tập huấn để triển khai Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Các thành phần tham gia gồm lãnh đạo các phòng ban, lãnh đạo các xã, phường, được giải đáp cụ thể việc thực hiện quy định, đồng thời được cung cấp thêm thông tin, kiến thức, kỹ năng về xử phạt vi phạm hành chính mà Nghị định đưa ra. Các quy định cụ thể của Nghị định cũng được tuyên truyền liên tục trên hệ thống loa truyền thanh; trên các website, hệ thống Zalo của các quận, huyện, xã, phường, thị trấn nhằm quán triệt nội dung của Nghị định đến các tầng lớp nhân dân một cách hiệu quả nhất.
Quận Nam Từ Liêm là một trong số các đơn vị thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống tác hại của rượu, bia trước và trong khi lái xe; không uống rượu, bia trước, trong thời gian làm việc và tại nơi làm việc. Tại các kỳ họp, hội nghị tổng kết, quận Nam Từ Liêm đã sử dụng nước lọc và nước chè thay cho rượu, bia.
Trao đổi với phóng viên sau khi dự bữa cơm trưa do quận Nam Từ Liêm mời, ông Nguyễn Thanh Ngọc - Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận Tổ dân phố Phú Hà, Tây Mỗ cho biết, ông rất vui vì phát hiện ra điều mới và sẽ về tuyên truyền với nhân dân khu dân cư mình. Hỏi ra mới biết, tại bữa ăn ông đã chú ý đến một chai nước màu nâu kiểu như rượu thuốc. Hóa ra, chai nước ấy là nước chè.
Ông Ngọc cho rằng, việc thay rượu bằng nước chè là một cách làm rất hay bởi quan niệm của người Việt mình trong bữa tiệc hay có rượu trong khi buổi chiều còn phải tiếp tục làm việc. Không có cảnh đỏ mặt tía tai, không có những tiếng “1,2,3 zô...” hay “rượu vào lời ra”. Bí thư Chi bộ Tổ dân phố Phú Hà vui vẻ cho biết sẽ tuyên truyền cho nhân dân cách làm này để hạn chế rượu, bia, vừa có sức khoẻ làm việc, vừa tránh được những hành vi mất kiểm soát, rượu vào lời ra gây mất lòng và cả những tai nạn giao thông đáng tiếc có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi lái xe...
Tin rằng với những cách làm hay và cả trách nhiệm nêu gương trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc sử dụng rượu bia trong giờ làm việc, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 sẽ ngày càng đi vào đời sống.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58