Kỳ cuối: Cần thể hiện rõ khát vọng tự vươn mình
Kỳ 1: Công nghệ số gây “choáng” cho các tác giả văn học nghệ thuật truyền thống như thế nào? |
Sự tác động lớn nhất đến quá trình phát triển văn học nghệ thuật của Thủ đô trong thời gian qua, chính là thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, sự biến đổi công chúng nghệ thuật, quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội; tác động đa chiều của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh đó, dòng mạch chính của đời sống văn học, nghệ thuật là chủ nghĩa yêu nước, sự gắn bó với dân tộc, nhân dân, phản ánh chân thật cuộc sống lao động, đấu tranh và xây dựng của nhân dân ta trong những năm vừa qua vẫn là yếu tố chủ đạo.
Nhiều tác phẩm thuộc tất cả các loại hình nghệ thuật (văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, điện ảnh, múa, nhiếp ảnh, kiến trúc...) vừa tiếp tục truyền thống tốt đẹp của văn học, nghệ thuật trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, đồng thời có nhiều tìm tòi về nội dung phản ánh, mở rộng phạm vi chiếm lĩnh hiện thực, phát hiện được những vấn đề nóng bỏng, thời sự của đời sống trên nhiều bình diện, nhiều góc cạnh khác nhau. Sự đa dạng về nội dung và phương thức thể hiện là một dấu hiệu mới của văn học, nghệ thuật Thủ đô trong những năm qua.
Nâng cao chất lượng sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật: cần thể hiện rõ khát vọng tự vươn mình |
Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, nhận định rằng, bên cạnh khuynh hướng tiếp tục phản ánh các đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc với cảm hứng sử thi và tầm khái quát mới là sự phát triển mạnh khuynh hướng quan tâm đến cuộc sống bình dị, nhiều khía cạnh cuộc sống đời thường của con người, làm phong phú hơn và làm sâu thêm chủ nghĩa nhân văn của văn học, nghệ thuật hôm nay. Văn học, nghệ thuật đã trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh hoàn thiện con người, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, nhạy bén và mạnh dạn phơi trần, lên án, tố cáo cái xấu xa, độc ác, đen tối, các biểu hiện biến chất, thoái hóa về nhân cách, đạo đức, lối sống của con người. Tính chiến đấu của văn học, nghệ thuật có tác dụng cảnh báo, phản biện có hiệu quả, góp phần ngăn chặn xu hướng tiêu cực đang nảy sinh trong đời sống xã hội.
Kỳ 4: Nâng cao chất lượng sáng tác: đơn giản là việc “đếm view” |
Kỳ 3: Nhìn ra thế giới: Cách mà nền điện ảnh của xứ Hàn bứt phá và lên ngôi |
Kỳ 2: Đã đến lúc cần cởi mở hơn với cách sáng tác mới |
Dấu hiệu và đặc điểm nổi bật trong những năm qua là sự phát triển mạnh mẽ, ồ ạt của các phương thức sử dụng và truyền bá các sản phẩm văn học, nghệ thuật làm cho lượng tác phẩm đến với công chúng, đi vào đời sống xã hội tăng lên đáng kể, vào từng ngõ ngách của đời sống, của cộng đồng và vào từng gia đình. Hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình là phương thức chuyển tải nhanh nhạy, cập nhật và hiệu quả các sản phẩm văn học, nghệ thuật trong và ngoài nước.
Việc tổ chức các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, các gallery nghệ thuật của tập thể và cá nhân mở ra ở khắp nơi làm cho thị trường mỹ thuật phát triển mạnh và có biểu hiện tự phát, khó kiểm tra, đánh giá. Hàng năm, số lượng triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh của tập thể và cá nhân tại Hà Nội lên tới 100 cuộc…
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật (ca múa nhạc, sân khấu...) phát triển đa dạng, ồ ạt với nhiều phương thức mới. Ngoài hoạt động biểu diễn của các đoàn nghệ thuật của Nhà nước, địa phương, của các tổ chức chính trị, xã hội, bộ, ngành còn có các hoạt động biểu diễn của các công ty dịch vụ văn hóa tư nhân, sự liên kết, phối hợp của các đơn vị khác nhau tổ chức các chương trình biểu diễn tổng hợp, ca múa nhạc trẻ, kết hợp với thời trang, thi người mẫu, người đẹp... Công chúng trẻ là đối tượng trung tâm của các hoạt động nghệ thuật này.
Hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm, văn hóa phẩm cũng phát triển mạnh, trong đó sách văn học, nghệ thuật (cả sáng tác, lý luận và phê bình) chiếm gần 20% tổng số bản sách xuất bản hàng năm. Sôi động và có nhiều phương thức hoạt động mới là khâu phát hành với sự liên kết giữa các nhà xuất bản và một số công ty phát hành sách nhà nước và tư nhân đang chi phối mạnh hoạt động phát hành trong cả nước đã và đang phát triển một thị trường các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật ở nước ta, một đặc điểm mới chưa từng có trong những năm trước đây - thời kỳ bao cấp sản phẩm văn hóa, nghệ thuật. Tác phẩm văn học, nghệ thuật cùng với giá trị tinh thần của nó đã trở thành hàng hóa, tuân theo quy luật của thị trường, có tác động tích cực đối với người sáng tạo và công chúng đồng thời xuất hiện một số tác động tiêu cực đối với đời sống văn nghệ.
Bên cạnh đó, sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật của Thủ đô cũng còn không ít hạn chế. Tuy số lượng tác phẩm ngày càng tăng, nhưng chưa có nhiều tác phẩm dám đi thẳng vào hiện thực, còn thiếu vắng các tác phẩm có sức lan tỏa trong xã hội, tác động mạnh tới suy nghĩ, nhận thức của công chúng. Chưa có nhiều tác phẩm mang tính cách tân, sáng tạo và thể hiện khuynh hướng sáng tác mới, khai thác thái quá khía cạnh giải trí, bạo lực, kinh dị…, hạ thấp tính giáo dục, xa rời bản sắc dân tộc. Hoạt động nghiên cứu, phê bình, lý luận văn học, nghệ thuật chưa làm tốt nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ, định hướng thị hiếu công chúng; chưa đủ sức cổ vũ các sáng tạo có giá trị, né tránh phê phán các biểu hiện sai trái, lệch lạc, thẩm định tác phẩm còn thiếu chính xác.
Nghệ thuật truyền thống vẫn còn phải mỏi mắt chờ khán giả. Hàm lượng chất xám trong các tác phẩm điện ảnh còn hạn chế, văn học thiếu vắng tác phẩm đỉnh cao, âm nhạc chưa đủ sức vươn ra ngoài biên giới - như đã thấy với Hàn Quốc. Tình trạng vi phạm bản quyền còn có diễn biến phức tạp. Kinh phí đầu tư cho hoạt động văn học nghệ thuật tuy tăng hằng năm nhưng vẫn ở mức thấp. Với hoạt động phát triển công nghiệp văn hóa vốn trông cậy rất nhiều vào khả năng sáng tạo của các cá nhân và nguồn kinh phí xã hội hóa, vấn đề đặt ra cho văn học nghệ thuật là khó khăn trong việc tìm các mạnh thường quân và ứng dụng thành tựu công nghệ một cách hiệu quả...
Từ những khó khăn trên, các văn nghệ sĩ đã nêu nhiều ý kiến tâm huyết, thể hiện trách nhiệm với sự phát triển văn học, nghệ thuật Thủ đô. Trong đó có những giải pháp thiết thực, mang giá trị thực tiễn cao, nhằm nâng cao chất lượng sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật Hà Nội trong giai đoạn mới.
Họa sĩ - nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Chiến Quảng bá văn học nghệ thuật là đưa tác phẩm vào cuộc sống, song mỗi loại hình văn học nghệ thuật có những yêu cầu và thực hiện khác nhau. Tác phẩm văn học phải in sách xuất bản; tác phẩm điện ảnh phải công chiếu màn ảnh rạp và truyền hình, video; tác phẩm âm nhạc lên sóng phát thanh, in băng đĩa; tác phẩm sân khấu biểu diễn nhà hát, in đĩa phát hành; kiến trúc phải đưa vào thi công xây dựng… ; tác phẩm mỹ thuật phải trưng bày, tức đưa ra triển lãm, bảo tàng lưu giữ và giới thiệu sưu tập tác phẩm, cần cả in ấn xuất bản sách tác phẩm mỹ thuật. Tranh hoành tráng phải gắn với kiến trúc tượng đài xây dựng thi công thực địa môi trường thẩm mỹ. Quảng bá mỹ thuật là đưa tác phẩm vào đời sống, đến với công chúng. |
Thạc sĩ, nhà biên kịch Trần Thị Thanh Hồng Để nâng cao chất lượng sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn hóa nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng, cần tăng cường công tác đào tạo các tài năng của điện ảnh, đầu tư xứng đáng, chọn ra những nhà làm phim thật sự có tài, tạo điều kiện cho họ đi du học tại các nước có nền điện ảnh tiên tiến nhất thế giới để học hỏi, đem kiến thức về áp dụng làm phim tại Việt Nam để nâng cao chất lượng nghệ thuật của tác phẩm; Hệ thống rạp chiếu cần được đầu tư quảng bá và ưu tiên số lượng phim Việt Nam ra rạp nhiều hơn để khán giả được thưởng thức các tác phẩm của các nhà làm phim Việt, có như vậy họ mới có thể cảm thụ và dần dần yêu thích các bộ phim sản xuất ở trong nước. Cần đầu tư xây dựng các trường quay tốt, chuyên nghiệp để phục vụ các đoàn làm phim, tạo nên sự đa dạng trong các thể loại phim ở Việt Nam. |
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trí Trắc, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Sân khấu Hà Nội Việc nâng cao chất lượng tác phẩm văn học, nghệ thuật trước hết từ đầu nguồn - người viết kịch bản, biên kịch, viết sách, sáng tạo tác phẩm... Họ phải được tạo điều kiện đi thực tế, tham gia các sự kiện lớn của Thủ đô nhằm tích lũy kiến thức và có chất liệu sáng tác. Tiếp đó, người quản lý cũng cần có "con mắt xanh" để nhìn ra tác phẩm tốt, đầu tư biến tác phẩm trên bản thảo thành hiện thực và tổ chức giới thiệu, quảng bá tác phẩm đúng thời điểm, đúng đối tượng. |
Thạc sĩ, nhà biên kịch Tống Phương Dung Để điện ảnh Việt Nam vượt qua và có thể tiếp tục phát triển thì không còn con đường nào khác ngoài con đường đối diện với khó khăn, tìm cách thay đổi và bứt phá. Là một biên kịch - người đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành của một bộ phim điện ảnh - tôi cho rằng ngoài kiến thức, chuyên môn nghề nghiệp vững thì ý thức làm việc nghiêm túc, tinh thần cống hiến và sự trau chuốt trong sáng tác là điều cực kỳ cần thiết để có được một kịch bản chất lượng. Bên cạnh đó, cùng với việc mở những hội thảo, hội nghị, những cơ hội giao lưu với điện ảnh thế giới, những lớp bồi dưỡng cho hội viên các hội văn học nghệ thuật nói chung - và hội viên hội điện ảnh Hà Nội nói riêng - thì việc đồng hành cùng những nghệ sĩ (là hội viên của hội) để đấu tranh cho một sự công bằng, và minh bạch trong quá trình cổ phần hóa tại các hãng phim có vốn nhà nước chính là một cách thật sự cần thiết để bảo vệ và tạo điều kiện phát triển cho những tác phẩm điện ảnh chân chính... |
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng - Trưởng ban nghiên cứu lý luận phê bình Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội Chúng ta hãy đi sâu hơn nữa để quan sát cuộc sống Người Hà Nội và sáng tác theo phong cách Người Hà Nội. Hai vấn đề trên là hai nội hàm được gắn kết chặt chẽ sẽ giúp chúng ta thành công trong sự nghiệp sáng tác, tạo ra nhiều tác phẩm mới hơn, thành công hơn cho Hà Nội, cho đất nước. |
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05