-->
Nâng cao chất lượng sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật:

Kỳ 1: Công nghệ số gây “choáng” cho các tác giả văn học nghệ thuật truyền thống như thế nào?

(LĐTĐ) Có thể nói, nền văn học nghệ thuật “công nghệ số” đã tràn đến rất nhanh, khiến cho nhiều văn nghệ sĩ làm việc trong lĩnh vực sáng tác rơi vào khủng hoảng, bởi bỗng một ngày, tác phẩm của họ bị “phủ bụi” bởi lý do không được quảng bá rộng rãi. Vấn đề “đại chúng” trong văn học nghệ thuật thất bại là nguyên nhân dẫn đến sự chết yểu của tác phẩm.
Thành tựu Văn học nghệ thuật Thủ đô 10 năm sau Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội Nâng tầm tác phẩm văn học để “kích cầu” độc giả

Chất lượng sáng tác văn học nghệ thuật ở bất kỳ thời điểm nào cũng là yếu tố tiên quyết dẫn đến sự tồn tại của tác phẩm nói riêng và sự tồn tại của thời kỳ văn học nghệ thuật hưng thịnh nói chung. Thời của công nghệ số đến một cách vô cùng nhanh chóng và ồ ạt khiến cho nhiều nhà sáng tác không bắt kịp thời đại, thậm chí ngỡ ngàng với những đổi thay. Chính vì vậy, bài toán “nâng cao chất lượng sáng tác” và “quảng bá” các tác phẩm văn học nghệ thuật luôn được nhắc đến nhưng bấy lâu nay vẫn còn loay hoay trong phạm vi “luận bàn”.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội cho rằng, “trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, mạng xã hội là phương tiện “ngon, bổ, rẻ” miễn phí, lan tỏa nhanh và rộng khắp”, điều đó hoàn toàn chính xác.

Tuy nhiên, ông cũng đưa ra một thực tế rằng, thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, lí luận phê bình văn học nghệ thuật… sáng tác nhiều không có tiền in sách, nếu xếp hàng được tài trợ in sách, đa phần đều bán không ai mua, chủ yếu biếu tặng. Tranh, tượng, ảnh nghệ thuật, đĩa nhạc, đĩa phim… sản xuất phục vụ triển lãm, liên hoan chủ yếu đưa về nhà lưu trữ, không có đầu ra. Việc đăng báo – tạp chí, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương và trung ương rất hạn chế, rất khó chen chân.

“Điểm danh” một vài lĩnh vực văn học nghệ thuật sẽ cho chúng ta thấy thời đại công nghệ số đã gây “choáng” cho các tác giả văn học nghệ thuật truyền thống như thế nào.

Ngành nghệ thuật biểu diễn là một trong những ngành tiếp cận với công chúng nhanh nhất và trực tiếp nhất, nhưng thời gian vừa qua nhiều nhà hát đã phải đóng cửa (ngay cả trước thời kỳ diễn ra dịch bệnh Covid-19). Xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh của các ứng dụng công nghệ, đặc biệt là các công nghệ trên nền tảng internet đang tác động đến mọi hoạt động của biểu diễn nghệ thuật sân khấu.

Một ví dụ đơn giản và thực tế, ngày nay ai cũng có thể hát, múa, nhảy, quay lại video rồi đăng trên các mạng xã hội. Hoặc trong sân khấu xiếc, diễn viên có thể kết hợp với những màn xiếc ảo qua xử lý bằng công nghệ khiến cho tiết mục kỳ bí hơn rồi phát trên internet, khiến cho nghệ thuật trực tiếp khó có thể thu hút khán giả đến xem…

Kỳ 1: Công nghệ số gây “choáng” cho các tác giả văn học nghệ thuật truyền thống như thế nào?
Những kênh "sách nói" trên mạng xã hội nhiều không đếm xuể (ảnh minh họa chụp từ youtube)

Hay từ một lĩnh vực khác, đó là văn học. Văn học từ trước đến nay vốn thu hút một lượng độc giả hùng hậu mọi lứa tuổi. Trong nhiều thập kỷ qua, dường như không có tên tuổi nào vượt qua được những văn nghệ sĩ bậc thầy như Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài…. phải chăng vì các tác giả văn học truyền thống ngày nay viết không hay?

Có lẽ không hẳn vậy, thời đại nào cũng có những cây bút đặc biệt đại diện cho văn chương của thời đại ấy, nhưng có lẽ thời công nghệ số đang nhấn chìm cơ hội sáng tác của họ. Lướt qua các trang đọc sách miễn phí trên internet có thể thấy một số trang truyện có lượng độc giả truy cập vô cùng lớn như truyenfull.com, wattpad.com, santruyen.com, dembuon.vn… Tại đây, độc giả được đọc nhiều thể loại truyện từ các nguồn truyện nước ngoài, những tác phẩm giải trí nổi tiếng, truyện dịch, truyện tranh… thậm chí cả những truyện chưa xuất bản sách được các dịch giả dịch từ trang văn học nước ngoài. Còn nữa, là các trang “sách nói” miễn phí trên youtube, facebook… làm luôn nhiệm vụ đọc sách hộ người nghe, chỉ cần mở điện thoại lên là được thưởng thức những bộ sách hay nhất được phát dạng audio…

Với những phương tiện đọc sách “ngon, bổ, miễn phí” như vậy, thì ai sẽ tìm những tác phẩm văn học truyền thống qua các sạp sách để mua? Có lẽ số lượng chỉ còn thưa thớt đếm được trên đầu ngón tay. Chính điều này đã khiến các tác giả văn học truyền thống choáng váng và nản trí. Cũng có một số tác giả nhanh nhạy bắt nhịp vào thời đại công nghệ số, tích cực quảng bá tác phẩm của mình bằng một vài cuộc họp báo ra mắt hoặc một vài bài báo điện tử, nhưng cũng sẽ chìm ngay đi trong khoảng một thời gian ngắn.

Tác giả viết bài này đã từng dành nhiều thời gian để quan sát các nhà sách tại phố Đinh Lễ, Phố Sách, một số nhà sách nổi tiếng như Nhà sách Cá Chép, Nhà sách Nhã Nam... để nhận thấy quầy sách văn học truyền thống, lịch sử, những tác phẩm “đi cùng năm tháng” thường vắng hoe, còn các quầy sách giải trí, chủ yếu là sách dịch từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ…. thì vô cùng náo nhiệt.

Tác giả thế hệ 8x Ngô Hoàng Anh (nổi tiếng với tiểu thuyết “Nếu có một linh hồn yêu em”) từng tốt nghiệp chuyên ngành Văn học – Đại học Tổng hợp Miền nam Liên bang Nga, trước đây rất tâm huyết với dòng văn học giải trí, nhưng sau nhiều năm cố gắng, cô cho biết bản thân khá choáng với tốc độ phát triển văn hóa đọc thời nay.

“Văn học mạng ở các nước phát triển vô cùng nở rộ, thậm chí nhiều tác giả văn học mạng còn vừa đăng bài, vừa sáng tác những tác phẩm của mình. Với tốc độ sáng tác gấp gáp như vậy, sự cạnh tranh giữa các tác giả, tác phẩm "được Publish" luôn rất cao, đòi hỏi người viết phải giữ được phong độ ngòi bút vững vàng, liên tục cho ra mắt những tác phẩm thu hút, thỏa mãn kì vọng người đọc. Sự đảm bảo về cả chất lượng lẫn tốc độ này rất đáng để chúng ta học hỏi và tham chiếu tới chất lượng văn học trong nước hiện tại”, nhà văn Ngô Hoàng Anh nhận xét.

Có thể thấy, hầu như mọi lĩnh vực văn học nghệ thuật đều bị tác động lớn của thời đại công nghệ số khiến nhiều tác giả sáng tác theo lối truyền thống không khỏi lúng túng để bắt nhịp.

Bảo Thoa

(còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động