--> -->
Nỗi lo sạt lở ven sông Bùi, sông Đáy

Kỳ cuối: Bảo đảm phòng chống lũ, an toàn tính mạng của nhân dân

Những năm gần đây, hiện tượng sói mòn và sạt lở xảy ra tại huyện Chương Mỹ cũng như một số địa phương các trên địa bàn Hà Nội ngày càng gia tăng ở mức báo động. Tình trạng sạt lở không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mà còn đe dọa đến tính mạng hàng triệu người dân. Việc tìm giải pháp để hạn chế những thiệt hại và rủi ro do sạt lở, sụp lún đất là một yêu cầu cấp bách.    
ky cuoi bao dam phong chong lu an toan tinh mang cua nhan dan Người dân làng nghề giày da Phú Yên kêu cứu vì rác thải không được xử lý
ky cuoi bao dam phong chong lu an toan tinh mang cua nhan dan Trả lại không gian công cộng cho người dân
ky cuoi bao dam phong chong lu an toan tinh mang cua nhan dan Người dân thấp thỏm sống trong khu nhà cổ "chờ sập" giữa Thủ đô

Nỗ lực từ cơ sở

Thực tế những năm qua, khu vực ven sông Bùi, sông Đáy đoạn chảy qua huyện Chương Mỹ thường xuyên xảy ra sự cố sạt lở. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi địa bàn này nằm trong vùng sỏi ong xen kẹp và trũng thấp. Điều này dẫn tới hiện tượng thẩm lậu, sạt trượt trên tuyến đê khi mực nước lên cao hoặc xuống thấp đột ngột.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hưng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Văn Võ, cho biết, hiện nay xã không có điều kiện để đầu tư cải tạo nên phải kiến nghị với các cấp, Thành phố. Trước đó Thành phố cũng đã đầu tư để cải tạo đê điều, kè bờ ven sông. Năm nay, xã cũng tiếp tục có kiến nghị. “Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông cùng một số sở ban ngành của thành phố, huyện cũng đã về tiến hành kiểm tra thực trạng để có phương án”, ông Hưng cho biết.

ky cuoi bao dam phong chong lu an toan tinh mang cua nhan dan
Người dân sống ven sông chủ động trồng tre để ngăn ngừa một phần sụt lún khi mưa bão

Cũng theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Văn Võ, tại địa phương, chính quyền các cấp cũng đã tập trung tuyên truyền người dân thấy được nguy hiểm và trách nhiệm của mình trong phòng chống thiên tai. Đồng thời, nhấn mạnh mỗi người dân phải có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ như: trồng tre, các loại cây khác ven bờ để giảm bớt xói mòn, sạt lở; tăng cường đắp bờ, ngăn nước; tại các vị trí sụt lún, dùng các chất thải xây dựng đổ xuống ven sông để làm giảm sói mòn.

Bên cạnh đó, chính quyền xã cũng đã lên phương án khi mưa lũ xảy ra, các hộ nằm trong vùng nguy hiểm, cảm thấy không an toàn thì có thể chuyển các hộ vào trong trường học, nhà văn hóa hoặc chuyển sang xã Phương Trung (huyện Thanh Oai).“Xã Văn Võ đã làm rất tốt công tác tuyên truyền, chủ động ngăn ngừa, ứng phó đến từng người dân góp phần giảm đáng kể hiện tượng sụt lở đất nhưng không thể triệt để được. Đây chỉ là giải pháp tại chỗ”, ông Hưng cho biết.

Về kế hoạch để đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa bão sắp tới, xã Văn Võ tiếp tục tăng cường, duy trì thực hiện các biện pháp những năm cũ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cũng nhấn mạnh mong muốn kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban ngành của thành phố quan tâm, đầu tư để kè ven sông, đảm bảo an toàn cho người dân. Bởi, có kè chắc chắn thì mới giữ được bền vững, không sụt lở mới yên tâm phát triển kinh tế được.

"Văn Võ là xã thuần nông, ngoài cấy lúa, các hộ thu nhập chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt. Chăn nuôi các hộ cũng dùng đất của hộ gia đình mình để làm chuồng trại nuôi trâu, bò, gà, vịt hoặc trồng bưởi. Tuy nhiên, với tình trạng hiện nay thì các hộ rất ngại để đầu tư vì có những năm đầu tư bị mất hết, mất cả gốc chứ chưa kể đến lãi. Mong mỏi của địa phương là sớm có đầu tư, chính quyền địa phương cũng yên tâm trong chỉ đạo điều hành và người dân yên tâm trong việc phát triển kinh tế", ông Hưng bày tỏ.

Cấp bách khắc phục sự cố

Trước diễn biến sạt lở xảy ra nghiêm trọng trên nhiều tuyến sông, vừa qua, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã ký ban hành các quyết định công bố tình trạng khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông tại Chương Mỹ cũng như một số địa phương khác.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị các địa phương ngăn không cho người dân vào khu vực sạt lở; khoanh vùng phạm vi có nguy cơ sạt lở tiếp diễn, cắm biển cảnh báo để người dân biết, phòng tránh. Đồng thời, giao Sở Nông nghiệp và Phát tiển Nông thôn Hà Nội làm chủ đầu tư, thực hiện các dự án xử lý cấp bách những sự cố sạt lở nêu trên, bảo đảm phòng chống lũ, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân ven sông.

Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, huyện Chương Mỹ cũng đã tiến hành khảo sát mức độ nguy hiểm của các sự cố. Hiện, tại các vị trí bị sạt lở, cơ quan chức năng của huyện đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã xử lý giờ đầu. Cắm biển cảnh báo nguy hiểm, đóng cọc tre, đắp bao tải cát, bố trí lực lượng ứng trực thường xuyên, thông tin kịp thời để chủ động ứng phó trong trường hợp khẩn cấp.

ky cuoi bao dam phong chong lu an toan tinh mang cua nhan dan
Huyện Chương Mỹ phối hợp với các cấp chính quyền cắm biển cảnh bảo tại những nơi có nguy cơ sạt lở

Ủy ban nhân dân huyện cũng đang phối hợp Sở Ngông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cơ quan chuyên môn liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã phối hợp với Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão thực hiện xây dựng phương án, tổ chức xử lý giờ đầu, sẵn sàng ứng phó sự cố theo phương châm "4 tại chỗ", không để sự cố phát triển thêm, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các công trình đê điều và các hộ dân sinh sống trong các khu vực sạt lở.

Trên thực tế, không chỉ huyện Chương Mỹ mà tại một số nơi khác, tình trạng sạt lở ven sông vẫn đang diễn ra. Có thể kể đến, sạt lở bờ sông Đà qua địa bàn xã Thái Hòa (huyện Ba Vì) dài khoảng 655 m có nguy cơ ảnh hưởng đến 15 hộ dân sinh sống, hiện các vị trí sạt lở đang có xu hướng mở rộng và cách nhà dân 3-5 m gây nguy hiểm cho các hộ dân.

Tại bờ hữu sông Cà Lồ (huyện Đông Anh) từ đền Ba Voi đến cầu Phủ Lỗ cũng xuất hiện lún sụt ở bờ sông. Các công trình phụ của di tích đền Ba Voi cũng đã xuất hiện nhiều vết nứt xé, lún nền như: nứt, lún ở khu vực sân, các vết nứt trên tường…

Tình trạng sạt lở ven các tuyến sông trên địa bàn Hà Nội không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của nhiều cư dân ven sông, mà còn làm suy giảm năng lực phòng chống lũ của các tuyến đê. Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi mùa mưa bão 2020 được đánh giá là sẽ diễn biến rất phức tạp, khó lường. Để đảm bảo an toàn cho người dân trong thời gian tới, các cấp chính quyền phải có nhiều biện pháp quyết liệt hơn nữa để ngăn ngừa tình trạng sạt, lở xảy ra tại ven sông.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, hệ thống công trình đê điều của Hà Nội dày đặc. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, hệ thống công trình đê điều trên địa bàn thành phố cơ bản bảo đảm phòng, chống lũ theo thiết kế. Tuy nhiên, hầu hết các công trình được xây dựng từ lâu, đến nay, đã xuống cấp. Mặt khác, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dòng chảy của các sông thay đổi dẫn đến tình trạng bị xói lở nghiêm trọng, sạt trượt, tiềm ẩn các sự cố nguy hiểm, nhất là trong mùa mưa bão…

Để khắc phục kịp thời các sự cố sạt lở, hư hỏng công trình đê điều, sạt lở bờ sông, bãi sông, theo đề xuất của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trước mắt, đối với các sự cố sạt lở công trình, bờ sông Đà, sông Hồng, sông Đáy… trên địa bàn các huyện Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Thanh Oai các cấp, các ngành cần phải có phương án cụ thể, đề phòng các yếu tố bất ngờ có thể xảy ra.

Tại các địa phương có công trình đê, kè xảy ra sự cố, các phòng, ban chức năng chủ động phối hợp chặt chẽ với các hạt quản lý đê trên địa bàn cắm biển cảnh báo sự cố, cảnh báo người dân trong khu vực biết để phòng tránh, hạn chế người dân qua tại khu vực xảy ra sự cố; đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến các sự cố để xử lý kịp thời.

Kim Tiến - Hữu Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Nhân dịp 25 năm vận hành thị trường chứng khoán (TTCK), Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính), tổ chức Tọa đàm “Lực đẩy dòng vốn mới”. Tọa đàm tập trung vào việc giải mã lực đẩy thực sự của dòng vốn trong giai đoạn mới.
Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Bộ Nội vụ yêu cầu không xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác khi tăng lương tối thiểu vùng.
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Mưa lũ xảy ra nhanh trong đêm khiến nhiều xã miền núi của tỉnh Nghệ An ngập sâu trong biển nước. UBND tỉnh chỉ đạo khẩn, chính quyền các xã và người dân nhanh chóng di dời người và tài sản.
Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025, việc bố trí công chức vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm phải được thực hiện trước ngày 1/7/2027.
U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

Sau khi vượt qua vòng bảng với thành tích toàn thắng, đội tuyển U23 Việt Nam chính thức giành quyền vào vòng bán kết Giải U23 Đông Nam Á 2025 với tư cách nhất bảng B. Đối thủ tiếp theo của thầy trò HLV Kim Sang-sik là U23 Philippines - đội nhì bảng A. Trận bán kết sẽ diễn ra lúc 16h00 ngày 25/7 trên sân vận động Bung Karno, Indonesia.

Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng. Hơn 5.300 tỷ đồng bị thu giữ, hàng trăm người sập bẫy “đầu tư ảo”, con số là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ ai còn mơ hồ trước những lời mời gọi làm giàu nhanh chóng trong thời đại số.
Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, đợt cao điểm xử lý do lực lượng chức năng triển khai thời gian qua tại Hà Nội đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ người dân. Không chỉ ủng hộ về mặt chủ trương, nhiều người còn kỳ vọng chiến dịch lần này sẽ tạo ra chuyển biến thực chất, chấm dứt tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn từ các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội.
Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Vụ triệt phá hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý thị trường. Không chỉ là câu chuyện của một đường dây sản xuất tinh vi, đây còn là hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, cũng như sự chủ quan từ phía người tiêu dùng.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Vụ việc "lùm xùm" liên quan đến phí chung cư giữa cư dân chung cư Skylight, 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với Ban quản trị lẽ ra sẽ được làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm để người dân không phải "vác đơn" đến cơ quan công quyền và báo chí nếu lãnh đạo quận, Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng giải quyết đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tiếp công dân và Luật Tố cáo.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Xem thêm
Phiên bản di động