--> -->
Để Thủ đô Hà Nội thông thoáng, không còn cảnh ùn tắc

Kỳ 3: Ì ạch giảm tải cho hạ tầng giao thông

Trước thực trạng quá tải về hạ tầng xã hội, ùn tắc giao thông, giải pháp di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp… là một trong những giải pháp giảm tải sớm được nghĩ đến.
Kỳ 2: Góc nhìn từ quy hoạch Kỳ 1: Khi hạ tầng giao thông bị quá tải

Hẳn nhiên, khi di dời những cơ sở này Hà Nội sẽ khắc phục được những bất cập từ việc dân số đông trong khi quỹ đất hầu như không còn. Từ đó, góp phần tích cực thúc đẩy bộ mặt đô thị phát triển văn minh, khắc phục được câu chuyện hạ tầng, đường sá nhếch nhác, lộn xộn… Đáng nói, hiện tầm nhìn và kế hoạch cho câu chuyện di dời đã có song đến nay việc triển khai vẫn ì ạch, nhiều vướng mắc.

Cần phá được “tảng băng” trì trệ

Không khó để nhận thấy việc tắc nghẽn giao thông tại Hà Nội trong những năm gần đây là do dân số cơ học tăng nhanh. Một phần nguyên nhân của tình trạng này do Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội lớn của cả nước, phần khác vì hệ thống cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp… vẫn tập trung chủ yếu ở Hà Nội.

Trước thực trạng này, Hà Nội đã lần nữa xác định việc giảm tải cho hạ tầng là cần thiết khi công bố Đồ án quy hoạch Thủ đô với những chiến lược bài bản. Cụ thể, một trong những mục tiêu của 6 Đồ án quy hoạch phân khu tại 4 quận lõi nội đô được thành phố Hà Nội phê duyệt đó là, từ nay đến năm 2030 sẽ giảm dân số tại 4 quận lõi, khoảng 215.000 người.

Kỳ 3: Ì ạch giảm tải cho hạ tầng giao thông
Quá nhiều trường học, cơ sở sản xuất, khu đô thị, nhà cao tầng... tập trung ở khu vực nội đô là một trong những căn nguyên gây áp lực lên hạ tầng giao thông. (Ảnh: Minh Phương)

Mục tiêu trên đã nhận được sự đồng tình, đồng thuận từ dư luận. Tuy nhiên, theo ý kiến của các nhà quy hoạch, để giảm được mục tiêu trên, trước mắt cần phải di dời được các trường đại học, cơ sở công nghiệp… ra khỏi nội đô.

Không khó để thấy, ít năm gần đây quy mô sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố có xu hướng tăng mạnh. Cá biệt, có những trục giao thông lớn, hướng vào trung tâm Thành phố lại tồn tại la liệt các cơ sở giáo dục trú đóng. Đường Nguyễn Trãi là ví dụ.

Đây là một trong những tuyến đường có mặt cắt ngang rộng nhất Hà Nội, nhưng vào giờ cao điểm tuyến đường Nguyễn Trãi lại luôn ở trong tình trạng ùn ứ, lộn xộn.

Đáng nói, dọc trục giao thông này dù khoảng cách chỉ dài hơn 1km tính từ khu vực Nhà máy thuốc lá Thăng Long đến siêu thị Co.opmart thì đường đã phải “gánh” đến 5 cơ sở giáo dục quy mô lớn là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Hà Nội, Học viện An ninh, Học viện Bưu chính viễn thông…

Tương tự, việc di dời nhà máy, xí nghiệp nằm trong khu vực các quận nội thành nhằm mục đích giảm thiểu tác động về ô nhiễm môi trường, quá tải hạ tầng cho khu vực nội đô Hà Nội cũng được xem là nhiệm vụ cấp thiết song đến nay vẫn chưa có nhiều tiến triển.

Ở câu chuyện di dời các nhà máy công nghiệp khỏi nội đô, ông Nguyễn Đức Hùng - Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cho biết, phát triển công nghiệp là một trong những yếu tố tất yếu của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá. Song, sau thời gian dài tồn tại, các cơ sở công nghiệp hiện hữu đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân và cản trở phát triển đô thị.

Do vậy, việc di dời các cơ sở công nghiệp không phù hợp các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, gây mất cân đối về hạ tầng xã hội và kỹ thuật, giao thông, ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch chung là cần thiết và cấp bách.

Đáng chú ý, qua đánh giá, khảo sát ở 113 cơ sở/10 quận nội thành thì có 5 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, 20 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, 88 cơ sở không phù hợp quy hoạch.

Kỳ 3: Ì ạch giảm tải cho hạ tầng giao thông
Quy hoạch phân khu đô thị khu vực nội thành với định hướng giảm tải cho Hà Nội đã sớm được các cấp ban, ngành Trung ương và Hà Nội chỉ rõ, hướng đến một Hà Nội văn minh, hiện đại. (Ảnh: Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội)

Hiện nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong quy hoạch các vành đai giao thông. Nhà máy bia Hà Nội là ví dụ. Theo đó, cơ sở này là một trong những điểm dự kiến phải di dời khỏi khu vực nội đô bởi nằm trong Vành đai 1; hay như Nhà máy bánh kẹo Hải Hà cũng là đơn vị nằm trong khu vực Vành đai 2. Ngoài ra, các cơ sở như Nhà máy Dệt kim Đông Xuân,… cũng có vị trí không phù hợp khi nằm lọt trong khu vực đang phát triển đô thị dày đặc. “Với hiện trạng như vậy thì rất cần thiết phải di dời để duy trì và phát triển đô thị bền vững…”, ông Nguyễn Đức Hùng nhấn mạnh.

Đặt lợi ích người dân và Thủ đô lên hàng đầu

Theo tìm hiểu, trên cơ sở Quy hoạch chung thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội.

Ngoài ra, việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, trường học, cơ quan công sở cũng đã được nêu ra tại Luật Thủ đô năm 2012. Tuy nhiên, đến nay, quyết định đã có hiệu lực thi hành nhưng tiến độ di dời vẫn rất chậm chạp.

Bàn về nguyên nhân chậm di dời thì có nhiều song những hệ lụy nhãn tiền là hạ tầng Thủ đô lại đang ngày một quá tải. Chẳng hạn, dẫn chứng cho những ảnh hưởng từ việc chậm di dời nhà máy khỏi nội đô, Kiến trúc sư Nguyễn Thái Huyền - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho rằng, qua công tác nghiên cứu, khảo sát, việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô Hà Nội là bài toán khá phức tạp. Bởi nó có liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành, đơn vị, trong khi vai trò của các bên thực hiện việc di dời thì vẫn chưa rõ ràng, khiến lộ trình diễn ra chậm.

Theo tìm hiểu, nhằm khơi dậy tiềm năng, vị thế của một Thủ đô đang trong quá trình phát triển theo hướng hiện đại, yêu cầu của quy hoạch đặt ra việc Hà Nội phải không ngừng mở rộng và phát triển.

Để đáp ứng vấn đề này, định hướng phát triển không gian đô thị của Hà Nội theo mô hình chùm đô thị, gồm khu vực đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh, các đô thị sinh thái và vùng nông thôn được kết nối bằng hệ thống đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng Thủ đô và Quốc gia.

Kỳ 3: Ì ạch giảm tải cho hạ tầng giao thông
Các trục đường hướng vào nội đô luôn trong tình trạng người và phương tiện tham gia giao thông đông đúc. (Ảnh: Giang Nam)

Trong đó, đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, cách thị trấn bằng một hành lang xanh chiếm tới 70% diện tích đất tự nhiên của Thành phố.

Đặc biệt, giờ đây hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đã và đang được xây dựng đồng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Diện tích đất dành cho giao thông tăng dần hằng năm. Mạng lưới giao thông đô thị đang được đầu tư hoàn thiện với hệ thống các đường vành đai, các tuyến hướng tâm và các trục chính đô thị…

Nhiều ưu điểm, tuy nhiên trong thời gian tới, để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện định hướng xây dựng Thành phố "xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại", Hà Nội vẫn cần xem xét kết cấu hạ tầng là một bước đột phá, phải xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ. Phát triển hiện đại nhưng cần toàn diện cả đô thị và nông thôn, để nâng tầm Thủ đô phát triển thành đô thị đặc biệt.

Một trong những yêu cầu quan trọng của Chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025 là hằng năm xóa 8-10 điểm ùn tắc giao thông, hạn chế các điểm phát sinh mới. Để đạt mục tiêu này, được biết Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, như: Huy động mọi nguồn lực, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối đồng bộ các tuyến đường Vành đai, trục đường hướng tâm, các cầu qua sông và các tuyến đường có tính chất liên vùng...; tăng cường công tác duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông hợp lý, phù hợp tình hình thực tế.

Giang Nam

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng trong nước, thế giới đồng loạt giảm mạnh những phiên cuối tuần. Triển vọng ngắn hạn của vàng trong mắt nhà đầu tư và các chuyên gia đang trái chiều.
Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Dự báo trong phiên điều hành tuần tới, giá xăng sẽ tiếp tục giảm.
Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Công an xã Phú Xuyên đã tổ chức hoạt động cấp Căn cước công dân lưu động cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Chải (sinh năm 1930) và các cựu chiến binh đang sinh sống trên địa bàn xã. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do của dân tộc.
Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công

Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công

Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn - đền ơn đáp nghĩa”, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Nội Bài và các tổ chức chính trị - xã hội xã Nội Bài đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công.
Hành trình từ người lính năm xưa đến ngọn lửa trách nhiệm giữa đời thường

Hành trình từ người lính năm xưa đến ngọn lửa trách nhiệm giữa đời thường

Gần 60 năm kể từ ngày rời ghế nhà trường lên đường nhập ngũ, cựu chiến binh Đinh Văn Tòng (Tổ dân phố số 7, phường Long Biên) vẫn không ngơi nghỉ. Ông vẫn miệt mài góp sức cho cộng đồng, giữ trọn vẹn phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong đời sống thường nhật. Với ông, cống hiến không chỉ gói gọn trong chiến tranh, mà là hành trình không ngừng của sự xây dựng, kết nối, truyền cảm hứng sống đẹp và lòng yêu nước cho thế hệ mai sau.
Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18/7 đến ngày 25/7), toàn Thành phố ghi nhận 72 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 38/126 phường, xã; tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Các xã miền Tây Nghệ An tan hoang sau cơn lũ lớn, ba ngày qua, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân muôn nơi đã nhanh chóng đóng góp hỗ trợ và trực tiếp lên các bản làng để thăm hỏi, giúp sức cho bà con.

Tin khác

Hà Nội tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy

Hà Nội tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy

Từ 25/7 đến 25/8/2025, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội đã đồng loạt ra quân tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải trên cả đường bộ và đường thủy, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Nhiều trường hợp vi phạm đã bị phát hiện và xử lý nghiêm.
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 121/CĐ-TTg về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua phường Sông Trí, tỉnh Hà Tĩnh.
Lật xe khách trên Quốc lộ 1 qua Hà Tĩnh, 9 người tử vong, 15 người bị thương

Lật xe khách trên Quốc lộ 1 qua Hà Tĩnh, 9 người tử vong, 15 người bị thương

Một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào rạng sáng 25/7 trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã khiến 9 người tử vong và 15 người khác bị thương. Đây là một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng nhất trong thời gian gần đây trên tuyến Quốc lộ 1.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông cầu Nhật Tân từ 25/7

Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông cầu Nhật Tân từ 25/7

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ điều chỉnh tổ chức giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn lên cầu để phục vụ thi công các hạng mục giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện.
Muốn có "giao thông xanh": Sớm quy hoạch để "phủ sóng" nhanh trạm sạc

Muốn có "giao thông xanh": Sớm quy hoạch để "phủ sóng" nhanh trạm sạc

Xe điện, với những ưu điểm như không phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm tiếng ồn, đang dần hiện diện nhiều hơn trên các tuyến phố của Thủ đô. Tuy nhiên, để giao thông xanh thực sự lan tỏa và đi vào cuộc sống, một trong những yếu tố mang tính quyết định chính là hạ tầng trạm sạc.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Chiều 23/7, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên phố Khâm Thiên khi một chiếc ô tô bán tải bất ngờ tông vào nhiều xe máy đang lưu thông trên đường, khiến các phương tiện đổ ngổn ngang, gây ùn tắc cục bộ.
Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phấn đấu bàn giao mặt bằng cho đơn vị chủ đầu tư để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và dự án khai thác quỹ đất vùng phụ cận các nhà ga, depot đường sắt
 (đoạn qua địa phận TP.HCM) trong tháng 12/2026.
Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha), hai sân bay Vân Đồn và Cát Bi đã chính thức mở cửa trở lại từ 12h trưa ngày 22/7, khôi phục hoạt động tiếp nhận và khai thác tàu bay.
Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm đứt cáp, xe chở cán bộ xã rơi xuống sông khi đi chống bão

Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm đứt cáp, xe chở cán bộ xã rơi xuống sông khi đi chống bão

Một sự cố nghiêm trọng vừa xảy ra vào sáng 22/7 tại xã Thanh Yên (tỉnh Điện Biên), khi cầu treo Pa Thơm bất ngờ đứt cáp, khiến một ô tô bán tải chở cán bộ xã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão cùng một xe máy rơi xuống sông Nậm Núa.
Xem thêm
Phiên bản di động