-->
Tiếp sức cho người dân gặp khó khăn vượt qua đại dịch:

Kỳ 2: Tháo gỡ vướng mắc để không bỏ lọt các đối tượng được thụ hưởng

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc tích cực của cơ quan chức năng, thời gian qua, hàng triệu người lao động, người sử dụng lao động và nhiều đối tượng khó khăn khác trên địa bàn Hà Nội đã tiếp cận, thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Trung ương và thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, quá trình triển khai chính sách vẫn gặp khó khăn, vướng mắc nên các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm gỡ vướng từ những việc nhỏ, đảm bảo chính sách không bỏ lọt đối tượng.
Kỳ 1: Cứu cánh từ những gói hỗ trợ an sinh xã hội Hà Nội: Hơn 1.300 tỷ đồng từ gói hỗ trợ an sinh đã đến với người dân, người lao động khó khăn Hà Nội: 841 chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục được hỗ trợ an sinh

Gỡ vướng từ những việc nhỏ

Nhìn lại quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố trong thời gian vừa qua, lãnh đạo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Hà Nội cho biết, các chính sách được triển khai nghiêm túc, khẩn trương, bảo đảm đúng người, đối tượng thụ hưởng. Quá trình triển khai vừa bám sát quy định chung, vừa phù hợp với thực tiễn ở Thủ đô cũng như diễn biến của dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc.

Trước hết, về gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ gồm 12 nhóm chính sách được quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Tại Hà Nội, các chính sách này được cụ thể hóa bằng Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.

Kỳ 2: Tháo gỡ vướng mắc để không bỏ lọt các đối tượng được thụ hưởng
Cán bộ xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm tới gia đình người dân trao hỗ trợ khó khăn

Trong 12 nhóm chính sách của gói hỗ trợ này, chính sách hỗ trợ lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ lao động tự do… là những chính sách có nhiều ý kiến, kiến nghị đề nghị các cơ quan chức năng quan tâm gỡ vướng.

Ví dụ như trường hợp Công ty TNHH Khóa Huy Hoàng (Khu công nghiệp Quang Minh). Kiến nghị tới cơ quan chức năng huyện Mê Linh, doanh nghiệp này cho biết, trong giai đoạn bình thường, doanh nghiệp có tổng số 551 lao động. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công ty thu hẹp quy mô sản xuất, phải cho 419 người tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 14/7 đến hết ngày 6/9/2021. Vậy, 419 lao động của Công ty TNHH Khóa Huy Hoàng có thuộc đối tượng được hỗ trợ theo gói an sinh xã hội của Chính phủ hay không?

Cũng liên quan đến chính sách nêu trên, nhiều địa phương phản ánh, thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp sản xuất phải tạm hoãn hợp đồng lao động sau ngày 24/7/2021 (thời điểm toàn thành phố giãn cách xã hội), do không bảo đảm được phương án sản xuất an toàn để phòng, chống dịch. Một số doanh nghiệp có phương án được duyệt, nhưng phải cho một bộ phận người lao động tạm hoãn hợp đồng để bảo đảm sản xuất giãn cách... Trong những trường hợp này, người lao động có được hưởng chính sách hỗ trợ hay không, thì các bên liên quan cũng đang lúng túng chưa biết triển khai thế nào cho đúng và trúng.

“Thời gian gần đây, chúng tôi phải tạm dừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ với nhóm lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, chờ hướng dẫn thống nhất từ các cơ quan chức năng”, Trưởng phòng LĐ-TB&XH quận Hà Đông Đỗ Thị Minh Loan cho biết.

Cũng liên quan vướng mắc ở nhóm chính sách này, theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, Nghị quyết số 68/NQ-CP quy định, một trong các điều kiện để người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chính sách hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 là phải đang tham gia bảo hiểm xã hội đến tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Nhưng trên thực tế, tại các địa phương, nhiều lao động chưa ký hợp đồng lao động, chưa được tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ, hoặc đã tham gia nhưng doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội.

Kỳ 2: Tháo gỡ vướng mắc để không bỏ lọt các đối tượng được thụ hưởng
Chi trả chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội cho đối tượng thụ hưởng tại xã Yên Sở, huyện Hoài Đức

“Hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể, song những vướng mắc trên đã khiến một bộ phận không nhỏ người lao động không đủ điều kiện để nhận được gói hỗ trợ theo quy định của Chính phủ...”, Giám đốc LĐ-TB&XH Hà Nội Bạch Liên Hương cho biết.

Chính sách hỗ trợ đối với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) cũng gặp nhiều vướng mắc khi các địa phương cũng chưa xác định rõ, người lao động giúp việc, trông trẻ cho các gia đình, giúp việc theo giờ; thợ xây, lao động làm việc tại các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, lao động là chủ và nhân viên trong lĩnh vực cho thuê dịch vụ cưới hỏi,… có thuộc đối tượng hỗ trợ hay không để triển khai...

Ở gói hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội quy định tại Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13/8 của HĐND Thành phố, theo Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thanh Bình, qua giám sát công tác chi trả hỗ trợ, nhiều địa phương đã gặp phải những khó khăn do đối tượng thụ hưởng đang ở trong khu vực cách ly, khu vực phong tỏa để phòng, chống dịch, trong đó có một số đối tượng được quy định tại Nghị quyết số 15/NQ-HĐND. Bên cạnh đó, việc hiện giãn cách xã hội nên việc quyết toán thuế gặp nhiều khó khăn khiến người dân, doanh nghiệp cũng chưa đáp ứng được điều kiện để tiếp cận nguồn hỗ trợ theo quy định.

Đảm bảo công khai, minh bạch, không lọt đối tượng

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, trong quá trình triển khai chính sách, Sở đã chủ động nắm bắt những thông tin, khó khăn, vướng mắc của các quận, huyện, thị xã. Đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của Sở, lãnh đạo Sở đã chỉ đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ trao đổi, hướng dẫn bằng nhiều cách thức như qua nhóm Zalo, điện thoại hoặc có văn bản hướng dẫn, tháo gỡ.

Kỳ 2: Tháo gỡ vướng mắc để không bỏ lọt các đối tượng được thụ hưởng
Trao hỗ trợ an sinh xã hội cho lao động tự do ở quận Ba Đình

Theo đó, với những vướng mắc trong chính sách hỗ trợ lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, Sở LĐ- TB&XH Hà Nội lưu ý, điều kiện quan trọng để được hỗ trợ là “phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19”. Do đó, những đơn vị phải thu hẹp sản xuất do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thì không thuộc đối tượng thụ hưởng theo gói hỗ trợ của Chính phủ.

Về chính sách hỗ trợ lao động tự do, tùy từng trường hợp cụ thể mà địa phương thực hiện. Chẳng hạn, với lao động giúp việc gia đình, nếu họ có giao kết hợp đồng lao động, nghĩa là không phải lao động tự do, thì không thuộc trường hợp hỗ trợ. Còn nếu người lao động thực hiện công việc giúp việc theo giờ là công việc không thường xuyên, thì được coi là công việc người lao động tự làm và thực hiện hỗ trợ nếu đáp ứng đủ nhu cầu. Tương tự, với trường hợp thợ xây dựng, nếu họ làm việc cá nhân riêng lẻ hoặc làm việc theo nhóm tại những công trình riêng lẻ tư nhân, không có quan hệ chủ - thợ, thì đối tượng này được hỗ trợ, nếu họ đủ điều kiện. Nếu thợ xây làm việc theo nhóm thợ, có người cai, thầu, chấm công,... nghĩa là đã phát sinh quan hệ lao động, nên họ không được hỗ trợ…

“Sau gần 2 tháng triển khai, gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ đã góp phần tạo động lực, điểm tựa an sinh xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn. Với tinh thần đó, chúng tôi luôn quan tâm gỡ vướng từ những việc nhỏ. Nội dung nào vượt quá thẩm quyền, chúng tôi tiếp tục kiến nghị UBND Thành phố, Bộ LĐ-TB&XH xem xét, giải quyết”, bà Bạch Liên Hương nói.

Kỳ 2: Tháo gỡ vướng mắc để không bỏ lọt các đối tượng được thụ hưởng
Lãnh đạo UBND phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ trao kinh phí hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội cho người thụ hưởng

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà cũng cho biết, trước những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ an sinh, mới đây, Thường trực HĐND thành phố đã kiến nghị Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH tập trung tháo gỡ, nhất là việc giải quyết chính sách hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, điều kiện tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch.

Thường trực HĐND thành phố cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan xem xét, tháo gỡ về thủ tục hoàn thiện thông báo quyết toán thuế năm 2020 hoặc có thể xem xét cho phép thay điều kiện “Thông báo quyết toán thuế năm 2020” bằng “Thông báo đã tiếp nhận tờ khai thuế của các đơn vị và xác nhận số tiền đã nộp thuế năm 2020 của doanh nghiệp” để tạo điều kiện cho người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực hàng không, vận tải, du lịch, dịch vụ lưu trú, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.

HĐND thành phố cũng đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị khẩn trương chi trả một số chính sách chưa hoặc chậm tổ chức thực hiện; giao các đơn vị đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm việc chi trả đúng đối tượng, kịp thời, đúng thời điểm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các đơn vị và người dân trong việc chi trả chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng khác gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, qua đó kịp thời phát hiện vi phạm, xử lý nghiêm theo quy định.

“Để bảo đảm quyền, lợi ích của các đối tượng, các xã, phường, thị trấn cần tiếp tục rà soát, không bỏ sót các đối tượng được thụ hưởng, đồng thời có kiến nghị đối với nhóm đối tượng chưa quy định trong chính sách hỗ trợ, đặc biệt là công khai, minh bạch, tránh trục lợi trong việc chi trả các chính sách hỗ trợ”, bà Phùng Thị Hồng Hà nhấn mạnh.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025

Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025

Theo quy định, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) là 4,5% mức tiền lương hoặc lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở.
Đi làm vào Tết Âm lịch 2025, người lao động được nhận lương thế nào?

Đi làm vào Tết Âm lịch 2025, người lao động được nhận lương thế nào?

(LĐTĐ) Tết Âm lịch là dịp Tết lớn nhất trong năm, dịp để mọi người nghỉ ngơi, dành thời gian quây quần bên gia đình. Tuy nhiên, không ít người lao động vẫn làm việc trong những ngày này vì yêu cầu công việc hoặc được động viên bằng mức lương hấp dẫn. Vậy người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch 2025 sẽ được nhận lương như thế nào?
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/2/2025.
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

(LĐTĐ) Người nghỉ hưu sớm khi thực hiện tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu. Ngoài việc sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, người nghỉ hưu sớm sẽ được nhận thêm một khoản hỗ trợ.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó đề xuất quy định về điều kiện hưởng lương hưu.
Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động.
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu đang được điều chỉnh tăng dần theo lộ trình, do vậy, trước khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 thì tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động khác nhau theo từng năm. Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong điều kiện lao động bình thường là bao nhiêu?
Xem thêm
Phiên bản di động