-->
Tiếp sức cho người dân gặp khó khăn vượt qua đại dịch:

Kỳ 1: Cứu cánh từ những gói hỗ trợ an sinh xã hội

Đại dịch Covid-19 khiến nhiều người dân, người lao động lâm vào tình cảnh khó khăn. Thế nhưng với sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, thành phố Hà Nội và các cấp chính quyền, đoàn thể bằng nhiều hình thức, từ hỗ trợ kinh phí, lương thực, nhu yếu phẩm đến giúp về nơi ăn, chốn ở, hỗ trợ về cơ chế, chính sách… không chỉ giúp họ giảm bớt khó khăn mà còn cảm thấy ấm để cùng chung sức, đồng lòng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh.
Hà Nội: Hơn 1.300 tỷ đồng từ gói hỗ trợ an sinh đã đến với người dân, người lao động khó khăn Hà Nội: 841 chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục được hỗ trợ an sinh Gần 173 ngàn lao động tự do được hỗ trợ an sinh

Tiền hỗ trợ được trao đúng lúc người dân cần nhất

Sau khi thành phố Hà Nội nới lỏng giãn cách, từ ngày 22/9, vợ chồng anh Nguyễn Anh Đức bắt đầu mở lại quán hàng ăn ở ngõ 6, phố Quỳnh Lôi, phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng sau gần 2 tháng đóng cửa phòng dịch bệnh. “Gần hai tháng qua đã có những lúc tôi cảm thấy chán nản, tưởng không thể mở lại cửa hàng vì cuộc sống quá khó khăn, nhưng rất may, sự hỗ trợ kịp thời của Thành phố đã giúp tôi có động lực vượt khó, kiên trì chờ đợi để có ngày hôm nay”- anh Đức bộc bạch.

Kỳ 1: Cứu cánh từ những gói hỗ trợ an sinh xã hội
Trao hỗ trợ cho người dân ở phường Kim Giang, quận Thanh Xuân

Theo anh Đức, vợ chồng anh thuê địa nhà để kết hợp sinh sống và bán hàng tại địa điểm này. Trước đây, cuộc sống của hai vợ chồng trẻ và hai con nhỏ tạm ổn khi việc bán hàng suôn sẻ. Nhưng từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, đặc biệt là trong đợt dịch thứ 4 (từ cuối tháng 4/2021 đến nay), vợ chồng anh đã phải thu gọn cửa hàng, hạn chế lượng khách, chỉ bán mang về và cuối cùng là đóng cửa hoàn toàn trong thời gian giãn cách để phòng dịch, thu nhập từ giảm sút đến không có.

“Đang lo lắng vì tiền tích lũy cạn dần thì vợ chồng tôi đã được nhận tiền hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ với mức 1,5 triệu đồng mỗi người, tổng số là 3 triệu đồng. Tuy không nhiều nhưng số tiền này cũng đủ để vợ chồng tôi trang trải những nhu cầu thiết yếu về ăn uống trong thời gian giãn cách để bám trụ lại Hà Nội chờ cơ hội lập nghiệp trở lại’- anh Đức nói.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Hường, thợ cắt tóc gội đầu ở thôn 2, xã Kim Lan, huyện Gia Lâm cũng rất ấm lòng khi được san sẻ khó khăn kịp thời trong những ngày không có việc làm vì ảnh hưởng dịch bệnh. Vừa tất bật với công việc ở cửa hàng đã hoạt động trở lại sau thời gian giãn cách, chị Hường vừa chia sẻ, từ cuối tháng 7, chị đóng cửa hàng, thực hiện nghiêm yêu cầu giãn cách của Thành phố. Do không không có việc làm khác nên từ đó chị không có nguồn thu nhập nào, cuộc sống rất khó khăn.

Kỳ 1: Cứu cánh từ những gói hỗ trợ an sinh xã hội
Cán bộ xã Kim Lan, huyện Gia Lâm trao hỗ trợ cho người dân khó khăn

"Lúc ấy, tôi có nghe đến chính sách hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ nhưng cũng không biết là mình có được hưởng không, muốn hưởng thì phải có những thủ tục gì. Thế mà ngay sau đó, tôi đã được lãnh đạo xã đến tận nhà hướng dẫn các thủ tục, rồi mời tới xã để trao tiền. Thật xúc động, các cấp chính quyền đã không quên bất cứ người dân nào trong lúc khó khăn"- chị Hường bộc bạch.

Câu chuyện cảm động nữa là của cô giáo Trịnh Thị Hằng - Giáo viên trường Mầm non Newsun (xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức). Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh không thể đến trường, từ đầu tháng 5/2021, cô giáo Trịnh Thị Hằng phải nghỉ việc. Cô Hằng cho biết, mấy tháng qua, cô phải sống nhờ vào chồng và bố mẹ chồng vì không có lương. Giữa lúc khó khăn, thông qua Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức, cô Hằng được nhận hỗ trợ an sinh xã hội với số tiền là 5.710.000 đồng. Hôm được nhận trợ cấp, cô Hằng xúc động bộc bạch: “Sự quan tâm của các cấp chính quyền Thành phố thật kịp thời, đúng lúc. Số tiền này giúp tôi có thêm nguồn trang trải sinh hoạt trong thời gian vẫn còn phải nghỉ việc vì dịch bệnh. Tôi chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo và mong muốn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn như tôi cũng được hưởng sự quan tâm này”.

Trên 3,18 triệu người lao động, hộ kinh doanh được hỗ trợ an sinh

Trên đây chỉ là một số trường hợp trong hàng triệu trường hợp người dân khó khăn đã được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Trung ương, chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội trong thời điểm khó khăn vì ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Hà Nội Bạch Liên Hương cho biết, với quyết tâm giúp người dân sớm được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ để giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống, thời gian qua, cả hệ thống chính trị từ cấp Thành phố đến cơ sở và các sở, ngành, cơ quan liên quan, các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã chỉ đạo đồng bộ, triển khai khẩn trương, quyết liệt các chính sách hỗ trợ của Trung ương, đặc thù của thành phố Hà Nội cho các đối tượng khó khăn.

Kỳ 1: Cứu cánh từ những gói hỗ trợ an sinh xã hội
Cán bộ xã Di Trạch, huyện Hoài Đức đội mưa tới nhà người dân trao hỗ trợ khó khăn

“Với đặc thù địa bàn rộng, số người thụ hưởng đông, đa dạng, trong khi việc triển khai các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội trên địa bàn Hà Nội đúng vào thời gian thành phố giãn cách xã hội, nên gặp nhiều khó khăn song các địa phương đã chủ động, linh hoạt, tìm ra cách thức triển khai phù hợp để đưa chính sách hỗ trợ đến với đối tượng thụ hưởng nhanh nhất”- bà Bạch Liên Hương cho biết.

Cũng theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, để nguồn lực hỗ trợ kịp thời đến với người dân, các địa phương chủ động ứng kinh phí, phân công lực lượng cán bộ chi trả liên tục cho đối tượng thụ hưởng. Đơn cử như tại huyện Gia Lâm, theo Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Gia Lâm Lê Thị Kim Châu, ngay khi các quyết định hỗ trợ được phê duyệt, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm đã chi trả cho người dân bất kể thời gian, cả ngày nghỉ và vào ban đêm. Tại huyện Hoài Đức, cán bộ huyện cũng đã từng đội mưa, lặn lội đến nhà người dân vào các buổi trưa, chiều, tối để trao chính sách hỗ trợ đến với người dân một cách nhanh nhất.

Với sự vào cuộc tích cực đó, theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, đến nay, tổng trị giá các nguồn lực mà thành phố đã hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là hơn 1.329 tỷ đồng. Đối với gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ, các sở, ngành, địa phương đã ra quyết định hỗ trợ cho hơn 1,665 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn với kinh phí gần 648 tỷ đồng.

Kỳ 1: Cứu cánh từ những gói hỗ trợ an sinh xã hội
Trao hỗ trợ cho người lao động khó khăn ở bộ phận một cửa, quận Hà Đông

Trong đó, chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã đến với hơn 1,423 triệu lao động, tổng số tiền thực hiện hỗ trợ giảm đóng là hơn 147 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất đã có 8.249 người thụ hưởng với số tiền gần 59 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đã có hơn 23.000 người thụ hưởng với kinh phí gần 91 tỷ đồng. Với nhóm lao động tự do, chính sách hỗ trợ đã giúp 188.571 người được tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ. Số tiền đã hỗ trợ cho nhóm đối tượng này là gần 283 tỷ đồng.

Đối với các chính sách hỗ trợ đặc thù của Thành phố, đến nay, các cơ quan chức năng đã phê duyệt và thực hiện hỗ trợ đối với 8/8 nhóm đối tượng. Số người thụ hưởng các chính sách là 288.230 người, hộ kinh doanh. Kinh phí phê duyệt đã hỗ trợ là gần 295 tỷ đồng.

Ngoài các chính sách của Trung ương và Thành phố, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã trích kinh phí hơn 89 tỷ đồng từ nguồn ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 để hỗ trợ 175.117 hộ nghèo và nhiều đối tượng khác, bao gồm cả một số người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội. Từ nguồn lực vận động xã hội hóa, toàn Thành phố đã giúp đỡ, hỗ trợ cho 1,052 triệu lượt người, hộ gia đình gặp khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống với số tiền gần 290 tỷ đồng...

Tính chung, từ đầu tháng 7/2021 đến nay, toàn thành phố đã có hơn 3,18 triệu lượt người dân, người lao động, hộ gia đình, chủ cơ sở kinh doanh được hỗ trợ về an sinh xã hội. Con số này cho thấy, các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội của Trung ương và thành phố Hà Nội đã bao phủ rộng khắp địa bàn, tới từng đối tượng khó khăn trên địa bàn Thủ đô, giúp các đối tượng khó khăn thêm ấm lòng.

Giám đốc Sở LĐ- TB&XH Hà Nội Bạch Liên Hương khẳng định, hiện nay, Thành phố đã nới lỏng giãn cách xã hội, nhịp sống dần trở lại “trạng thái bình thường mới”, song các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội đến với các trường hợp khó khăn, tiếp sức cho người lao động, doanh nghiệp vững tâm vượt qua những tác động khó khăn của đại dịch.

(Còn nữa)

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới

Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới

Dự kiến tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có sự điều chỉnh từ 1/7/2025.
Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng. Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người bắt đầu tham gia BHXH muộn hoặc tham gia không liên tục có cơ hội tích lũy đủ 15 năm đóng (thay vì 20 năm như quy định tại Luật BHXH 2014) để được hưởng lương hưu hằng tháng.
Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), để được hưởng lương hưu thì người lao động cần đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu cũng như số năm đóng BHXH.
Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến cho dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới đây. Tổng hợp từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đưa ra nhiều gợi mở cho việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức của Việt Nam, trong đó có vấn đề tuổi nghỉ hưu.
Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được soạn thảo để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới. Quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đưa ra nhiều khuyến nghị, gợi mở quan trọng về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công chức... cho Việt Nam.
Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Bộ Tư pháp vừa tổ chức thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều đề xuất quan trọng, chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT). Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người tham gia mà còn góp phần quan trọng vào việc duy trì hệ thống BHYT công bằng, minh bạch và bền vững.
Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy

Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy

Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 002/2025/TT-BNV về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2025/TT-BNV ngày 17/01/2025 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Xem thêm
Phiên bản di động