-->
Văn minh hóa cưới xin: Mệnh lệnh của cuộc sống

Kỳ 2: Nỗi lòng…

Đối với những người có thu nhập trung bình, mỗi lần nhận được thiệp mời, cảm giác buồn, vui lẫn lộn!
ky 2 noi long Đám cưới xưa, đám cưới nay

Người thu nhập thấp khốn khổ

Mùa cưới, chạy đâu cũng không thoát. Người thu nhập khá cũng khổ, người thu nhập thấp, trung bình đang phải đi thuê nhà; hoặc có hai con đang học thì còn “ngao ngán” hơn nhiều. Nguyễn Ngọc Đông, nhân viên kinh doanh cho một công ty dược phẩm (hiện đang thuê nhà tại khu tập thể Vĩnh Hồ - Đống Đa) tâm sự: Tổng thu nhập tháng khoảng gần 6 triệu đồng, trong khi phải bỏ ra 1 triệu đồng cùng với 3 người bạn thuê nhà, nên cứ mỗi năm đến mùa cưới là sợ.

Đông kể, vì thanh niên, quan hệ cũng rộng, nên có những tháng cao điểm nhận 4 - 5 chiếc thiệp mời cưới là chuyện bình thường. Mỗi đám thấp nhất tiền mừng 500 nghìn, vì thế có những tháng tình trạng tài chính rơi vào con số âm. “Ngán lắm nhưng không thể không đi. Mình chưa lấy vợ, giờ không đi sau mình mời, ai đi. Hơn nữa đa số là bạn bè và các mối quan hệ xã hội không đi không được”- Đông cho hay.

ky 2 noi long
Mỗi lần nhận được thiệp mời đám cưới, mỗi chúng ta cảm giác buồn, vui lẫn lộn (Ảnh minh họa)

Còn chị Nguyễn Thị Hương, nhân viên văn phòng một công ty thương mại tại Hà Nội chia sẻ: “Lương của tôi trung bình 5 triệu/ tháng. Trong đó, riêng thuê nhà đã hết 1 triệu, điện nước, ăn uống cũng rơi vào khoảng 3 triệu. Mỗi tháng chắt bóp lắm thì còn lại 1 triệu cho các khoản chi tiêu cá nhân mà tháng nào cũng đều đặn vài cái đám cưới thì không còn một đồng. Năm nay được tuổi nên gần như đến mùa cưới thực sự là ác mộng của tôi. Bạn bè bằng tuổi thay nhau gửi thiệp. Có tháng cao điểm tôi có 5 cái đám cưới, 2 cái mừng sinh nhật. Mới ra trường đi làm nên tháng nào phải đi ăn cưới nhiều thì xác định phải vay bạn bè hoặc gọi về xin gia đình”.

Những người thuê nhà đã vậy, những đối tượng về hưu còn khổ không kém. Có lần tâm sự với PV, ông Dân ở phường Thịnh Quang (Đống Đa) cho hay: Lương về hưu của ông trên 5 triệu đồng/tháng, vào mùa cao điểm ông nhận hàng tá thiệp mời cưới. Nào khu phố, nào nào bạn bè cơ quan cũ, nào anh em họ hàng ở quê, đủ cả. Ông Dân tính, có tháng cao điểm số tiền dùng cho việc đi cưới xin, ma chay lên tới cả chục triệu. “May mà có chút tích lũy, chứ nhờ vào đồng lương mà cứ cưới xin tùm lum thế này thì gay” - ông Dân cho biết.

Thành phố là vậy, thôn quê khổ còn hơn thế. Vừa rồi người viết có dịp về quê nội Thanh Hóa và quê người bạn thân Hưng Yên được nghe kể câu chuyện đi đám mới thấy hết nỗi bi ai. Quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng một tháng không biết phải đi bao nhiêu là đám. Hết đám cưới, đam tang; đám hiếu, sang cát rồi cả tân gia nhà, sinh nhật con, cháu; mừng con đỗ đại học giờ đây cũng tổ chức cơm thân mật. Thu nhập không cao, mỗi đám như vậy tiền mừng cũng phải từ 100 đến 200 nghìn đồng, tình làng nghĩa xóm không đi không được. Nhưng đi thì có lúc không biết xoay xở vào đâu!

Người thu nhập cao cũng hết hơi

Cách đây 2 năm, mỗi lần đi cưới, nếu là gia chủ không thân lắm, tiền mừng trung bình khoảng 300 nghìn đồng, nhưng nay do giá cả tăng cao, mâm cỗ đặt cũng tăng theo, nên đi cưới tiền mừng thấp nhất 500 nghìn đồng; thân hơn chút tiền triệu…

Tân làm cho một tập đoàn tư nhân, lương tháng khoảng 15 triệu đồng, so với mặt chung thu nhập thế là khá cao, song anh cũng “phát rồ” về mấy cái chuyện đám. Anh kể, ở tập đoàn anh số lượng người trẻ tuổi rất nhiều, cứ vào mùa cưới là gần như cả tuần kín lịch; đấy là chưa kể anh em, họ hàng, con cái của bạn bè. Anh nói, có những tháng tiền đưa về “nộp vợ” chỉ còn 3 - 4 triệu đồng, khiến không ít lần vợ “nghi ngờ” có bồ nhí. Còn chị Hằng Thương công tác ở cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường cũng kêu trời, cứ vào mùa cưới là thâm hụt ngân sách nghiêm trọng.

Như đã đề cập, tùy theo mối quan hệ mà “đóng” phong bì bao nhiêu là chuyện đã rồi. Nhưng nay, mỗi khi nhận được thiệp mời cưới, người nhận phải soi xem gia chủ tổ chức ở đâu. Tổ chức ở các nhà hàng, khách sạn trung bình thì “ba rem” tiền mừng vẫn thế, song nếu gia chủ lại chọn địa điểm sang trọng như khách sạn 5 sao thì không thân cũng phải thay vì phong bì 500 nghìn lên thành 1 triệu đồng.

Vì mỗi người đi cưới đều biết rằng, thuê những nơi như thế tổ chức cưới khá đắt tiền, mình đi ăn cưới đóng phong bì như chỗ bình thường không đành! Chả thế, chị Hằng một phụ huynh có con cùng học với lớp con người viết tâm sự: Mới tháng 7, ngoài việc lo tiền nhập học cho hai đứa sinh đôi rất tốn kém, còn nhận được 3 cái đám cưới của con các đồng chí lãnh đạo cơ quan của chị và chồng. “Đã lãnh đạo, đám cưới nào cũng tổ chức khách sạn, chuyến này hết hơi”- chị Hằng cho hay.

Những nhân vật mà chúng tôi đề cập chỉ là điển hình về nỗi khổ của rất nhiều người dân đang phải chịu cảnh khổ về những hủ tục liên quan đến cưới xin hiện nay.

Lo tổ chức đám cưới cũng mệt

Thời buổi kinh tế khó khăn, giá các mặt hàng, dịch vụ tăng cao nên nhiều đôi uyên ương dù quan niệm “chuyện cưới xin chỉ có một lần” nhưng vẫn phải chắt bóp từng khoản chi tiêu mới dám mơ về đám cưới. Cặp đôi Lan Anh – Mạnh Hưng (Bắc Giang) đều là công nhân trong công ty may tư nhân, lương mỗi người chỉ 3-4 triệu đồng/tháng nên khi chuẩn bị đám cưới, cả hai rất đau đầu. Lan Anh chia sẻ: “Chúng mình gặp rất nhiều khó khăn khi chuẩn bị làm đám cưới. Suốt cả năm qua, hai đứa đã phải lên kế hoạch chi tiết cụ thể những khoản cần chi cho đám cưới kèm theo số tiền ước tính bao gồm váy cưới, giường tủ cưới, ảnh cưới, tiền cỗ cưới.

Tính ra một mâm cỗ rẻ nhất cũng khoảng từ 2 triệu đồng trở lên. Một đám cưới khoảng nhỏ thì cũng khoảng 40 - 50 mâm. Các khoản chi phí cho đám cưới tiết kiệm nhất cộng lại cũng khoảng 70 - 80 triệu đồng. Đồng lương chưa đủ sống, bố mẹ ở quê lại nghèo, nên xác định muốn cưới cũng phải chạy vạy vay họ hàng tổ chức, sau đó lấy tiền mừng đi trả nợ”.

Những công nhân có thu nhập lo cưới đủ thấm mệt, những gia đình sống bằng nghề nông hoặc cán bộ về hưu ở thôn quê hoặc ngoại thành Hà Nội còn mệt hơn. Nếu như thành phố, tiền cỗ, bàn, địa điểm cưới gia chủ thường chỉ đặt cọc khoảng 30- 50% trên tổng số tiền thuê trọn gói là khâu dịch vụ họ lo chu đáo, cưới xong “mới lấy mỡ nó rán nó- trả nợ”. Còn ở quê, các khâu liên quan đến cưới đều là “tiền tươi, thóc thật”. Vì ăn uống linh đình, nên mỗi lần tổ chức đám cưới cho con, phải họp anh em, họ hàng thân thiết huy động vốn, cưới xong mới lo trả nợ. Thậm chí, không ít nhà còn phải vay ngân hàng để lo đám cưới con.

L.Hà - P.Bùi

Kỳ 3: Sao lại xé rào?

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động

Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên, hai ngày nay, khi nắm rõ thông tin hơn 600 camera trên địa bàn thành phố Vinh đi vào hoạt động từ ngày 22/1, người tham gia giao thông đã cẩn trọng hơn để không mắc các lỗi vi phạm, nhất là thời điểm Tết cận kề, các phương tiện tham gia giao thông đông đúc.
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

(LĐTĐ) Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

(LĐTĐ) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ tổ chức đoàn kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng và một số trung tâm du lịch như thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bái Đính - Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Tam Chúc (tỉnh Hà Nam)…
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

(LĐTĐ) Đường Lê Quang Đạo kéo dài nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông được cơ quan chức năng tiến hành thông xe tạm thời trên đoạn tuyến dài 1,9km.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

(LĐTĐ) Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã  thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

(LĐTĐ) Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long

Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long

(LĐTĐ) "Hành vi vi phạm đã bị chúng tôi phát hiện thì sẽ không thể trốn tránh được, trong trường hợp không thể phạt nóng sẽ tiến hành xác minh, phạt nguội sau chứ không để bỏ lọt vi phạm", đại diện Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 11 nhấn mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động