--> -->
Chìa khóa cho kinh tế tư nhân phát triển: Có phải chỉ là tiếp cận vốn?

Kỳ 2: Chính sách đổi mới và dài hạn

Với một khu vực chiếm hơn 97% số lượng doanh nghiệp và đóng góp khoảng 60% GDP, kinh tế tư nhân Việt Nam đang giữ vai trò không thể thay thế trong quá trình phát triển. Nhưng để khu vực này không chỉ “làm nền” mà thực sự bứt phá, cần đến một hệ sinh thái đồng bộ, từ thể chế đến tư duy và các điều kiện hạ tầng.
Kỳ 1: Những lực cản vô hình kìm hãm khu vực kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân và những thuận lợi khi bước vào kỷ nguyên mới Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Khuyến khích phát triển dài hạn, không chỉ ứng cứu ngắn hạn

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay phần lớn tập trung vào miễn, giảm thuế hoặc hỗ trợ tạm thời sau dịch. Tuy nhiên, để doanh nghiệp tư nhân có thể lớn mạnh và phát triển bền vững, cần nhiều hơn các chính sách dài hạn. Đó có thể là các ưu đãi thuế cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ tiếp cận quỹ chuyển đổi số, hay phát triển cụm ngành để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi giá trị.

Bên cạnh đó, đầu tư vào hạ tầng giao thông, logistics và nền tảng số hóa không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, mà còn giảm chi phí sản xuất - một lợi thế cạnh tranh thiết yếu trong bối cảnh hội nhập.

Dù chuyển đổi số được xác định là xu hướng tất yếu, nhưng thực tế cho thấy phần lớn doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vẫn “đứng ngoài cuộc chơi”. Lý do phổ biến là thiếu nhân sự chuyên môn, lo ngại chi phí, và chưa hiểu rõ giá trị của chuyển đổi số.

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tễ - xã hội Hà Nội, phần lớn doanh nghiệp “đã, đang và sẽ tiếp tục chuyển đổi số”, chỉ là ở các mức độ khác nhau. “Nhiều doanh nghiệp áp dụng phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm quản trị, đó cũng là bước đầu của chuyển đổi số. Nhưng để thực sự tạo giá trị gia tăng và tham gia vào nền kinh tế số, họ cần được hướng dẫn cụ thể, hỗ trợ đúng thời điểm và đúng nhu cầu”, ông Nguyễn Minh Phong nói.

Kỳ 2: Chính sách đổi mới và dài hạn
Cần xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: BT)

Một trong những điểm yếu lớn của khu vực tư nhân Việt là thiếu liên kết - cả trong nội bộ doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các đơn vị nghiên cứu, trường đại học hay chính quyền. Mô hình “mạnh ai nấy làm” khiến doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế quy mô, không chia sẻ được nguồn lực và thường bị động khi thị trường biến động.

Để khắc phục tình trạng này, theo chuyên gia, cần xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, trong đó chính quyền địa phương đóng vai trò kết nối thị trường, định hướng ngành hàng, còn các hiệp hội nghề nghiệp cần chuyên nghiệp hóa, sát cánh cùng doanh nghiệp từ khâu lên ý tưởng đến tìm kiếm đầu ra.

Một yêu cầu quan trọng khác là vai trò của Nhà nước cần chuyển từ “quản lý - kiểm soát” sang “đồng hành - hỗ trợ”. Điều này thể hiện ở cải cách hành chính, minh bạch hóa thủ tục, đảm bảo quyền kinh doanh và bảo vệ tài sản hợp pháp của doanh nghiệp.

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh: “Doanh nghiệp chỉ yên tâm đầu tư khi được bảo vệ về tài sản, sở hữu trí tuệ và quyền cạnh tranh lành mạnh. Thể chế chính là chìa khóa, không chỉ là luật, mà là cách thực thi luật và tinh thần thượng tôn pháp luật trong thực tế”.

Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực phát triển quốc gia

Không thể phủ nhận rằng vốn là điều kiện cần. Nhưng vốn không thể phát huy hiệu quả nếu thiếu môi trường pháp lý thuận lợi, thiếu tư duy dài hạn, và thiếu liên kết. Từ đó, nhiều doanh nghiệp chọn “không lớn”, vì càng lớn lại càng bị soi, bị ràng buộc, hoặc thậm chí bị nghi ngờ.

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, muốn khu vực kinh tế tư nhân thực sự phát triển, điều đầu tiên cần làm là cải thiện thể chế - trong đó bao gồm nhận thức, cơ chế bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, và giảm các rào cản pháp lý. Việc chưa có khung pháp lý minh bạch về quyền tài sản, tranh chấp cổ đông, cũng như thiếu đất cho doanh nghiệp nhỏ đã khiến nhiều doanh nghiệp e dè khi đầu tư dài hạn.

Nếu những “nút thắt” hiện tại được gỡ bỏ một cách bài bản, tạo ra một môi trường thể chế thực sự mới, kinh tế tư nhân chắc chắn sẽ “lột xác”, bước vào một kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ. Đây là điều cần phải khẳng định.

Cần nhớ rằng, chỉ trong khoảng 30-40 năm, từ con số gần như bằng không, khu vực tư nhân đã chiếm tới 80% việc làm, hơn 60% đầu tư xã hội và gần một nửa GDP, như Nghị quyết 68-NQ/TW đã khẳng định. Điều đó chứng tỏ họ đã “trầy trật” qua các cửa ải và vẫn được như vậy.

Nếu được tôn trọng và hỗ trợ đúng mức, tư nhân sẽ mở ra một giai đoạn phát triển mới cho Việt Nam, đúng như kỳ vọng trong Nghị quyết số 68 và các định hướng của Đại hội Đảng” - TS. Nguyễn Minh Phong

Một trong những hướng đi thực tế giúp doanh nghiệp “vượt ngưỡng” là tham gia vào các chuỗi giá trị. “Khi không thể một mình lớn, hãy lớn nhờ vào mạng lưới. Mỗi doanh nghiệp đảm nhận một công đoạn trong chuỗi - vừa trong khả năng, vừa an toàn mà vẫn có thể mở rộng”, ông Phong phân tích.

Tuy nhiên, để làm được điều đó, doanh nghiệp cần được khuyến khích cổ phần hóa, hợp tác - điều mà nhiều doanh nghiệp tư nhân hiện nay vẫn ngần ngại vì thiếu hiểu biết, thiếu vốn, và thiếu niềm tin vào cơ chế bảo vệ cổ đông nhỏ.

Trong hệ sinh thái “nuôi lớn” doanh nghiệp, vai trò của địa phương và hiệp hội là rất quan trọng. Chính quyền không nên chỉ ban hành chính sách mà cần lắng nghe, gỡ vướng và tạo điều kiện thực tế. Hiệp hội phải là tổ chức bảo vệ - hỗ trợ - kết nối chứ không chỉ dừng lại ở hoạt động hình thức.

“Địa phương cần giúp giảm chi phí tuân thủ, nhất là về đất đai, môi trường, phòng cháy, chữa cháy. Hiệp hội thì cần trở thành người bạn đồng hành thực sự, giúp doanh nghiệp từng bước tháo gỡ khó khăn, mở rộng thị trường và nâng cấp năng lực”, ông Phong nói.

Vấn đề cốt lõi hiện nay không nằm ở chỗ doanh nghiệp có được vay vốn hay không, mà là khi vay được rồi, họ có đủ điều kiện để sử dụng hiệu quả hay không.

Kinh tế tư nhân muốn trở thành động lực thật sự thì không thể dựa mãi vào vốn hay các ưu đãi ngắn hạn. Cái cần là nâng cao năng lực nội tại - đặc biệt là quản trị và khả năng thích ứng với thay đổi.

Chuyên gia cho rằng, nhiều doanh nghiệp nhỏ hiện nay vẫn duy trì mô hình quản lý theo kiểu gia đình, thiếu kế hoạch dài hạn, và ít khi chịu đầu tư vào nhân sự chất lượng cao. Chúng ta cần một thế hệ doanh nhân mới - dám nghĩ lớn, có khát vọng toàn cầu, và sẵn sàng học hỏi. Muốn vậy, môi trường cần khuyến khích sự đổi mới sáng tạo, minh bạch và cạnh tranh công bằng.

Bên cạnh việc cải thiện thể chế, chính quyền cần đóng vai trò “bà đỡ” trong giai đoạn đầu, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, định hướng sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Nhưng về lâu dài, doanh nghiệp phải tự đi bằng đôi chân của mình. Nhà nước không nên làm thay. Việc của nhà nước là tạo ra đường chạy, còn doanh nghiệp phải rèn luyện để chạy được và chạy xa.

Cuối cùng, chuyên gia kỳ vọng nếu những nút thắt thể chế, nhận thức và hỗ trợ được tháo gỡ, khu vực tư nhân Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn đột phá thật sự. Từ gần như con số 0 sau đổi mới, nay khu vực này đã chiếm tới 80% việc làm và gần một nửa GDP. Nếu được tiếp sức đúng cách, họ có thể là động lực thực sự để Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Dịu dàng màu nắng” tập 34: Tuyết sốc nặng khi bị bà Hà “nắn gân”, Lan Anh sắp trở về gần Xuân Bắc

“Dịu dàng màu nắng” tập 34: Tuyết sốc nặng khi bị bà Hà “nắn gân”, Lan Anh sắp trở về gần Xuân Bắc

Tập 34 của “Dịu dàng màu nắng”, đánh dấu bước chuyển quan trọng khi bà Hà (NSND Lan Hương) chính thức can thiệp và chấn chỉnh hành vi vượt quyền của Tuyết (Thanh Hoa). Đồng thời, Lan Anh (Lương Thu Trang) có cơ hội trở lại spa cũ, mở ra khả năng cô tái hợp với Xuân Bắc (Duy Hưng).
Giá xăng dầu hôm nay (18/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (18/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giảm

Hôm nay (18/7), giá dầu thế giới đảo chiều tăng cả khi căng thẳng thương mại toàn cầu có dấu hiệu hạ nhiệt, khi các nhà phân tích cho rằng mức tồn kho thấp và các rủi ro mới nổi tại Trung Đông là những yếu tố đang hỗ trợ thị trường. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,97 USD/thùng, tăng 0,72%, giá dầu WTI ở mốc 67,17 USD/thùng, tăng 1,19%.
Giá vàng hôm nay (18/7): Trong nước ổn định, thế giới tăng

Giá vàng hôm nay (18/7): Trong nước ổn định, thế giới tăng

Giá vàng hôm nay (18/7): Giá vàng miếng trong nước đi ngang ở mức 120,6 triệu đồng/lượng bán ra; giá vàng thế giới tăng nhẹ so với sáng qua, niêm yết quanh ngưỡng 3.342 USD/ounce
Tỷ giá USD hôm nay (18/7): Giá USD “chợ đen” quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (18/7): Giá USD “chợ đen” quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (18/7): Tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 25.176 VND/USD, tăng 8 VND so với phiên giao dịch trước. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 98,64 điểm, tăng 0,25%. Tuy nhiên, giá USD “chợ đen” lại quay đầu giảm.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/7: Nắng nóng gay gắt, chiều tối mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/7: Nắng nóng gay gắt, chiều tối mưa rào

Dự báo ngày 18/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
U23 Việt Nam vs U23 Lào: Khẳng định vị thế đương kim vô địch

U23 Việt Nam vs U23 Lào: Khẳng định vị thế đương kim vô địch

Trận đấu ra quân của U23 Việt Nam tại vòng bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025 sẽ là cuộc chạm trán với U23 Lào vào lúc 17h00 ngày 19/7. Với tư cách là đương kim vô địch hai năm liên tiếp (2022, 2023), U23 Việt Nam bước vào giải đấu với mục tiêu không gì khác ngoài việc bảo vệ thành công ngôi vương.
U23 Brunei vs U23 Malaysia: Cơ hội để “Hổ Mã Lai” tìm lại chính mình

U23 Brunei vs U23 Malaysia: Cơ hội để “Hổ Mã Lai” tìm lại chính mình

Vào lúc 17h00 ngày 18/7, U23 Malaysia sẽ có cuộc đối đầu với U23 Brunei trong khuôn khổ vòng bảng giải U23 Đông Nam Á 2025. Đây là trận đấu mang ý nghĩa then chốt đối với U23 Malaysia sau khởi đầu đầy thất vọng, trong khi U23 Brunei chỉ đặt mục tiêu khiêm tốn là cọ xát và học hỏi tại sân chơi khu vực này.

Tin khác

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các địa phương, doanh nghiệp, thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo và các sự kiện liên kết vùng để nâng cao năng lực triển khai thương mại điện tử (TMĐT) tại các tỉnh, thành phố. Đồng thời, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh.
Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia

Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia

Vietnam Airlines đang khai thác đều đặn các chuyến bay khứ hồi hằng ngày trên cả hai chặng thành phố Hồ Chí Minh - Jakarta và Thành phố Hồ Chí Minh - Denpasar, từ đó, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách và góp phần thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam - Indonesia.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn

Trong các tháng 6,7/2025, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các kết luận, chỉ rõ các vi phạm tại chi nhánh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tại thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng. Trong đó có những “lỗi” thuộc về công tác thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, về tài sản bảo đảm, tiềm ẩn rủi ro cao, yêu cầu khẩn trương khắc phục,…
Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh

Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh

Chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp là bước ngoặt lớn, không chỉ mở rộng cơ hội phát triển mà còn mở ra cánh cửa hưởng ưu đãi thuế. Tuy nhiên, để tận dụng được lợi thế này, đòi hỏi chủ hộ phải đủ điều kiện, hiểu rõ luật và minh bạch ngay từ đầu.
Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật

Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật

Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp Việt Nam (SYS Việt Nam), Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp kinh tế số dành cho người khuyết tật.
Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT

Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.
Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ hướng đến việc tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy sáng tạo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường quản lý nhà nước và phát triển TMĐT bền vững; mà còn đặt nền móng pháp lý mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu số, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường toàn cầu.
Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Kỷ nguyên số đặt ra thách thức lớn với mọi mô hình quản trị truyền thống. Đổi mới quản trị không chỉ là thay đổi cách làm, mà là tái cấu trúc tư duy, công cụ và văn hóa để doanh nghiệp thích ứng nhanh, vận hành hiệu quả và phát triển bền vững.
Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh

Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh

Từ năm 2026, thuế khoán - phương thức thu thuế đã áp dụng suốt nhiều thập kỷ với các hộ kinh doanh sẽ chính thức bị xóa bỏ, đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động