-->
Vì sao trụ sở cũ một số bộ, ngành vẫn không bàn giao cho TP Hà Nội xây dựng các công trình dân sinh?

Kỳ 1: “Có mới” nhưng không “nới cũ”!

(LĐTĐ) Trong khi các trường học ở các quận nội thành TP Hà Nội đang rất thiếu, vì không bô trí được quỹ đất, dẫn đến một lớp có đến 50 - 60 học sinh, thì một sô bộ, ngành dù được TP Hà Nội cấp đất xây trụ sở mới làm việc khang trang, nhưng vẫn không bàn giao trụ sở cũ cho Thành phố!  
ky 1 co moi nhung khong noi cu Khó thu hồi đất tại các trụ sở
ky 1 co moi nhung khong noi cu Hà Nội tăng cường công tác quản lý tài sản công
ky 1 co moi nhung khong noi cu Vẫn lo thiếu trường học

TỪ VIỆC CÓ TRỤ SỞ MỚI KHANG TRANG, TRỤ SỞ CŨ VẪN DÙNG...

Ngay từ những năm 2008, Chính phủ đã có chủ trương di dời một số bộ, ngành, trường đại học, bệnh viện ra ngoại thành để một phần giảm tải áp lực về giao thông, một phần để TP Hà Nội có quỹ đất làm các công trình an sinh xã hội.

Và ngày 23/1/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 130/2015/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội. Trong đó, giao các bộ, ngành chủ trì lập danh mục, lộ trình và biện pháp di dời bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ quan đơn vị, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

ky 1 co moi nhung khong noi cu
Mặc dù đã chuyển về trụ sở mới (số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy) từ tháng 5/2012 nhưng Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn giữ trụ sở cũ (số 83, đường Nguyễn Chí Thanh)

Thực hiện chủ trương trên, TP Hà Nội đã bàn giao quỹ đất sạch để xây trụ sở mới cho một số bộ, ngành, trên cơ sở sẽ phải bàn giao trụ sở cũ cho Thành phố. Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô, hiện có nhiều cơ quan đã được bố trí đất, chuyển đến trụ sở mới như: Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Trường Đại học Y tế Công cộng… nhưng quỹ đất sau khi di dời lại được sử dụng làm cơ sở 2 hoặc lập dự án đầu tư xây dựng hoặc chuyển giao cho các đơn vị khác mà không bàn giao cho thành phố quản lý, khai thác sử dụng để bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

Đơn cử như Bộ Tài nguyên và Môi trường, mặc dù đã chuyển về trụ sở mới (số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy) từ tháng 5/2012, với quy mô tòa nhà cao 18 tầng, được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 1,3ha nhưng trụ sở cũ (số 83, đường Nguyễn Chí Thanh) vẫn giữ lại làm trụ sở liên cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường (gồm các đơn vị: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục viễn thám quốc gia, Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường).

Tương tự, từ cuối năm 2011, trụ sở mới của Bộ Khoa học và Công nghệ (số 113 phố Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy) đã được đưa vào sử dụng với quy mô tòa nhà cao 13 tầng, được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 1,8ha. Dù đã có trụ sở mới khang trang, rộng rãi nhưng cho đến nay Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn chưa bàn giao lại trụ sở cũ (số 39, phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm) cho Thành phố Hà Nội.

ky 1 co moi nhung khong noi cu
Trụ sở mới của Bộ Nội vụ (số 8, đường Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy) được đưa vào sử dụng từ tháng 12/2010

Ngoài ra, từ tháng 12/2010, Bộ Nội vụ đã khánh thành và đưa vào sử dụng trụ sở mới (số 8, đường Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy), quy mô tòa nhà cao 17 tầng. Tuy nhiên, trụ sở cũ của Bộ Nội vụ (37A, phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng) không được bàn giao cho Thành phố Hà Nội mà đến tháng 5/2017, trụ sở này lại chuyển giao cho các đơn vị: Cục bảo trợ xã hội, Văn phòng Ủy ban quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, Cục người có công, Tạp chí Gia đình và Trẻ em. Tất cả các đơn vị này đều trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Kiểm toán Nhà nước cũng vậy...

... ĐẾN BÀN GIAO CHO ĐỐI TÁC

Không chỉ không chịu trả lại trụ sở cũ (bàn giao quỹ đất) cho TP Hà Nội, một số đơn vị sau khi chuyển trụ sở mới, nơi làm việc cũ còn được chuyển đổi hoặc chuyển đổi một phần mục đích sử dụng.

Điển hình, Trường Đại học Y tế Công cộng (Bộ Y tế) cũng là một trong những đơn vị được bố trí đất và đã chuyển đến trụ sở mới tại số 1A, đường Đức Thắng, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm. Song, trụ sở cũ của trường tại số 138B Giảng Võ, quận Ba Đình lại được chuyển đổi xây dựng khu hỗn hợp và nhà ở mang tên "rất tây" Grandeur Palacedo Công ty Cổ phần TNHH MTV Đầu tư Văn Phú – Giảng Võ làm Chủ đầu tư, quy mô tổng diện tích đất dự án hơn 9.000 m2.

Còn trụ sở mới của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (số 9, Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy) với quy mô tòa nhà 29 tầng và 2 tầng hầm, được xây dựng trên diện tích đất 7.704 m2 được đưa vào sử dụng từ tháng 7/2019. Tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên cho thấy, trụ sở cũ của cơ quan này tại số 44, đường Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm đang được phá dỡ để xây dựng Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng – Tòa nhà Techcombank do Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam làm chủ đầu tư.

Được biết, trong những năm qua, UBNDTP Hà Nội đã có các kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo với quan điểm rất rõ ràng "đã có đất xây trụ sở mới phải bàn giao mặt bằng trụ sở cũ cho TP Hà Nội". Song không hiểu vì lý do gì đến nay chưa có đơn vị nào bàn giao quỹ đất trụ sở cũ cho Thành phố!

Còn nữa…

Nhóm phóng viên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) - nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn tấp nập người đến lễ đầu năm mới. Sáng 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), hàng nghìn người vẫn tiếp tục đổ về lễ Phủ, cầu mong một năm mới may mắn, bình an.
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tại quận Tây Hồ, công tác cải cách hành chính đang từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số của thành phố Hà Nội.
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

(LĐTĐ) Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức vào 20h tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) tại Công viên văn hóa Đống Đa. Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại.
Sức hút của Sơn Tây

Sức hút của Sơn Tây

(LĐTĐ) Sự giao thoa giữa trầm tích văn hóa xứ Đoài và những chấm phá, sáng tạo trong hoạt động du lịch khiến mảnh đất Sơn Tây ngày một hấp dẫn. Vùng đất cổ của xứ Đoài trở thành điểm hẹn yêu thích của những người đam mê khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cùng với trải nghiệm các giá trị sâu lắng về mặt văn hoá, lịch sử.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

(LĐTĐ) Tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), ngày 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự lễ dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đơn vị đã triển khai vận hành tuyến buýt số 05 (Mai Động - Đại học Tài nguyên và Môi trường) bằng xe buýt điện. Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được Transerco đưa vào khai thác.
Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở

Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã hoàn thành khoảng 2,219 triệu m2 sàn nhà, tương đương khoảng 14.984 căn nhà. Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29,1m2/người, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 28,8m2/người.
Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025

Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025

(LĐTĐ) Mới đây, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã tưng bừng tổ chức chương trình khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025 tại khu vực Quảng trường Thống Nhất. Chương trình sẽ diễn ra xuyên suốt trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống

Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống

(LĐTĐ) Những năm qua, cùng với sự phát triển của sân khấu chèo chuyên nghiệp, phong trào hát chèo trong quần chúng nhân dân cũng diễn ra sôi nổi tại các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô. Hoạt động của các câu lạc bộ chèo góp phần tích cực trong việc gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật chèo truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động