--> -->

Kinh tế TP.HCM duy trì nhịp tăng trưởng đều

Dù chưa có nhiều đột phá nhưng hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong 5 tháng đầu năm 2024 vẫn duy trì được đà tăng trưởng đều, tạo điều kiện quan trọng để Thành phố có thể hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra trong những tháng còn lại của năm 2024.
Tăng trưởng kinh tế TP.HCM đối mặt với nhiều thách thức lớn Kinh tế TP.HCM tăng tốc ngay từ đầu năm

Tăng trưởng nhiều chỉ tiêu

Theo Cục Thống kê TP.HCM: Trong 5 tháng đầu năm 2024, nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,3%; doanh thu vận tải hàng hóa tăng 11,2%; thu ngân sách đạt gần 230.000 tỷ đồng (tăng 14,3%); tổng dư nợ tín dụng đạt hơn 2,6 triệu tỷ đồng (tăng 9,8%); kim ngạch xuất khẩu đạt 18,6 tỷ USD (tăng 14,2%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 458.000 tỷ đồng (tăng 10,2%), trong đó bán lẻ hàng hóa đạt hơn 219.000 tỷ đồng (tăng 9,3%), lưu trú ăn uống đạt hơn 51.000 tỷ đồng (tăng 8,7%), du lịch lữ hành đạt hơn 15.000 tỷ đồng (tăng 65,1%)…

Kinh tế TP.HCM duy trì nhịp tăng trưởng đều
Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2024 của TP.HCM đạt hơn 18 tỷ USD.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát tốt, tăng 3,24% so với cùng kỳ (cùng kỳ 2023 tăng 4,01%). Trong năm 2023, CPI từ đầu năm đến cuối năm có xu hướng giảm nhưng năm 2024 có xu hướng tăng và nhiều khả năng năm 2024 lạm phát cao hơn năm 2023 nhưng vẫn dưới mục tiêu 4,5%. Điều này cho thấy kinh tế phục hồi tốt hơn, cung tiền nhiều hơn, vòng quay tiền nhanh hơn, khi lạm phát dưới ngưỡng thì lạm phát tăng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế hơn.

Dư nợ tín dụng tháng sau cao hơn tháng trước, tổng vốn huy động 5 tháng đầu năm 2024 tăng 8,3% so với cùng kỳ cho thấy nhu cầu vay vốn tăng trưởng trở lại, trong khi đó lãi suất cho vay một số ngân hàng đã bắt đầu tăng. Tương tự, thị trường chứng khoán có xu hướng tích cực khi khối lượng giao dịch tăng 53,1% và giá trị gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Bên cạnh đó, hoạt động bất động sản khởi sắc trở lại khi doanh thu trong lĩnh vực này trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 7,4% so với cùng kỳ 2023; thu thuế từ nhà, đất cũng tăng 44,8% so với cùng kỳ.

Từ ngày 1/1/2024 đến ngày 20/5/2024, Thành phố đã cấp phép cho hơn 20.200 doanh nghiệp với vốn đăng ký đạt gần 173.000 tỷ đồng, tăng 8,7% về giấy phép và giảm 3,3% về vốn so với cùng kỳ 2023. Về đầu tư FDI, có hơn 800 trường hợp tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần góp vốn với quy mô hơn 707 triệu USD (tăng 30,7%). Thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 138.000 lượt người, đạt 46,1% kế hoạch; trong đó tạo việc làm mới cho hơn 62.000 chỗ làm (đạt 33,3%).

Vẫn còn nhiều thách thức

Bên cạnh việc duy trì nhịp tăng trưởng đều ở nhiều chỉ tiêu, kinh tế TP.HCM vẫn đang gặp nhiều thách thức khi chỉ số phát triển GRDP quý 1/2024 của Thành phố tuy đứng đầu khu vực Đông Nam Bộ nhưng lại đứng thứ 18 so với cả nước.

Là địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước nhưng trong 5 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp của TP.HCM vẫn chứng kiến sự phục hồi chậm. Mặc dù chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,3% so với cùng kỳ 2023 nhưng nếu tính theo giai đoạn 2019 – 2024 (thời điểm xảy ra dịch Covid-19) chỉ đạt 1,9%, cho thấy công nghiệp Thành phố phục hồi khá chậm và vẫn còn nhiều khó khăn.

Trong đó có tới 11/30 ngành công nghiệp cấp II giảm so với cùng kỳ năm 2023; hoạt động chế biến, chế tạo là trụ cột của ngành công nghiệp (chiếm hơn 90% giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp) nhưng chỉ tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng lao động trong ngành công nghiệp giảm tới 5,7% so với cùng kỳ.

Sức mua của thị trường trong nước duy trì nhưng thấp hơn mức tiềm năng. Mức tăng 10,2% trong 5 tháng đầu năm 2024 vẫn là mức tăng chậm lại so với các tháng đầu năm 2024 do dịch vụ ăn uống có xu hướng giảm, quy mô chỉ tương đương cùng kỳ năm 2021. Tính bình quân từ năm 2019 đến nay, lĩnh vực ăn uống chỉ tăng 4,5%/năm trong khi chỉ số giá tăng 3,2%, cho thấy sức mua đang thấp so với tiềm năng, xu hướng tiêu dùng tiết kiệm, chắt chiu hơn.

Đáng chú ý, giải ngân vốn đầu tư công vẫn diễn ra khá chậm. Từ đầu năm 2024 đến hết tháng 5/2024, Thành phố đã giải ngân được gần 10.900 tỷ đồng, đạt 13,7% kế hoạch năm 2024.

Trong khi đó, môi trường kinh doanh trong nước chưa được cải thiện rõ nét. Trong 5 tháng đầu năm 2024, Thành phố có hơn 27.700 doanh nghiệp tham gia vào thị trường nhưng cũng có đến hơn 20.500 doanh nghiệp rút khỏi thị trường; bình quân cứ 10 doanh nghiệp tham gia vào thị trường thì có 7 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Về đầu tư FDI, trong 5 tháng đầu năm 2024 số dự án FDI đăng ký mới tăng 24,1% so với cùng kỳ 2023 nhưng tổng vốn đăng ký giảm 23%; bình quân đạt 0,44 triệu USD/dự án (cùng kỳ năm 2023 vốn đạt 0,62 triệu USD/dự án).

Tại phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5/2024, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết: Giải ngân đầu tư công từ đầu năm 2024 đến nay vẫn đạt thấp, cần có giải pháp để tập trung tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tạo được chuyển biến vào tháng 6/2024 này để có khối lượng thanh toán. Trước mắt Thành phố tập trung vào dự án lớn gồm cải tạo rạch Xuyên Tâm, Bờ bắc kênh Đôi, dự án Vành đai 2. Tiếp tục gắn trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu giải quyết vốn đầu tư công, đồng thời khẩn trương nâng cao năng lực chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây lắp. Tập trung xử lý vấn đề giải phóng mặt bằng và bố trí giải phóng mặt bằng thành một dự án độc lập, được thực hiện với các quy định đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ 1: Công an thành phố Hà Nội vững vàng công tác xây dựng Đảng

Kỳ 1: Công an thành phố Hà Nội vững vàng công tác xây dựng Đảng

Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác xây dựng Đảng. Với quyết tâm "Xây dựng Đảng bộ Công an Thành phố trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, có tính chiến đấu cao", toàn Đảng bộ Công an Thành phố đã phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đề ra, xứng đáng là "thanh bảo kiếm", "lá chắn thép" bảo vệ Đảng, Tổ quốc và nhân dân.
Hà Nội: Tạm thời kéo dài việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Hà Nội: Tạm thời kéo dài việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Nếu Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, phường có nhu cầu sử dụng và người hoạt động không chuyên trách có nguyện vọng, thì sắp xếp tạm thời kéo dài việc sử dụng đến trước ngày 31/5/2026…
Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long, Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị tập trung cứu chữa cho các nạn nhân.
Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Dự thảo Báo cáo chính trị xác định phát triển Thủ đô dựa trên 5 trụ cột: Văn hóa và con người; 3 chuyển đổi (chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn); Hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao; Kinh tế số, đô thị thông minh; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Giữ vững sứ mệnh phụng sự pháp luật, phục vụ người dân

Giữ vững sứ mệnh phụng sự pháp luật, phục vụ người dân

19 năm xây dựng và trưởng thành, ấn phẩm Pháp luật và Xã hội, Báo Kinh tế & Đô thị (tiền thân là báo Pháp luật và Xã hội, thuộc Sở Tư pháp thành phố (TP) Hà Nội) luôn là người bạn đồng hành tin cậy của độc giả trong hành trình tiếp cận công lý.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vân Đình trao tặng "Nhà đại đoàn kết" năm 2025

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vân Đình trao tặng "Nhà đại đoàn kết" năm 2025

Nằm trong chuỗi những hoạt động ý nghĩa chào mừng Đại hội Đảng bộ xã Vân Đình lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng thời kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Vân Đình đã trao tặng "Nhà đại đoàn kết", "Mái ấm tình thương" cho hai hộ gia đình khó khăn, cùng với việc gắn biển công trình "Đoạn đường nở hoa"...
Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ

Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ

Hôm nay (20/7), giá dầu thô thế giới giảm nhẹ do lo ngại về nguồn cung sau khi Liên minh châu Âu (EU) công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,23 USD/thùng, giảm 0,35%, giá dầu WTI ở mốc 67,30 USD/thùng, giảm 0,30%

Tin khác

Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ

Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ

Hôm nay (20/7), giá dầu thô thế giới giảm nhẹ do lo ngại về nguồn cung sau khi Liên minh châu Âu (EU) công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,23 USD/thùng, giảm 0,35%, giá dầu WTI ở mốc 67,30 USD/thùng, giảm 0,30%
Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước hiện đang ổn định. Giá vàng thế giới đang dao động trong vùng cao, cho thấy khả năng duy trì ổn định bất chấp căng thẳng chính trị và bất định kinh tế.
Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Giá bán USD cao nhất ở mức 26.419 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Giá bán USD cao nhất ở mức 26.419 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tại mốc 25.185 đồng/USD. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng tuần 0,51%, lên mức 98,46.
Giá xăng dầu hôm nay (19/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (19/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Hôm nay (19/7), giá dầu thế giới giảm nhẹ khi thị trường phản ứng trước loạt thông tin trái chiều về kinh tế và thuế quan tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,46 USD/thùng, giảm 0,04%, giá dầu WTI ở mốc 67,58 USD/thùng, giảm 0,06%.
Tỷ giá USD hôm nay (19/7): Giá bán USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (19/7): Giá bán USD trong nước tăng

Tỷ giá hôm nay (19/7): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng, hiện ở mức 25.185 đồng.
Giá vàng hôm nay (19/7): Giá vàng miếng SJC tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (19/7): Giá vàng miếng SJC tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (19/7): Giá vàng miếng trong nước bật tăng mạnh ở cả chiều mua và bán. Giá vàng thế giới cũng tiếp đà tăng trước bối cảnh đồng USD suy yếu và lợi suất trái phiếu Mỹ giảm nhẹ.
Giá xăng dầu hôm nay (18/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (18/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giảm

Hôm nay (18/7), giá dầu thế giới đảo chiều tăng cả khi căng thẳng thương mại toàn cầu có dấu hiệu hạ nhiệt, khi các nhà phân tích cho rằng mức tồn kho thấp và các rủi ro mới nổi tại Trung Đông là những yếu tố đang hỗ trợ thị trường. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,97 USD/thùng, tăng 0,72%, giá dầu WTI ở mốc 67,17 USD/thùng, tăng 1,19%.
Giá vàng hôm nay (18/7): Trong nước ổn định, thế giới tăng

Giá vàng hôm nay (18/7): Trong nước ổn định, thế giới tăng

Giá vàng hôm nay (18/7): Giá vàng miếng trong nước đi ngang ở mức 120,6 triệu đồng/lượng bán ra; giá vàng thế giới tăng nhẹ so với sáng qua, niêm yết quanh ngưỡng 3.342 USD/ounce
Tỷ giá USD hôm nay (18/7): Giá USD “chợ đen” quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (18/7): Giá USD “chợ đen” quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (18/7): Tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 25.176 VND/USD, tăng 8 VND so với phiên giao dịch trước. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 98,64 điểm, tăng 0,25%. Tuy nhiên, giá USD “chợ đen” lại quay đầu giảm.
Giá xăng giảm gần 200 đồng/lít từ 15h ngày 17/7

Giá xăng giảm gần 200 đồng/lít từ 15h ngày 17/7

Bộ Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước chiều 17/7, giá xăng được điều chỉnh giảm đồng loạt. Trong đó, xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm gần 200 đồng/lít.
Xem thêm
Phiên bản di động