Kiệt tác sân khấu ‘Vòng phấn Kavkaz’ trở lại với khán giả Hà Nội
Kịch cổ điển thế giới trở lại sân khấu Hà Nội với ‘chiếc áo’ mới |
Một cảnh trong vở "Vòng phấn Kavkaz." (Ảnh: Viện Goethe) |
Đó là câu chuyện về cô hầu gái Grusche Vachnadze nhỏ bé có tấm lòng nhân hậu và sự hy sinh lớn lao. Giữa lúc chiến tranh loạn lạc, tổng trấn phu nhân đẩy cậu con trai mình vào tay cô rồi biến mất cùng tiền bạc và những phục trang quý giá. Grusche Vachnadze đã hy sinh mối tình với người lính Simon Chachava để nuôi đứa bé lớn lên trong vô vàn khó khăn, nguy hiểm. Bỗng một ngày, tổng trấn phu nhân xuất hiện và đòi lại đứa con vì cậu bé sẽ được thừa kế một gia tài lớn.
Quan tòa Azdak sẽ phải đưa phán quyết cho câu chuyện này. Bản dựng “Vòng phấn Kavkaz” công diễn lần này do đạo diễn người Đức Dominik Guenther dàn dựng, với sự tham gia diễn xuất của nhiều nghệ sỹ Việt Nam nổi tiếng như: Nguyệt Hằng, Bá Anh, Hoa Thúy… Đạo diễn-nghệ sỹ nhân dân Lê Khanh cho biết, bản dựng này ra mắt khán giả Việt Nam lần đầu tiên vào cuối năm 2014, đã gây được tiếng vang lớn và nhận được những phản hồi tích cực từ cả khán giả và giới chuyên môn.
Theo nữ đạo diễn, các tác phẩm sân khấu trước đây của Việt Nam thường được dàn dựng và trình diễn theo trường phái hiện thực tâm lý (diễn viên hóa thân vào số phận, hoàn cảnh của các nhân vật, từ đó kéo khán giả dõi theo vở diễn).
Tuy nhiên, với “Vòng phấn Kavkaz,” khán giả được tiếp cận với lối dàn dựng khác. Các diễn viên sử dụng nhiều ngôn ngữ hình thể, lý trí để nhắc khán giả biết rằng họ đang theo dõi vở diễn; đặt ra những câu hỏi cho khán giả từ các tình huống kịch để họ cùng đào sâu suy ngẫm, thay cho việc theo dõi diễn biến của vở diễn một cách thụ động.
Bản dựng “Vòng phấn Kavkaz” công diễn lần này do đạo diễn người Đức Dominik Guenther dàn dựng. (Ảnh: Viện Goethe) |
Beltolt Brecht viết “Vòng phấn Kavkaz” ở Santa Monica (Mỹ) vào khoảng năm 1944-1945. Để bản dựng phù hợp với tâm lý tiếp nhận của khán giả đương đại, đạo diễn đã loại bỏ đi một số tình tiết cũ (liên quan đến Chiến tranh thế giới thứ hai) và thêm vào đó những sáng tạo mới: phục trang hiện đại, nhân vật người kể chuyện sẽ dẫn dắt những sự kiện trên sân khấu với sự hỗ trợ của âm nhạc điện tử và các hiệu ứng âm thanh khác… Beltolt Brecht (1898-1956) là một nhà thơ, nhà soạn kịch và đạo diễn sân khấu nổi tiếng người Đức. Ông sinh ra trong một gia đình có người mẹ sùng đạo Tin lành theo truyền thống và một người cha theo đạo Công giáo./.
Theo An Ngọc/vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/1: Đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, trời rét
Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1: Kỳ phùng địch thủ
TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05