Khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề
![]() |
Giáo dục nghề nghiệp góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. (Ảnh nguồn: nld.com.vn) |
Theo số liệu của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, hiện nay cả nước có gần 84.000 nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng nhà giáo tại các cơ sở này đang từng bước được nâng lên về trình độ đào tạo, trên 92% nhà giáo đạt chuẩn về sự nghiệp sư phạm; khoảng 70% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề để dạy thực hành.
Sự phát triển đội ngũ nhà giáo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã góp phần vào thành quả của hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong những năm qua. Cụ thể, trên 85% học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có việc làm; có trường, có nghề đạt tỷ lệ 100% học sinh, sinh viên có việc làm sau khi ra trường, với mức thu nhập từ 7 - 10 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh, chất lượng đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp vẫn còn nhiều bất cập như trình độ kỹ năng nghề của nhà giáo nhìn chung còn hạn chế, tỷ lệ nhà giáo vừa dạy được lý thuyết vừa dạy được thực hành thấp (khoảng 51%). Kỹ năng phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy tiếp cận năng lực và yêu cầu chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng Công nghiệp 4.0.
Đặc biệt, hệ thống giáo dục nghề nghiệp chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để thu hút những người có trình độ cao, tay nghề giỏi tham gia vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, nhất là những người đang làm việc tại các doanh nghiệp.
Mặc dù theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã tổ chức hoạt động đào tạo thông qua vị trí công việc. 70 - 80% doanh nghiệp dệt may, da giày, điện tử... đã cử lao động lành nghề có kỹ năng đứng ra kèm cặp cho các nhân viên mới tham gia vào các công đoạn trên dây chuyền sản xuất.
Đồng thời, một số trường đào tạo nghề cũng đã hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp trong khâu đào tạo và đầu ra. Tuy nhiên, số lượng này vẫn ít. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên nền tảng “học đi đôi với hành”, gắn công tác đào tạo với chất lượng đầu ra để tránh phải đào tạo lại, góp phần có lộ trình phát triển cho doanh nghiệp và xã hội điều đầu tiên cần phải có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào công tác đào nghề dưới các hình thức (hợp tác, liên doanh, liên kết) với các trường đào tạo nghề.
Chỉ khi doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo mới góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, “giải bài toán” cung thị trường lao động để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội, đồng thời “xóa” được điểm nghẽn lớn nhất về lao động hiện nay đó là vấn đề năng suất lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)
Tin khác

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!
Bình luận 15/04/2025 16:21

Giá như thế mới là nhà ở xã hội
Bình luận 10/04/2025 11:37

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
Thời sự 26/03/2025 18:55

Giải phóng kinh tế tư nhân
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 20/03/2025 11:25

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng
Bình luận 15/03/2025 07:40

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ
Bình luận 11/03/2025 07:45

Những “ánh điện” nơi công sở
Bình luận 06/03/2025 08:56

Học suốt đời và tự học
Bình luận 04/03/2025 11:10

Tinh gọn để phát triển
Bình luận 25/02/2025 09:10

Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển
Bình luận 19/02/2025 15:49