--> -->

Không gian sáng tạo "Dấu xưa văn hiến" tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Chiều 25/12, tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức triển lãm mỹ thuật "Dấu xưa văn hiến".
Văn Miếu - Quốc Tử Giám ra mắt hệ thống vé điện tử phục vụ SEA Games 31 Cuộc đối thoại đầy thú vị của Thư pháp và Graffiti tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Quốc Tử Giám, biểu tượng cho những giá trị của đạo học Việt Nam

Phát biểu khai mạc Triển lãm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến là nơi kết tinh những giá trị văn hiến của dân tộc gắn với đạo học, với ngôi trường Quốc học đầu tiên của Việt Nam.

Không gian sáng tạo
Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm.

Tất cả những giá trị sâu lắng ấy đã trở thành nguồn cảm hứng đặc biệt với những nghệ sĩ mong muốn tạo nên các tác phẩm mang hơi thở của cuộc sống đương đại, song vẫn mang đậm những dấu ấn xa xưa. Đó cũng là một xu hướng mà Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang hướng tới, là trở thành một trung tâm hoạt động văn hóa, một không gian sáng tạo của thành phố Hà Nội, nơi bảo tồn, tôn vinh những di sản văn hóa của dân tộc một cách sáng tạo, độc đáo nhất.

Triển lãm "Dấu xưa văn hiến" được tổ chức nhằm hiện thực hoá xu hướng trở thành một không gian sáng tạo của Thủ đô Hà Nội - một trong những thành phố thuộc mạng lưới Các thành phố sáng tạo của UNESCO - đồng thời tăng cường phát huy giá trị của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và bảo tồn, tôn vinh di sản văn hoá của dân tộc với bạn bè quốc tế.

Không gian sáng tạo
Các nghệ sĩ tham gia Triển lãm nhận hoa của Ban Tổ chức.

Triển lãm giới thiệu 19 tác phẩm của 8 nghệ sĩ được sáng tác theo nhiều phong cách, chất liệu đa dạng với bút pháp mới về những giá trị văn hiến. Tác giả Vũ Xuân Đông với tác phẩm Cổ thư 1 và Cổ thư 2 được sáng tác trên chất liệu hộp đồng và sơn mài có thể tương tác với người xem. Tác phẩm được trưng bày như một cuốn sách mở ra cho ta hồi tưởng về những giá trị truyền thống của người Việt như kiến trúc, điêu khắc, lễ hội, đời sống sông nước, hoa văn cổ, mây nước cỏ cây xưa…

Tác giả Nguyễn Đức Hùng thể hiện 3 tác phẩm bằng chất liệu, thủ pháp bút sắt và khói trên giấy dó truyền thống, tạo hiệu ứng thẩm mỹ phong phú, đa dạng và mở gợi nhiều liên tưởng táo bạo, độc đáo đến người xem về thế giới.

Không gian sáng tạo
Không gian triển lãm mỹ thuật "Dấu xưa văn hiến".

Tác giả Phạm Hùng Anh sáng tác theo loại hình khắc gỗ với tác phẩm Bóng nước, cho người xem thấy hình ảnh khác của Khuê Văn Các qua cách nhìn cá nhân hay hình ảnh lều và lọng gợi nên nét văn hoá xưa về khoa bảng. Tác giả Lê Thị Thanh tạo hình bằng bút pháp tổng hợp: In độc bản, in nổi, in lưới cho thấy một Văn Miếu - Quốc Tử Giám đặc biệt được tạo hình bởi những hoa văn, kiến trúc tiêu biểu...

Mỗi tác phẩm là một cách nhìn độc đáo về giá trị của di sản, tạo nên những xúc cảm đặc biệt đối với khách tham quan. Qua triển lãm, người xem hiểu thêm, cảm nhận sâu sắc những giá trị văn hoá của các thế hệ trước lưu lại cho hiện tại và tương lai, từ đó thêm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc, tiếp thêm động lực trong cuộc sống hôm nay.

Triển lãm đã mang đến cho công chúng Thủ đô và du khách những góc nhìn về di sản văn hóa dân tộc với phương pháp thể hiện đặc sắc; chuyển tải niềm đam mê với di sản văn hóa dân tộc nói chung, với Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng của các họa sĩ trẻ - những người luôn tâm huyết việc gìn giữ và phát huy giá trị cho các di sản, nối tiếp mạch nguồn của văn hiến dân tộc.

"Dấu xưa văn hiến" cùng với nhiều triển lãm, trưng bày khác được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ đem lại cho khu di tích một sức sống mới, một diện mạo mới. Đó là cách tốt nhất để phát huy giá trị di tích, nuôi dưỡng tình yêu và sự trân trọng đối với di sản quý giá, đồng thời cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm của các thế hệ đương thời đối với những thế hệ mai sau trong việc tiếp tục bồi đắp các giá trị đương đại cho những lớp trầm tích văn hiến của dân tộc.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 5/2/2023.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Chiều 16/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu Quốc hội đã góp ý hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong không khí thiêng liêng và xúc động của tháng Năm lịch sử, ngày 16/5, Báo Nhân Dân đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh "Rạng rỡ tên Người" tại 71 phố Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội) và ra mắt số Báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xét tặng giải thưởng "Nhà giáo Sơn Tây tâm huyết, sáng tạo" năm 2025

Xét tặng giải thưởng "Nhà giáo Sơn Tây tâm huyết, sáng tạo" năm 2025

Ngày 16/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sơn Tây phối hợp với Liên đoàn Lao động Thị xã tổ chức vòng Chung khảo xét tặng giải thưởng "Nhà giáo Sơn Tây tâm huyết, sáng tạo" lần thứ IV - năm 2025.
Đẩy mạnh công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động

Đẩy mạnh công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động

Nhằm thực hiện hiệu quả chủ đề Tháng Công nhân năm 2025 "Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới", đạt các mục tiêu đề ra, Ban Thường vụ Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu các Công đoàn cơ sở, công nhân lao động thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn.
Tai nạn giao thông giảm ở Hà Nội

Tai nạn giao thông giảm ở Hà Nội

Qua thống kê, trong quý I/2025, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 306 vụ tai nạn giao thông, làm 177 người tử vong, 199 người bị thương. So cùng kỳ năm 2024 giảm 81 vụ.
Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 về dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023. Theo đó, tổng số thu NSNN là 1.620.744 tỷ đồng; tổng số chi NSNN là 2.076.244 tỷ đồng. Bội chi NSNN là 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42% GDP. Tổng số nợ công là 3.722.699,95 tỷ đồng, bằng 36,07% GDP.
Hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo không chỉ là động lực tăng trưởng kinh tế, mà còn là nền tảng để xây dựng một Việt Nam số an toàn, nhân văn, thịnh vượng; là công cụ chiến lược để nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Tin khác

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, không chỉ nổi bật với các làng nghề truyền thống mà còn là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo. Từ hò cửa đình, múa bài bông đến hát trống quân, những di sản này không chỉ là sản phẩm của quá khứ mà còn là sự sống động của văn hóa cộng đồng, được duy trì qua nhiều thế hệ.
Dấu ấn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật tạo hình

Dấu ấn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật tạo hình

Ngày 16/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Ngày 16/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã khai mạc triển lãm chuyên đề "Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ".
Đông đảo phật tử, người dân tiếp tục về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Đông đảo phật tử, người dân tiếp tục về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Những ngày vừa qua, chùa Quán Sứ linh thiêng - Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã chứng kiến sự kiện chưa từng có khi hàng vạn tăng ni, phật tử và nhân dân từ mọi miền đất nước thành kính, trang nghiêm chiêm bái Xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ lần đầu tiên được tôn thỉnh về Việt Nam.
Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Khoảng 11h30 ngày 15/5, tại khu vực chùa Quán Sứ (Hà Nội), nơi đang diễn ra Đại lễ Phật đản 2025 hàng ngàn Tăng ni, Phật tử và người dân đã có cơ duyên chứng kiến một vòng hào quang sáng chói bao quanh mặt trời. Hiện tượng này đã khiến nhiều người không khỏi hiếu kỳ...
“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người" khắc họa hành trình cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ thông qua nghệ thuật.
Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen đã trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Nghệ và là dịp để mỗi người con đất Việt bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.
Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật

Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật

Trước nhu cầu tâm linh sâu sắc của hàng vạn phật tử và người dân cả nước, Chùa Quán Sứ – trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã quyết định mở cửa xuyên đêm từ ngày 14 đến 16/5 để phật tử thập phương được chiêm bái xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong không gian trang nghiêm, thanh tịnh.
Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật

Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật

Từ sáng sớm tinh mơ, rất nhiều người dân và Phật tử đã có mặt tại trước cửa chùa Quán Sứ để chờ được chiêm bái xá lợi Phật. Đây là một trong chuỗi các hoạt động nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 do Việt Nam đăng cai tổ chức. Sau chùa Thanh Tâm (TP.HCM) và núi Bà Đen (Tây Ninh), xá lợi Đức Phật đã được cung rước về tôn trí tại chùa Quán Sứ để nhân dân được chiêm bái từ 13-16/5.
Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Trong ngày đầu tiên được chiếm bái Xá lợi Phật 14/5, hàng nghìn người dân từ khắp nơi về chùa Quán Sứ chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động