--> -->

Khơi thông “dòng mạch” thị trường lao động tại TP.Hồ Chí Minh

Cùng với cả nước, tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) "sức khỏe” doanh nghiệp cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình hình quốc tế, nên nhu cầu tuyển dụng lao động tại địa phương này đang trải qua thời điểm khó khăn. Vì vậy, TP.HCM quyết tâm khơi thông “dòng mạch” thị trường lao động.
Khởi sắc thị trường lao động phía Nam Triển vọng thị trường lao động Số doanh nghiệp tăng nhưng thị trường lao động chưa bền vững

Doanh nghiệp tuyển dụng cầm chừng

Từ đầu năm 2023 đến nay, do khó khăn về đơn hàng, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động. Điển hình như Công ty TNHH PouYuen Việt Nam, chuyên gia công giày thể thao xuất khẩu, chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, công ty đã cắt giảm khoảng 9.200 công nhân. Trước đây, thời điểm cao nhất, công ty này có đến hơn 85.000 lao động, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng gần 40.000 lao động.

Tương tự, Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn, doanh nghiệp xuất khẩu ngành dệt may ở TP.HCM, do tình hình đơn hàng xuất khẩu giảm 93% nên buộc phải cân đối lại nhân sự, thu hẹp hoạt động để tiết giảm chi phí, giảm thiểu thiệt hại trong giai đoạn khó khăn. Việc cắt giảm nhân sự đã được công ty thực hiện từ năm 2022. Cuối năm 2021, công ty có 3.780 lao động. Trong năm 2022, Garmex Sài Gòn cắt giảm 1.679 lao động, chỉ còn 2.101 người.

Khơi thông “dòng mạch” thị trường lao động tại TP.Hồ Chí Minh
Người lao động khó tìm việc làm khi doanh nghiệp chỉ tuyển dụng nhỏ giọt.

Đối với những công ty không cắt giảm lao động thì tình hình sản xuất vẫn không khá hơn những năm trước là mấy. Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc nhân sự Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công cho biết, hiện tại công ty chỉ tuyển thêm lao động để thay thế cho lao động đang làm việc tại công ty có nhu cầu nghỉ việc, chứ không có nhu cầu tuyển thêm lao động do công ty chưa có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất.

Trước đó, trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, Công ty Dệt may Thành Công lên kế hoạch đi lùi trong năm tài chính. Trong đó, năm 2023, Công ty Dệt may Thành Công đặt kế hoạch doanh thu 3.927,4 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế dự kiến 244,9 tỷ đồng, giảm 13% so với thực hiện trong năm 2022.

Công ty Dệt may Thành Công cho biết, sẵn sàng kế hoạch tuyển dụng lao động để hoàn thành công suất kế hoạch của Nhà máy may Vĩnh Long 2 tại Khu Công nghiệp Hòa Phú ngay sau khi thị trường có dấu hiệu hồi phục.

Trong khi đó, bà Cao Thị Thi, Phó Giám đốc phụ trách hành chính - nhân sự Công ty TNHH Nước uống tinh khiết Sài Gòn (SAPUWA) cho biết, hiện nay công ty vẫn đang cần tuyển dụng nhiều nhân viên thị trường, nhân viên kinh doanh… tuy nhiên việc tuyển dụng đang gặp khó khăn do ứng viên không đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.

“Chúng tôi nhận được nhiều hồ sơ ứng tuyển, tuy nhiên các ứng viên này lại là những nhân viên chuyên làm SEO bất động sản, do đó có nhiều yếu tố chưa phù hợp với ngành thực phẩm như công ty chúng tôi”, bà Thi cho hay.

Là một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, ông Nguyễn Văn Bình, Phó Giám đốc Suleco cho biết, thời gian qua công ty đang tìm cách tiếp cận để đưa những công nhân, người lao động mất việc sang Nhật Bản làm việc, tuy nhiên đa số các lao động lại quay về địa phương thay vì đi ra nước ngoài làm việc.

“Chúng tôi đã kết nối với các đơn vị công đoàn, Thành đoàn TP.HCM để tiếp cận công nhân, nhưng tình hình không khả quan hơn so với năm ngoái. Hiện nay, lực lượng đi ra nước ngoài làm việc chủ yếu là những bạn trẻ vừa học xong”, ông Bình cho hay.

Chung sức vượt khó

Mặc dù giữ được đà tăng trưởng nhưng theo UBND TP.HCM, kinh tế Thành phố đang đối mặt với nhiều thách thức không hề nhỏ, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thị trường lao động TP.HCM (Sở LĐTB&XH TP.HCM), dự kiến nhu cầu nhân lực quý IV/2023 cần khoảng 75.500 - 81.500 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 70,13% tổng nhu cầu nhân lực, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 29,69% và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,18%.

Trong đó nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng yếu của Thành phố chỉ chiếm 18,55% tổng nhu cầu, với các ngành như cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, chế biến lương thực thực phẩm, hóa dược - cao su… Nhu cầu nhân lực 9 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm 61,68% tổng nhu cầu, ở các ngành gồm thương mại, vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng - hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú và ăn uống; bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông …

Đáng lưu ý, những tháng cuối năm 2023 doanh nghiệp thường có xu hướng tuyển dụng đối với lực lượng lao động chưa qua đào tạo, lao động bán thời gian, lao động thời vụ... Dự báo nhu cầu lao động phổ thông chiếm 14,42% tổng nhu cầu nhân lực cuối năm nay.

Việc doanh nghiệp tại TP.HCM gặp khó khăn và cắt giảm nhân sự thời gian qua, đã và đang gây ra sự chuyển dịch người lao động trở về địa phương sinh sống, làm việc. Đến khi kinh tế TP.HCM khôi phục, doanh nghiệp lại không có đủ nguồn nhân lực để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Đây là nghịch cảnh đặt ra yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy mạnh chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công, cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư để khôi phục “sức khỏe” kinh tế TP.HCM, khôi phục chuỗi cung ứng đang bị đứt gãy, qua đó sớm ổn định, cân bằng thị trường lao động.

XuânTình - Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xã Kiều Phú chăm lo nhà ở cho người có công với cách mạng

Xã Kiều Phú chăm lo nhà ở cho người có công với cách mạng

Chính quyền xã Kiều Phú, Hà Nội vừa khởi công xây nhà ở cho người có công, thân nhân người có công với cách mạng nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm

Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm

Phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội luôn coi trọng. Chính vì thế, thời gian qua, Thành phố đã, đang và sẽ tiếp tục chú trọng thực hiện nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động, tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, tăng cường cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, quan tâm xuất khẩu lao động… để thúc đẩy tạo việc làm hiệu quả.
Mạnh tay xử lý xe 3 gác, 4 bánh tự chế tại TP.HCM

Mạnh tay xử lý xe 3 gác, 4 bánh tự chế tại TP.HCM

Tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thời gian qua, các phương tiện xe 3 gác, 4 bánh tự chế vẫn vô tư lưu thông bất kể ngày đêm, trên hầu khắp các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) rất cao.
Thủ tướng: Quảng Trị cần phát huy khác biệt “không nơi nào có được”, vươn lên mạnh mẽ hơn

Thủ tướng: Quảng Trị cần phát huy khác biệt “không nơi nào có được”, vươn lên mạnh mẽ hơn

Ngày 27/7, trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các kiến nghị, đề xuất, tạo điều kiện, động lực cho Quảng Trị phát triển bứt phá.
Tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La

Tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 123/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
Mỹ Linh, Văn Mai Hương và dàn sao hội tụ trong đêm nhạc tri ân Công an Hà Nội

Mỹ Linh, Văn Mai Hương và dàn sao hội tụ trong đêm nhạc tri ân Công an Hà Nội

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Công an Thủ đô viết tiếp bản hùng ca" sẽ là điểm nhấn kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Với sự góp mặt của Mỹ Linh, Văn Mai Hương cùng nhiều nghệ sĩ gạo cội như NSND Thái Bảo, NSND Việt Thắng và các tài năng trẻ, chương trình hứa hẹn mang đến một không gian nghệ thuật bùng nổ, tri ân sâu sắc những cống hiến thầm lặng của lực lượng Công an Hà Nội.
Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Giữa miền đất lặng im, nơi cỏ non mơn mởn phủ kín những hàng bia mộ xếp thẳng tắp, có những con người vẫn ngày ngày lặng lẽ bước qua từng phần mộ, nhổ từng nhành cỏ dại, thắp nén hương thơm và dõi theo từng đổi thay của đất trời. Họ không chỉ làm công việc quản trang đơn thuần, họ đang canh giấc ngủ cho các anh, những người đã ngã xuống cho hòa bình, đang yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Không tiếng khua chiêng, chẳng ánh đèn sân khấu, công việc của họ âm thầm nhưng thấm đẫm nghĩa tình, như một sự tiếp nối của tình đồng đội, như một lời hứa lặng im với những người đã không trở về.

Tin khác

Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm

Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm

Phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội luôn coi trọng. Chính vì thế, thời gian qua, Thành phố đã, đang và sẽ tiếp tục chú trọng thực hiện nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động, tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, tăng cường cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, quan tâm xuất khẩu lao động… để thúc đẩy tạo việc làm hiệu quả.
Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính

Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính

Thành phố Hà Nội sẽ quan tâm đánh giá, dự báo xu hướng việc làm có nhu cầu cao của thị trường lao động để định hướng, tư vấn, kết nối và giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính nhà nước phù hợp, kịp thời.
Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu

Từ năm 2026, Hàn Quốc sẽ áp dụng mức lương tối thiểu tăng thêm 2,9% cho người lao động. Như vậy, lương của lao động Việt Nam đang làm việc tại quốc gia này cũng được tăng theo…
Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, qua đó giới thiệu và tạo cơ hội việc làm mới cho hàng chục nghìn người lao động (NLĐ) trên địa bàn.
Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động