-->

Khởi nghiệp từ trồng sen

(LĐTĐ) Đó là câu chuyện về chàng trai Lã Xuân Khánh (thôn Liễu Trì, xã Mê Linh, huyện Mê Linh) với mong muốn phát triển kinh tế nhờ trồng hoa sen. Dù vẫn còn đang ngồi trên ghế giảng đường, thế nhưng Khánh đã cùng cha mẹ triển khai trồng hơn 50 hecta hoa sen các loại, đưa lại hiệu quả kinh tế lớn cho gia đình.
khoi nghiep tu trong sen Phát huy vai trò của thanh niên Thủ đô trong hoạt động khởi nghiệp
khoi nghiep tu trong sen Khởi nghiệp từ “tiếng gọi” làm nông nghiệp sạch

Những bước đi đầu tiên

Nếu như trước đây, nhắc đến Mê Linh là nhắc đến những cánh đồng lúa trải dài bất tận thì hiện tại huyện Mê Linh đã trở thành vựa hoa lớn nhất miền Bắc. Từ khi có nghề trồng hoa, cuộc sống của người dân huyện Mê Linh cũng trở lên khấm khá hơn, nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống. Trong một lần trò chuyện với người dân xã Mê Linh, chúng tôi vô tình biết đến một chàng trai tuy trẻ tuổi nhưng lại có niềm đam mê làm giàu từ nông nghiệp.

Giản dị, chất phác là những cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi trò chuyện với Lã Xuân Khánh về ý tưởng làm giàu từ trồng sen của Khánh. Sinh năm 1998, hiện tại đang là sinh viên năm 4, Trường Công nghệ Giao thông Vận tải, chàng trai Lã Xuân Khánh không chỉ là một chàng sinh viên chăm chỉ của lớp mà còn được người dân trong thôn Liễu Trì đánh giá là người chịu thương chịu khó.

Chia sẻ về mô hình trồng hoa sen, Khánh cho biết: “Trước đây, khu vực trồng hoa sen này của gia đình vốn là khu vực trồng lúa, tuy nhiên việc canh tác lúa không đưa lại hiệu quả nên người dân bỏ hoang. Nhận thấy nơi đây có tiềm năng phát triển ao hồ nuôi cá nên gia đình đã thuê để cải tạo, một phần để nuôi cá và phần còn lại cho người dân thuê. Khoảng 2 năm trở về đây, nhận thấy tiềm năng từ trồng hoa sen, gia đình mình đã cùng nhau dọn dẹp cỏ, san lấp ruộng và thuê người trồng sen.”

khoi nghiep tu trong sen
Mô hình trồng sen rộng hơn 50 hecta của chàng trai Lã Xuân Khánh

Để hiểu thêm về cách nuôi trồng, chăm sóc hoa sen, Khánh phải đi khắp nơi để học hỏi, thậm chí vào những ngày nghỉ học, lại một mình Khánh rong ruổi tìm đến những vùng chuyên canh về hoa sen như Bắc Ninh để học hỏi kinh nghiệm. Được tiếp xúc với hoa sen nhiều, thế nhưng, qua những buổi nói chuyện với các gia đình trồng sen lâu năm Khánh mới biết tới công dụng của lá trang sen, bát sen, bông sen, nhụy sen, gạo sen... Theo Khánh, những kiến thức cơ bản thì hỏi ai cũng được, tuy nhiên với những kiến thức chuyên môn thì nhiều khi phải dựa vào may mắn mới có thể gặp được người có kinh nghiệm để học hỏi.

Khi mới bắt đầu trồng hoa sen, Khánh và bố mẹ gặp rất nhiều khó khăn, áp lực. Khó khăn đầu tiên phải kể đến là vốn đầu tư ban đầu khá lớn, theo tính toán để phát triển mô hình trồng sen với diện tích trên 50 hecta, gia đình Khánh đã phải bỏ ra hàng tỷ đồng để tôn tạo ruộng thành ao. Cùng đó chi phí thuê nhân công trồng và thu hoạch cũng không nhỏ khiến nhiều đêm Khánh phải thức trắng để suy nghĩ tìm giải pháp. Cùng đó, việc học tập tại trường vào những năm cuối cũng khá bận đòi hỏi Khánh phải sắp xếp thời gian học tập và làm việc hợp lý. Sau khi tham khảo ý kiến của bố mẹ, những người trồng sen lâu năm, Khánh đã quyết định trồng thử nhiệm sen quỳ (sen lấy hạt) trên 5 hecta ao, cạnh với vùng ao nuôi cá của gia đình để theo dõi hiệu quả kinh tế mà loài hoa này đưa lại.

Thành công đến từ những thất bại

Để có được thành công với mô hình trồng hoa sen như hiện tại, Lã Xuân Khánh cho hay: “Năm đầu tiên trồng thử nghiệm hoa sen trên diện tích nhỏ nên hoa được thu hoạch không nhiều. Tính trung bình, mỗi ngày, Khánh chỉ thu được từ 100 – 200 bông. Do số lượng hoa ít, thương buôn không lấy nên mỗi khi thu hoạch xong Khánh lại phải chở đến các cửa hàng hoa và chợ hoa lân cận để bán. Vì số lượng hoa đổ buôn không nhiều nên thời điểm đó, hoa sen của nhà Khánh thường bị các thương buôn ép giá, tiền bán hoa không đủ tiền công trồng và chăm sóc.

khoi nghiep tu trong sen

Hoa sen Bạch Liên được thu hoạch trong buổi chiều để các thương lái đến thu mua.

Dù thất bại trong đợt trồng hoa đầu tiên, thế nhưng, bằng niềm đam mê với nông nghiệp và sự động viên từ phía gia đình, Khánh lại tiếp tục kiên trì theo đuổi ước mơ của mình. Để giải quyết vấn đề đầu vào và đầu ra cho hoa sen, Khánh quyết định mở rộng từ 5 hecta sen quỳ lên 50 hecta, trong đó nhiều nhất là sen Bạch Liên và sen Bách Diệp. Cụ thể, với diện tích 50 hecta sen các loại, trong đợt thu hoạch sen từ tháng 5 cho tới tháng 9, mỗi ngày gia đình Khánh thu hoạch vài nghìn bông hoa. Với giá đổ buôn 2 nghìn đồng/ bông, ước tính sau một vụ, gia đình Khánh thu về hàng trăm triệu đồng khi đã trừ hết chi phí.

Chia sẻ về 2 loại sen mới đưa vào phát triển mang lại giá trị kinh tế cao, Khánh phấn khởi: “Sen Bạch Liên và sen Bách Diệp là loại sen lấy hoa được người chơi yêu thích vì vẻ đẹp sang trọng và mùi hương dịu nhẹ. Nếu cắm một bó hoa sen Bạch Liên trong nhà, đóng kín cửa thì sáng hôm sau, hương sen sẽ tỏa ra khắp phòng và có mùi hương rất dễ chịu, ngay cả khi hoa không còn đẹp thì mùi hương thơm dịu vẫn còn vương lại trong phòng”. Kể từ khi mô hình trồng sen của gia đình được mở rộng, rất nhiều du khách đã về tận nơi để tìm mua những bông hoa sen Bạch Liên trắng ngần để làm đẹp cho không gian gia đình.

Là người đầu tiên trong xã có ý tưởng phát triển kinh tế từ hoa sen, bởi vậy Khánh rất lo lắng và bối rối vì bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm. Theo Khánh, hoa sen là loài hoa tương đối khó trồng, trong quá trình nuôi trồng, nếu không được chăm sóc tốt, hoa dễ gặp những loại bệnh… khiến hoa bị hỏng. Do đó, khi nuôi trồng hoa sen, thay vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì Khánh sẽ lấy nước cốt tỏi pha loãng với nước để phun trực tiếp vào sen, từ đó diệt trừ một số sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình pha chế loại nước này, người pha phải pha chế sao cho vừa đủ để cho tỏi không ngấm vào bông sen vì nếu lượng tỏi nhiều quá thì hoa sen sẽ bị mất mùi.

Cùng với việc trồng hoa sen, Khánh cũng học hỏi các mô hình nuôi trồng kết hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua tìm hiểu, nghiên cứu, Khánh đã bàn với bố mẹ nuôi thêm cá bên dưới đầm sen. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng sống được dưới tán lá sen, do đó loài cá được thả chủ yếu là các loại cá đen như cá trắm đen; cá chuối vì nguồn thức ăn của các loài cá này chủ yếu là ốc và cá con, cùng đó bóng mát của lá sen sẽ trở thành nơi trú ẩn lý tưởng trong mùa nóng cho cá.

Nói về hướng phát triển tương lai, ánh mắt của chàng trai Lã Xuân Khánh ánh lên sự nhiệt huyết và quyết tâm. Khánh cho hay, sau đợt thực tập này Khánh sẽ tiếp tục mở rộng mô hình, phát triển về các sản phẩm từ sen. Bên cạnh đó, Khánh sẽ tìm hiểu học tập các mô hình du lịch sinh thái để phát triển trên tiềm năng đã có như hình thành các khu chụp ảnh cho các bạn trẻ; khu thưởng trà cho người lớn tuổi; khu trưng bày và bán sản phẩm để du khách có được sản phẩm từ hoa sen chất lượng, an toàn ngay tại điểm du lịch.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.

Tin khác

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành xe trên tuyến, đội ngũ nhân viên xe buýt tuyến 62 (lộ trình Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín) của Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã có nghĩa cử cao đẹp khi kịp thời hỗ trợ người đi đường gặp tai nạn giao thông đến bệnh viện cấp cứu.
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

(LĐTĐ) Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ yên tĩnh tại thôn Thanh Oai (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa là một nơi đặc biệt. Nơi đây là mái ấm của những con người kém may mắn – những người mang trên mình những khiếm khuyết về thể chất, nhưng tràn đầy nghị lực và khát khao được sống, được cống hiến.
Chuyện về người tuần đường mẫn cán

Chuyện về người tuần đường mẫn cán

(LĐTĐ) Công tác tại Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội từ năm 2001, anh Cao Huy Giáp (sinh năm 1977), nhân viên tuần đường Xí nghiệp sửa chữa xe máy cơ khí và dịch vụ luôn nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Là một đảng viên, anh Giáp luôn ý thức bản thân mình phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao, gương mẫu đi đầu trong mọi nhiệm vụ.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động