Khơi dậy đam mê nghiên cứu văn học Nhật Bản
Cuốn sách mà mọi người cha yêu con cần có | |
Khai mạc “Những Ngày Văn học Châu Âu” 2017 tại Việt Nam | |
Trao giải Cuộc thi luận văn nghiên cứu văn học Nhật Bản |
Nhằm mục đích tạo ra cơ hội để nhiều người quan tâm đến văn học Nhật Bản, lĩnh vực nghiên cứu văn học Nhật Bản được phát triển mạnh mẽ hơn, Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản cùng Quỹ Tưởng nhớ Inoue Yasushi đã tiếp tục tổ chức cuộc thi luận văn nghiên cứu văn học Nhật Bản - giải thưởng Inoue lần thứ hai.
Ban giám khảo sau một thời gian làm việc nghiêm túc đã lựa chọn 03 bài luận văn nghiên cứu xuất sắc. Trong đó, giải nhất: Nguyễn Nam (Giảng viên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh) với đề tài “Luân lý không biên giới: Phiên dịch và Trùng tác Chigaku Rinrisho ở Đông Á đầu thế kỷ XX”; Giải nhì: Phan Thu Vân (Giảng viên, Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh) với đề tài “Lịch sử con người trong một số tác phẩm đề tài lịch sử Trung Hoa - Tây vực của Inoue Yasushi”; Giải ba: Nguyễn Hữu Tấn (Nhà Nghiên cứu tự do) với đề tài “Thất lạc cõi người” của Dazai Osamu dưới lăng kính phân tâm học”.
Hai nhà nghiên cứu Phan Thu Vân (giải nhì) cùng Nguyễn Hữu Tấn (giải ba) tại lễ trao giải. |
Năm nay chỉ có 12 luận văn (năm 2016 là 31 luận văn) tham dự cuộc thi bởi thể lệ cuộc thi thay đổi khi chỉ nhận luận văn được viết hoặc được công bố trong năm 2016 thay vì trong thời gian 5 năm gần nhất như ở lần đầu tổ chức. Tuy số lượng ít đi nhưng theo đánh giá của Ban giám khảo, tất cả công trình nghiên cứu đều có chất lượng cao và khá đều tay.
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, Trưởng phòng nghiên cứu Văn học so sánh (Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội nhận định: “Đề tài của các công trình tham gia cuộc thi rất phong phú, từ lịch sử, văn hóa, mỹ học… Cách tiếp cận nghiên cứu cũng rất đa dạng, từ phê bình văn học đến lý luận văn học, lịch sử văn học. Nhiều thủ pháp nghiên cứu được áp dụng một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả như: Phân tích, so sánh đối chiếu, nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu mô hình, dịch thuật…”.
Cũng theo nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, các công trình đoạt giải đều đề cập đến những vấn đề nghiên cứu mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, đóng góp vào việc nâng cao hiểu biết về văn học Nhật Bản ở Việt Nam, từ trước tới nay chưa được quan tâm nghiên cứu. Các tác giả được giải nắm vững vấn đề nghiên cứu của mình và đưa ra những cách tiếp cận mới mẻ, đa dạng khiến công trình đạt chất lượng nghiên cứu cao. Thành công của cuộc thi phụ thuộc vào chất lượng tác phẩm và để có những luận văn có giá trị học thuật, các tác giả đã phải mất nhiều thời gian, tâm huyết, vượt qua nhiều khó khăn đời sống thường nhật.
Quỹ Tưởng nhớ Inoue Yasushi (Inoue Yasushi Memorial Foundation) được thành lập vào năm 1992 để tưởng nhớ đến các tác phẩm và theo nguyện vọng của tiểu thuyết gia quá cố người Nhật Bản là Inoue Yasushi. Các hoạt động chính của tổ chức này bao gồm: trao giải thưởng Inoue Yasushi cho cá nhân hoặc tổ chức có đóng góp cho sự phát triển và quảng bá văn hóa Nhật Bản, thực hiện công tác thu thập tài liệu và nghiên cứu chuyên sâu về văn học Nhật Bản và tổ chức các hội thảo giảng dạy về văn học cận đại Nhật Bản. |
Nhà nghiên cứu Phan Thu Vân – người đạt giải nhì tâm sự: “Cuộc thi thực sự đáng nhớ với cá nhân tôi bởi thời điểm hoàn thành luận văn tôi rất bận rộn, mệt mỏi khi mang thai đứa con đầu lòng. Nhưng nhờ nỗ lực của cá nhân và sự động viên của gia đình, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành luận văn đạt chất lượng tốt như mong muốn”.
Còn nhà nghiên cứu tự do Nguyễn Hữu Tấn thì cho rằng, tham gia cuộc thi để thầm lặng giữ nghề, để rèn tư duy khoa học của mình. “Khi còn trên giảng đường đại học, tôi may mắn được học môn văn học Nhật Bản do một cô giáo rất hâm mộ văn hóa – văn học giảng dạy. Mỗi tiết dạy của cô đều tâm huyết và giàu tính nhân văn. Khi mua được tác phẩm “Thất lạc trong cõi người” từ một hiệu sách cũ trước Tòa Giám mục Huế, tôi đã nghĩ ngay phải viết về tác phẩm này. Với một nhà nghiên cứu tự do, không mưu sinh bằng công việc nghiên cứu văn học, được nhận giải thưởng từ cuộc thi thực sự là niềm khích lệ, giúp tôi giữ được niềm đam mê của mình” – nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Tấn nói.
Theo Ban tổ chức, cuộc thi sẽ được duy trì hằng năm và những tác phẩm đoạt giải từ hai lần tổ chức sẽ được biên tập, in thành sách để phổ biến rộng rãi tới những độc giả có nhu cầu tìm hiểu, quảng bá về nghiên cứu văn học Nhật Bản tại Việt Nam.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/1: Đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, trời rét
Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1: Kỳ phùng địch thủ
TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05