--> -->

Khởi công Nhà Quốc hội - công trình biểu tượng cho mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào

Sáng 1/11 tại Thủ đô Vientiane, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam và Lào phát lệnh động thổ, khởi công xây dựng Nhà Quốc hội Lào.
khoi cong nha quo c ho i cong trinh bieu tuong cho moi quan he da c bie t viet lao Đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang quốc tế Việt - Lào
khoi cong nha quo c ho i cong trinh bieu tuong cho moi quan he da c bie t viet lao Lễ kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Lào
khoi cong nha quo c ho i cong trinh bieu tuong cho moi quan he da c bie t viet lao Khuyến cáo đặc biệt khi virus Zika "áp sát" biên giới Việt-Lào

Công trình là quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào, là biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Chính phủ, hai Quốc hội và nhân dân hai nước Việt – Lào.

khoi cong nha quo c ho i cong trinh bieu tuong cho moi quan he da c bie t viet lao
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội Lào và Việt Nam tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Tham dự buổi lễ, về phía Lào có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Volachith; Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou; Phó Thủ tướng Chính phủ Sonesay Siphandone cùng lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.

Về phía Việt Nam, có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo một số ủy ban, cơ quan của Quốc hội; Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Đối ngoại Trung ương và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài chính.

Lễ động thổ được tổ chức đúng vào dịp Lễ hội That Luang, một trong hai ngày lễ quan trọng nhất của Lào.

Năm 2016, nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thông báo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam quyết định tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào công trình Nhà Quốc hội tại Quảng trường That Luang, trung tâm Thủ đô Vientiane, trị giá khoảng 100 triệu USD theo hình thức “chìa khoá trao tay”.

khoi cong nha quo c ho i cong trinh bieu tuong cho moi quan he da c bie t viet lao
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Thời gian qua, các cơ quan của hai nước đã phối hợp chặt chẽ để thống nhất nhiều nội dung quan trọng. Mỗi nước đều đã thành lập Ban Chỉ đạo để trực tiếp phối hợp chỉ đạo các vấn đề liên quan.

Về phía Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm Phó Trưởng Ban Thường trực. Về phía Lào, Phó Chủ tịch Quốc hội Somphanh Phengkhammy làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Nhà Quốc hội cũ của Lào được sử dụng từ năm 1991 và đã phục vụ 7 khoá Quốc hội hoạt động. Đến nay, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, do đó Đảng, Nhà nước, Quốc hội Lào quyết định xây dựng mới công trình với những yêu cầu như có tính nghệ thuật, thẩm mỹ, bền vững, đảm bảo sử dụng lâu dài; kết hợp nhuần nguyễn giữa tính hiện đại với bản sắc văn hoá Lào; xứng đáng là công trình đại diện cho cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân các dân tộc Lào.

Công trình được xây dựng trên diện tích 23.400 m2, ngay trên nền nhà Quốc hội cũ tại Quảng trường That Luang - trung tâm Thủ đô Vientiane. Hiện nay, việc tháo dỡ nhà Quốc hội cũ, giải phóng mặt bằng đã hoàn thành.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội hai nước đều xác định đây là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào, là biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Chính phủ, hai Quốc hội và nhân dân hai nước Việt – Lào.

Phát biểu tại lễ động thổ, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào Somphanh Phengkhammy bày tỏ sự biết ơn sâu sắc với món quà vô giá mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trao tặng cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào.

“Nhà Quốc hội mới sẽ là biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào – Việt Nam và sẽ trở thành tài sản vô giá để lại cho con cháu tiếp tục giữ gìn, học tập và nghiên cứu”, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào nói.

khoi cong nha quo c ho i cong trinh bieu tuong cho moi quan he da c bie t viet lao
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Việc xây dựng Nhà Quốc hội Lào là một trong những đóng góp quan trọng, làm cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Phó Chủ tịch Quốc hội Somphanh Phengkhammy cho rằng, sự kiện ngày hôm nay sẽ đóng góp chung vào thành công của Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào -Việt Nam 2017, đồng thời khắc sâu hơn nữa mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hữu nghị truyền thống giữa hai nước anh em.

Đây cũng là dịp để hai nước cùng nhau đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định Việt Nam luôn tự hào có Lào là người bạn thủy chung, người đồng chí anh em thân thiết trong quá trình đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Quan hệ Việt Nam - Lào thực sự là một mối quan hệ mẫu mực, là tài sản vô giá cần nâng niu, trân trọng, truyền lại cho muôn đời sau.

“Việc xây dựng Nhà Quốc hội Lào trở thành một công trình kiến trúc tiêu biểu, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá Lào, là trụ sở của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân các dân tộc Lào sẽ là một trong những đóng góp quan trọng, làm cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển, vì sự phồn vinh của hai dân tộc và hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới”, Phó Thủ tướng nói.

Trước đó, vào chiều 31/10, tại cuộc hội đàm giữa Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphanh Phengkhammy, hai bên đã thống nhất cơ bản về các nguyên tắc, nội dung chính cũng như các vấn đề lớn cần ưu tiên thực hiện trong quá trình triển khai dự án.

“Chúng tôi sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan của phía Lào và phía Việt Nam tập trung thực hiện các công việc liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu tiến độ, đưa công trình vào vận hành năm 2021, năm diễn ra các sự kiện đặc biệt của Lào”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định.

khoi cong nha quo c ho i cong trinh bieu tuong cho moi quan he da c bie t viet lao
Binh đoàn 11 (Bộ Quốc phòng Việt Nam) - đơn vị được giao Tổng thầu xây dựng Nhà Quốc hội Lào- đã tập trung phương tiện, xe máy sẵn sàng thực hiện việc xây dựng công trình với chất lượng cao nhất. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Phó Thủ tướng cũng khẳng định, phía Việt Nam sẽ làm hết sức mình với quyết tâm chính trị cao nhất, cùng với các đồng chí Lào xây dựng công trình Nhà Quốc hội với kiến trúc thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa Lào đồng thời phải đảm bảo công năng cho các hoạt động của Quốc hội, với chất lượng tốt nhất, xứng tầm là trụ sở làm việc của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân Lào.

Theo Xuân Tuyến/ baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.
Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn sẽ khó được cải thiện nếu không mạnh dạn chuyển đổi phương tiện giao thông. Trong đó, việc thay thế xe máy sử dụng xăng bằng xe điện được xem là giải pháp khả thi, giúp giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công điện gửi tới các đơn vị liên quan trong ngành hàng không, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (bão Wipha).
Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Thời gian qua, việc di chuyển bằng tàu thuyền phục vụ du lịch biển đảo, tham quan vịnh, hay di chuyển ven biển ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, đặc biệt trong mùa mưa bão, sự an toàn khi đi tàu biển luôn là mối quan tâm hàng đầu. Mỗi hành khách cần có sự chuẩn bị cẩn thận, không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn góp phần vào sự an toàn chung của toàn hành trình.

Tin khác

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động