Khoảng trống về kiến thức an toàn lao động
Đẩy mạnh công tác việc làm - an toàn lao động ngay từ đầu năm | |
Sẽ lại là điểm tựa vững chắc |
Nghiên cứu mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của lao động trẻ trong ngành nông nghiệp và các làng nghề các tỉnh, thành phố như Phú Thọ, Hưng Yên và Đà Nẵng cho thấy: Phần lớn nhóm lao động này không được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Bảo đảm ATVSLĐ cần bắt đầu từ nâng cao nhận thức cho người lao động |
Trong khi đó, phần lớn lao động nhóm này thường làm việc 40 giờ/tuần và đối diện với nhiều rủi ro. Đây cũng là nhóm đối tượng có xu hướng tuân thủ các quy định ATLĐ thấp hơn, cụ thể là không thực hiện các bước đảm bảo ATLĐ và không quan tâm tới các quy trình an toàn trong lao động.
Ông Hà Tất Thắng – Cục trưởng Cục An toàn lao động Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng thừa nhận, hiện đang tồn tại một khoảng trống về kiến thức và thái độ về ATLĐ trong lĩnh vực phi chính thức, nơi không có quan hệ lao động. Do đó, cần nâng cao nhận thức cho lao động trẻ, đặc biệt trong nông nghiệp, để họ hiểu sâu hơn về các khái niệm về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cơ bản, ngoài việc sử dụng các thiết bị an toàn.
Ông Hà Tất Thắng nêu thực tế: Nhiều yếu tố có thể làm tăng tính dễ tổn thương đối với thanh thiếu niên, chẳng hạn như giai đoạn phát triển thể chất và tâm lý, thiếu kinh nghiệm làm việc và thiếu đào tạo, huấn luyện, nhận thức hạn chế về các mối nguy hiểm liên quan đến công việc và thiếu khả năng thương lượng điều đó có thể dẫn đến những người lao động trẻ chấp nhận những nhiệm vụ nguy hiểm hoặc những công việc có điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, trong nông nghiệp, lao động trẻ và người sử dụng lao động trẻ vẫn chưa có hiểu biết về các bước cần thực hiện để giảm bớt rủi ro trước tác hại lâu dài của thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật và các mối nguy hại khác.
Là quốc gia có đông lao động trẻ trong độ tuổi 15-24 tuổi, Việt Nam đã ban hành những chính sách, quy định hướng tới việc bảo đảm ATVSLĐ cho lao động trẻ như: Quy định doanh nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm huấn luyện ATVSLĐ cho lao động mới vào làm việc, lao động học nghề; quy định về việc bảo đảm ATLĐ cho lao động làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động (phi kết cấu) - nơi thường có nhiều lao động trẻ tự lập nghiệp, hoặc làm việc trong các ngành nghề nông- lâm- ngư nghiệp…
Theo ước tính của ILO, mỗi ngày trên thế giới có khoảng 6.400 người chết do tai nạn lao động (TNLĐ) hoặc bệnh nghề nghiệp; 860.000 người bị thương khi làm việc. Gánh nặng do thương tích, ốm đau và tử vong dẫn tới những thiệt hại nặng nề về con người và kinh tế đặt ra nhu cầu bức thiết về việc đầu tư thỏa đáng vào công tác ATVSLĐ ở cấp quốc tế, quốc gia và cấp doanh nghiệp. Đặc biệt, các nghiên cứu gần đây cho thấy lao động trẻ ở độ tuổi từ 15-24 có tỉ lệ thương tích lao động và bệnh nghề nghiệp cao hơn 40% so với nhóm lao động lớn tuổi.
Theo các chuyên gia về lao động – việc làm, Việt Nam vẫn còn đối mặt nhiều thách thức, tồn tại trong ngăn ngừa, giảm thiểu TNLĐ và TNLĐ trong lao động trẻ nói riêng, trong đó bao gồm cả thách thức trong vấn đề nâng cao kỹ năng và nhận thức về việc tuân thủ các quy định ATVSLĐ của lao động trẻ.
Từ những thách thức trên tại Diễn đàn đối thoại “Vì một thế hệ người lao động an toàn và khỏe mạnh: Cải thiện điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho lao động trẻ” do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và ILO tại Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên gia đều nhận định rằng: Để đảm bảo ATVSLĐ, đảm bảo tương lai bền vững cho lao động trẻ, cần có những chính sách đảm bảo ATVSLĐ cho họ. Trước mắt, cần sớm đưa kiến thức ATVSLĐ vào giảng dạy trong các trường phổ thông, trường dạy nghề.
Chủ đề của ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc năm nay của ILO là hướng tới xây dựng một thế hệ người lao động an toàn và khỏe mạnh.
Để làm được việc này, bà Valentine - đại diện Dự án An toàn và Sức khỏe cho lao động trẻ ILO cho rằng: “Chúng ta phải chuẩn bị từ rất sớm, và nên bắt đầu từ môi trường gia đình và cộng đồng thông qua giáo dục và dạy nghề, sau đó, người sử dụng lao động cần nhận thức được các mối nguy hiểm và rủi ro do lao động trẻ gặp phải tại nơi làm việc. Cuối cùng, sự hỗ trợ và đại diện của tổ chức của người lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng người lao động có khả năng thực hiện quyền của mình và dám lên tiếng đối với những vấn đề về ATVSLĐ”.
Theo bà Valentine, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cần lồng ghép an toàn sức khỏe nghề nghiệp vào giáo dục. Trong đó xây dựng và thực hiện tại tất cả cấp giáo dục nhằm thúc đẩy văn hóa phòng ngừa, quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, cũng như kỹ năng nhận biết, loại bỏ và kiểm soát mối nguy và rủi ro.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Hà Nội: Công đoàn đón công nhân trở lại làm việc an toàn
Hoạt động 02/02/2025 15:01
Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn
Hoạt động 02/02/2025 11:46
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước
Hoạt động 02/02/2025 08:52
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công
Hoạt động 01/02/2025 18:57
Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội
Hoạt động 01/02/2025 14:07
Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 01/02/2025 09:54
Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh
Công đoàn 31/01/2025 20:36
Quận Hoàng Mai: Thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 31/01/2025 20:29
LĐLĐ huyện Chương Mỹ phát động phong trào thi đua tới công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/01/2025 10:54
Những “thủ lĩnh” Công đoàn cơ sở
Hoạt động 31/01/2025 06:29