--> -->

Khi một số lao động vẫn chờ... trợ cấp thôi việc

Một số lao động đã nghỉ việc tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam (địa chỉ: Tổ 18, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội) phản ánh, sau 4 năm, Công ty vẫn chưa chi trả chế độ trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động, khiến đời sống của họ gặp nhiều khó khăn,…  Mặc dù, người lao động đã nhiều lần gửi đơn đề nghị Công ty thanh toán nhưng chưa được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
khi mot so lao dong van cho tro cap thoi viec Thời gian được tính, được hưởng ra sao?
khi mot so lao dong van cho tro cap thoi viec Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc?
khi mot so lao dong van cho tro cap thoi viec Nghỉ hưu có được hưởng trợ cấp thôi việc không?

Cụ thể, trao đổi với PV Lao động Thủ đô, bà Lê Thị Hằng (trú tại tổ 13, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh) – là công nhân đã nghỉ việc tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam, cho biết: Tháng 3/2015, bà Hằng làm đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động và được Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam đồng ý. Đến ngày 1/7/2015, bà Hằng chính thức được Phòng Hành chính – Tổng hợp của Công ty trao quyết định về việc chấm dứt hợp đồng lao động và sổ bảo hiểm.

khi mot so lao dong van cho tro cap thoi viec
Bà Lê Thị Hằng nhiều lần đề nghị nhưng chưa được Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc.

Tại Điều 2 của Quyết định số 152/QĐ-TGĐ ra ngày 8/6/2015 về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Hằng ghi rõ: “Bà Lê Thị Hằng có thời gian làm việc tại Công ty từ tháng 9/1981 đến tháng 12/2008 là 27 năm 4 tháng, được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động là: 1.150.000 đồng x 4,40 x (27 năm x 0,5) = 68.310.000 đồng (sáu mươi tám triệu, ba trăm mười ngàn đồng). Thế nhưng, suốt từ đó đến nay, Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam vẫn chưa thanh toán chế độ trợ cấp thôi việc như đã ghi trong quyết định.

“Tôi đã nhiều lần làm đơn đề nghị Tổng Giám đốc Công ty thanh toán nhưng chỉ nhận được câu trả lời là do khó khăn, lúc thì đẩy do hội đồng quản trị. Việc Công ty chậm chi trả trợ cấp thôi việc khiến cuộc sống của tôi gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó tôi được biết, Công ty đã giải quyết quyền lợi cho một số cán bộ cũng nghỉ chế độ như tôi là ông Nguyễn Quyết Thắng lúc bấy giờ là phó tiến sĩ, Bí thư Đảng ủy; ông Đinh Tiến Dũng, Phó Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên; ông Chu Văn Hảo, nhân viên bảo vệ.

Về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động

Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2012, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thanh toán các khoản lương, thanh toán bằng tiền cho những ngày nghỉ hàng năm mà người lao động chưa nghỉ hết, trợ cấp, trả lại sổ bảo hiểm xã hội, giấy tờ khác đã giữ cho người lao động trong thời hạn pháp luật quy định.

Người lao động cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nếu có. Trong trường hợp trên, đã hơn 4 năm công ty chưa thanh toán trợ cấp thôi việc, như vậy, công ty đã không thực hiện các quy định của pháp luật bắt buộc phải làm khi chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, người lao động có thể cùng viết đơn yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải vụ việc.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc hòa giải thành nhưng bên phía công ty không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì người lao động có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

(Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Thiết nghĩ, cùng làm việc trong Công ty tại sao Ban lãnh đạo Công ty lại có sự phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động nữ; giữa lao động trưc tiếp với lao động gián tiếp, giữa cán bộ với công nhân lao động. Thật là không công bằng…”, bà Hằng bức xúc.

Một lao động khác từng có nhiều năm làm việc tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam cũng rơi vào tình trạng tương tự là bà Đàm Thị Cộng. Theo Quyết định số 153/QĐ-TGĐ về việc chấm dứt hợp đồng lao động thì bà Cộng có thời gian làm việc tại Công ty từ tháng 2/1984 đến tháng 12/2008 là 24 năm 11 tháng, được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động là: 1.150.000 đồng x 4,40 x (25 năm x 0,5) = 63.250.000 đồng (sáu mươi ba triệu, hai trăm năm mươi ngàn đồng). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, bà Cộng cũng chưa được Công ty thanh toán chế độ trợ cấp thôi việc.

Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình, đầu tháng 1/2019, bà Lê Thị Hằng và Đàm Thị Cộng đã gửi đơn đến Phòng Lao động – Thương Binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh nhờ can thiệp, hỗ trợ giải quyết.

Theo tìm hiểu của PV, ngay sau khi nhận đươc đơn phản ánh người lao động, đại diện Phòng LĐ-TB&XH và LĐLĐ huyện Đông Anh đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam (trực tiếp là Tổng Giám đốc Vũ Ngọc Tú và Chánh Văn phòng Công ty Đặng Quốc Hải).

Tại Biên bản làm việc hồi 14h30 ngày 17/1/2019, sau khi đại diện Phòng LĐ-TB&XH và LĐLĐ huyện Đông Anh có ý kiến về việc “bà Lê Thị Hằng và Đàm Thị Cộng từ lúc nghỉ việc (ngày 1/7/2015 đến ngày 17/1/2019) chưa được nhận trợ cấp thôi việc đã được ghi rõ trong quyết định nghỉ hưu” thì ông Vũ Ngọc Tú cho rằng “căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty nên công ty tạm thời chưa chi trả tiền đền bù cho người lao động… Nếu Hội đồng quản trị thay đổi Nghị quyết và cho chỉ đạo, Công ty sẽ giải quyết”.

Tại cuộc làm việc trên, đại diện Phòng LĐ-TB&XH và LĐLĐ huyện Đông Anh đã đề nghị Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam phản ánh và có ý kiến lên Hội đồng quản trị để giải quyết chế độ thôi việc cho người lao động (chậm nhất trước ngày 24/1/2019). Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam vẫn chưa giải quyết quyền lợi cho bà Lê Thị Hằng và Đàm Thị Cộng. Mặc dù sau đó, Phòng LĐ-TB&XH huyện Đông Anh liên tiếp có văn bản gửi Giám đốc Công ty đề nghị giải quyết chế độ cho người lao động. Trong đó, văn bản gần đây nhất là ngày 25/6/2019.

Trao đổi với PV Lao động Thủ đô, đại diện Phòng LĐ-TB&XH và LĐLĐ huyện Đông Anh cho biết, trước đây trên địa bàn huyện Đông Anh có một số doanh nghiệp chậm giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động nhưng sau khi các cơ quan chuyên môn làm việc, giải thích doanh nghiệp đều đã chi trả đầy đủ quyền lợi cho người lao động.

Hiện tại, chỉ còn Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam hiện vẫn chưa thực hiện chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Sắp tới, nếu phía Công ty vẫn không hợp tác để giải quyết, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động thì Phòng LĐ-TB&XH và LĐLĐ huyện Đông Anh sẽ hướng dẫn người lao động khởi kiện ra Tòa án.

Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

Nhóm PVPL

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Arsenal thoát thua nghẹt thở trước Liverpool trong trận cầu kịch tính tại Anfield

Arsenal thoát thua nghẹt thở trước Liverpool trong trận cầu kịch tính tại Anfield

Dù bị dẫn trước tới hai bàn ngay trong hiệp một và phải chơi thiếu người trong hơn 10 phút cuối trận, Arsenal vẫn kịp lội ngược dòng gỡ hòa 2-2 trước nhà vô địch Liverpool tại "chảo lửa" Anfield.
Vụ án Xuyên Việt Oil: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ được giảm án

Vụ án Xuyên Việt Oil: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ được giảm án

Nhờ khắc phục hậu quả và chấp hành tốt, nhiều bị cáo trong đại án Xuyên Việt Oil đã được giảm án.
Đề xuất áp thuế thu nhập 10% cho tất cả loại hình báo chí

Đề xuất áp thuế thu nhập 10% cho tất cả loại hình báo chí

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 12/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Hyundai tổ chức sự kiện chăm sóc miễn phí hơn 1.200 xe tại 10 tỉnh thành

Hyundai tổ chức sự kiện chăm sóc miễn phí hơn 1.200 xe tại 10 tỉnh thành

Từ 18/5 - 24/8/2025, Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) chính thức khởi động chuỗi sự kiện Hyundai Care Day 2025 tại 10 tỉnh thành trên cả nước. Dự kiến, đợt này HTV sẽ chăm sóc hơn 1.200 xe Hyundai.
Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử, rút ngắn từ 70 ngày theo quy định hiện hành, xuống còn 42 ngày, nhưng vẫn đảm bảo tổng thời gian từ hạn cuối công bố ngày bầu cử đến ngày bầu cử là 115 ngày như Luật hiện hành.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động