--> -->

Khi khẩu trang không còn là “cứu cánh” ngành dệt may

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh và tìm hướng đi mới cho xuất khẩu. Trong đó, khẩu trang trở thành sản phẩm được xem là “cứu cánh” cho doanh nghiệp dệt may. Thế nhưng, dự báo gần đây cho thấy, dệt may Việt Nam đang đứng trước nguy cơ khi khẩu trang không còn là cứu cánh để duy trì doanh thu, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn mới…
Khi khẩu trang không còn là “cứu cánh” ngành dệt may Nhu cầu tuyển dụng các vị trí quản lý của ngành Dệt may tăng nhẹ
Khi khẩu trang không còn là “cứu cánh” ngành dệt may Kêu gọi các cơ chế hỗ trợ lao động, doanh nghiệp ngành dệt may, da, giầy, túi xách

Thị trường ngoại giảm “sốc”

Theo báo cáo số liệu tháng 7/2020 của Bộ Công Thương,kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 7 tháng ước đạt 16,18 tỷ USD, giảm 12,1%; vải kỹ thuật khác giảm 40%; xơ, sợi dệt các loại giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2019.

4925 dsc04122
Ngành dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi khẩu trang không còn là cứu cánh trong thời điểm Covid-19 (ảnh Phương Ngân).

Tính đến tháng 7, nhiều doanh nghiệp dệt may gần như chưa có đơn hàng cho 2 quý cuối năm ở các sản phẩm có giá trị cao như veston, sơ mi cao cấp. Trong khi đó, mặt hàng khẩu trang và đồ bảo hộ được coi là cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp may trong quý II thì hiện tại giá đã giảm mạnh do dư thừa nguồn cung trên toàn thế giới.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong 7 tháng qua giảm khoảng 20% so cùng kỳ nhưng theo các chuyên gia, quý I và quý II ngành dệt may Việt Nam chưa phải chịu tác động nhiều do các đơn hàng được ký từ những tháng cuối năm 2019. Với sức mua toàn cầu giảm, văn hóa tiêu dùng thay đổi, những tháng cuối năm mới là thời điểm cam go nhất, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải năng động hơn nữa, nhất là tận dụng những cơ hội của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Tuy nhiên, hạ tầng của ngành dệt may Việt Nam còn nhỏ bé, nguồn cung nguyên phụ liệu thiếu hụt rất lớn, do đó, nếu không giải quyết được những điều này sẽ không thể tạo sự bứt phá trong xuất khẩu. Cụ thể theo dự báo của Tập đoàn Dệt may, xuất khẩu dệt may của Việt Nam 6 tháng cuối năm tiếp tục giảm khoảng từ 14-18% so với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 vào khoảng 32,75 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với năm 2019.

Theo ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam, hiện nay, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Tập đoàn gần như đã trở lại bình thường, các đơn hàng truyền thống dệt may đã được đưa vào sản xuất. Tuy các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 cũng gần như được kích hoạt ngay lập tức khi Việt Nam xuất hiện làn sóng Covid-19 thứ 2, nhưng khi dịch bùng phát trở lại thì hoạt động ít nhiều bị ảnh hưởng.

Trước đó, trong quý I/2020, tình trạng hủy, giãn đơn hàng xảy ra rất nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp đã chứng kiến mức doanh thu giảm 20% trong quý I/2020 và tiếp tục trượt giảm ở quý II/2020. Cùng với tình trạng hủy đơn hàng là tình trạng giãn đơn hàng cũng liên tục xảy ra khiến doanh nghiệp dệt may rơi vào tình trạng ngày càng khó khăn.

Cũng theo đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam, tuy thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp có các đơn hàng khẩu trang đến hết quý III/2020 và có thể giúp duy trì tạo công ăn việc làm cho công nhân trong thời điểm khó khăn do Covid-19 gây ra, nhưng biên lợi nhuận chưa được cao do có tới 80% các đơn hàng làm khẩu trang theo hình thức gia công, chưa tạo được nhiều giá trị thặng dư. Hơn nữa, nếu trong giai đoạn tới, khi xuất khẩu khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động giảm sẽ khiến doanh nghiệp không biết phải xoay sở ra sao vào những tháng cuối năm.

Thị trường nội địa quá nhỏ

Có thể thấy, với thế mạnh sản xuất hàng xuất khẩu cho nên dịch Covid-19 xảy ra đã tác động rất lớn đến ngành dệt may Việt Nam. Không chỉ nguồn cung nguyên phụ liệu bị gián đoạn mà thị trường đầu ra cũng bị “đóng băng” do các quốc gia áp dụng lệnh giãn cách, dừng hoạt động của các cửa hàng, hệ thống phân phối sản phẩm toàn cầu, khiến ngành dệt may Việt Nam gặp khó.

Ðề cập đến vấn đề trên, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, dịch Covid-19 đã khiến văn hóa tiêu dùng của người dân thay đổi và chuyển sang chi tiêu cho những sản phẩm thiết yếu chứ không đặt nặng vấn đề mua sắm như trước đây. Chính điều này đã dẫn đến sức mua toàn cầu giảm 30 đến 40%. Ðã qua thời xuất khẩu sản phẩm khẩu trang, trong khi các đơn hàng mới chưa được ký, các doanh nghiệp dệt may cũng chỉ hoạt động cầm chừng từ những đơn hàng cũ, đơn hàng “treo” từ thời gian trước. Ðiều này phản ánh những khó khăn trong thời gian tới sẽ còn lớn hơn đối với ngành dệt may Việt Nam.

Các năm trước, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6-7% thì hàng may mặc nội địa có thể tăng 9-10%. Tuy nhiên năm nay, dự kiến GDP chỉ tăng 3-4%, kèm theo thu nhập của doanh nghiệp và lao động giảm, hàng nhập khẩu vào Việt Nam phá giá. Dự kiến, kịch bản tốt nhất tiêu thụ nội địa hàng may mặc tăng không quá 5%, tương đương khoảng 200-250 triệu USD, quá nhỏ so với quy mô xuất khẩu hơn 39 tỷ USD năm 2019 của ngành dệt may Việt Nam.

Khắc phục những khó khăn trên, theo kế hoạch của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, nửa cuối năm 2020 doanh nghiệp dệt may cần bù đắp sự thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu bằng cách đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa; đồng thời tối thiểu hóa sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận bằng việc quản trị chi phí sản xuất, giữ vững chất lượng sản phẩm. Ngoài ra cần bố trí lại lực lượng sản xuất, xác định lực lượng lao động chủ lực phải duy trì việc làm và thu nhập để người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn khi thị trường chưa hồi phục.

Theo phân tích của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, trong điều kiện bình thường, quy mô ngành dệt may Việt Nam đã vượt quá xa nhu cầu nội địa với tỷ trọng xuất khẩu chiếm 90% và chỉ 10% còn lại phục vụ nhu cầu trong nước. Do đó, việc trông đợi vào thị trường nội địa làm cứu cánh cho xuất khẩu ngưng trệ là điều không hề dễ dàng.

Số liệu của Tổng cục thống kê cũng cho thấy, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm đạt khoảng 78 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lương thực, thực phẩm tăng 7% nhưng may mặc giảm 1,2%. Mức giảm này lại càng cho thấy ngành dệt may sẽ gặp khó khăn khi doanh thu bán lẻ tại hai thành phố lớn đều tăng khá, cụ thể, thành phố Hồ Chí Minh tăng 10,1%; Hà Nội tăng 9,9%. Điều này cho thấy, ưu tiên của người dân trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 là nhu cầu về lương thực, thực phẩm chứ không phải quần áo may mặc.

Nếu như các năm trước, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6-7% thì hàng may mặc nội địa có thể tăng 9-10%. Tuy nhiên năm nay, dự kiến GDP chỉ tăng 3-4%, kèm theo thu nhập của doanh nghiệp và lao động giảm, hàng nhập khẩu vào Việt Nam phá giá. Dự kiến, kịch bản tốt nhất tiêu thụ nội địa hàng may mặc tăng không quá 5%, tương đương khoảng 200-250 triệu USD, quá nhỏ so với quy mô xuất khẩu hơn 39 tỷ USD năm 2019 của ngành dệt may Việt Nam./.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Hướng tới chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), ngày 25/7, Công đoàn Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương (thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội) đã tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” 2025 - một hoạt động ý nghĩa, thiết thực chăm lo đời sống tinh thần, tạo không gian giao lưu, gắn bó giữa đoàn viên, người lao động và Ban lãnh đạo Tập đoàn.
Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Sau ngày 1/7/2025, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) phải xác lập lại việc ủy quyền hoặc làm thủ tục chứng thực theo quy định kịp thời để không bị gián đoạn trong việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.
Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Với vẻ đẹp thanh lịch, trí tuệ và tinh thần nhân văn, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh chính thức đồng hành cùng Văn Lang Empire T&T Golf Club trong vai trò Đại sứ thương hiệu mang đến một góc nhìn mới: Golf không chỉ là thể thao, mà là hành trình trải nghiệm văn hóa và phong cách sống hiện đại.
Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Sáng 25/7 tại trụ sở Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Đống Đa đã diễn ra Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I, Nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I được tổ chức thành công tốt đẹp - ghi dấu ấn 98/98 tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ phường Đống Đa hoàn thành việc tổ chức Đại hội. Hội nghị với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả; sẵn sàng tiến tới Đại hội Đảng bộ phường Đống Đa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy

Hà Nội tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy

Từ 25/7 đến 25/8/2025, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội đã đồng loạt ra quân tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải trên cả đường bộ và đường thủy, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Nhiều trường hợp vi phạm đã bị phát hiện và xử lý nghiêm.
Ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 vua Lý Thái Tổ nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL

Ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 vua Lý Thái Tổ nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL

Ngày 25/7, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Hồ An Phong đã trao Bằng khen của Bộ trưởng cho ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc, bền bỉ và tiên phong trong xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với người dân Hàn Quốc - một thị trường gửi khách hàng đầu đến Việt Nam.

Tin khác

Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Với kỳ vọng sẽ được nâng hạng lên thị trường mới nổi ngay trong tháng 9 tới, thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước.
Tỷ giá USD hôm nay (25/7): Giá bán USD hạ xuống còn 26.399 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (25/7): Giá bán USD hạ xuống còn 26.399 đồng/USD

Tỷ giá hôm nay (25/7), Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tại mốc 25.166 đồng/USD. Cùng thời điểm, giá USD bán ra ở một số ngân hàng thương mại lớn hầu hết đi ngang hoặc thấp hơn phiên trước, cao nhất đạt 26.399 đồng/USD. Chỉ số USD index quanh mức 97,52 điểm.
Giá vàng hôm nay (25/7): Ồ ạt chốt lời, giá lao dốc

Giá vàng hôm nay (25/7): Ồ ạt chốt lời, giá lao dốc

Giá vàng hôm nay (25/7): Giá vàng thế giới sụt giảm trong bối cảnh nhà đầu tư ồ ạt chốt lời. Trong nước, vàng nhẫn và vàng miếng cũng đang giảm mạnh.
Giá xăng dầu hôm nay (25/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giá xăng giảm

Giá xăng dầu hôm nay (25/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giá xăng giảm

Hôm nay (25/7), giá dầu thế giới tăng do thị trường lạc quan với tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ và sự sụt giảm mạnh hơn dự kiến trong lượng tồn kho dầu thô tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,33 USD/thùng, tăng 1,23%, giá dầu WTI ở mốc 66,17 USD/thùng, tăng 1,43%.
Xăng hạ giá, dầu lại  "bật tăng" từ 15h ngày 24/7

Xăng hạ giá, dầu lại "bật tăng" từ 15h ngày 24/7

Chiều 24/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã công bố điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều hành định kỳ. Theo đó, giá xăng tiếp tục giảm phiên thứ hai liên tiếp, trong khi các mặt hàng dầu đồng loạt tăng nhẹ.
Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (24/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong phiên thứ tư liên tiếp, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại, bao gồm cả thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản, trước khi dữ liệu dự trữ dầu thô của Mỹ được công bố. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,19 USD/thùng, giảm 0,61%, giá dầu WTI ở mốc 64,91 USD/thùng, giảm 0,63%
Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước hôm nay tăng phi mã, niêm yết ở mức 122,7 triệu đồng/lượng bán ra, cao nhất kể từ cuối tháng 4/2025.
Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm nhẹ, hiện ở mức 25.177 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,19%, xuống mức 97,21.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Nhân dịp 25 năm vận hành thị trường chứng khoán (TTCK), Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính), tổ chức Tọa đàm “Lực đẩy dòng vốn mới”. Tọa đàm tập trung vào việc giải mã lực đẩy thực sự của dòng vốn trong giai đoạn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động