Dệt may Việt Nam khởi đầu thuận lợi đầu năm 2024
Theo số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, tháng 1/2024, chỉ số sản xuất của ngành dệt may tăng trưởng khả quan, trong đó ngành dệt tăng 46,2%; sản xuất trang phục tăng 20,9%. Sản phẩm vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 57%; quần áo mặc thường tăng 25,8%...
Với sự tăng trưởng đó đã đưa ngành dệt may đứng vào top 4 ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả khả quan như trên được nhận định là nhờ sự phục hồi của các doanh nghiệp từ cuối năm 2023, khi đơn hàng dần tăng trở lại nhờ nhu cầu may mặc dịp lễ, Tết.
![]() |
Ngành dệt may có khởi đầu thuận lợi trong năm 2024 |
Năm 2024, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế cho thấy, có nhiều điểm sáng cho ngành dệt may hồi phục trở lại, nhất là tại những thị trường xuất khẩu truyền thống và lớn của ngành. Trong đó, Mỹ với tín hiệu có thể có 3 đợt cắt giảm lãi suất lên tới 0,75% là động lực thúc đẩy tiêu dùng trở lại.
Bên cạnh đó, các quốc gia cạnh tranh gặp nhiều vấn đề về lao động, xung đột vũ trang ở trong nước, trong khi Việt Nam là một điểm đến an toàn cũng là một động lực mới cho đơn hàng có khả năng quay lại Việt Nam tốt hơn. Kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) cao hơn 2023.
Dù vậy, bài học kinh nghiệm từ năm 2023 cho thấy, thị trường thế giới hiện nay biến động rất khó lường, do vậy việc chuẩn bị tâm thế vững vàng, nội lực đủ mạnh để chớp nhanh cơ hội, đồng thời nâng cao sức chống chịu là khuyến cáo chung được nhiều chuyên gia đưa ra.
Đặc biệt, các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), với 16 FTA đã có hiệu lực, hàng hóa Việt Nam có cơ hội tiếp cận một thị trường rộng lớn. Khi các hiệp định vào cuộc thì vai trò chuỗi cung ứng rất quan trọng. Khách hàng sẽ tìm tới những nhà cung ứng có khả năng cung cấp trọn gói sản phẩm dệt may. Hiện nay, thị trường đang ấm dần, nhiều tập đoàn bán lẻ trong khối thành viên FTA như Canada, Úc, châu Âu… đã tìm đến Việt Nam để tìm kiếm chuỗi cung ứng có giá thành cạnh tranh.
Trên cơ sở đó, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, tâm thế của ngành dệt may hiện không phải là đối phó khó khăn mà là nắm thời cơ, chớp cơ hội để có hiệu quả cao nhất. Cùng đó, cần chuẩn bị điều kiện thiết bị, năng lực quản trị, sản xuất với năng suất, chất lượng cao nhất. Tiếp tục tiết kiệm và đảm bảo chi phí sản xuất tốt, có hiệu quả sớm nhất, qua đó chủ động để đón “sóng” các đơn hàng mới trong năm 2024.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, làm việc tại doanh nghiệp

Học sinh tiểu học Việt Nam nằm trong tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết

9 dự án của học sinh Việt Nam tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

Cần có quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Chung kết Hội khỏe cán bộ, giảng viên, người lao động các Trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội
Tin khác

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ
Thị trường 10/05/2025 11:17

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh
Thị trường 10/05/2025 07:26

Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 10/05/2025 06:56

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm
Thị trường 10/05/2025 06:54

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt
Thị trường 10/05/2025 06:51

Giá vàng thế giới giảm mạnh trong khi giá USD tăng "phi mã"
Thị trường 09/05/2025 08:03

Tỷ giá USD hôm nay (9/5): Giá USD thế giới tăng "phi mã"
Thị trường 09/05/2025 07:14

Giá xăng dầu hôm nay (9/5): Thế giới bật tăng, trong nước giảm
Thị trường 09/05/2025 07:10

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá
Thị trường 09/05/2025 05:41

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn
Thị trường 08/05/2025 22:19