Khi chuyển đổi số đi cùng mùa vụ
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Xã hội hóa wifi miễn phí, phổ cập internet thúc đẩy phong trào "Bình dân học vụ số" |
"Bình dân học vụ số" ở nông dân
Trò chuyện với chúng tôi, ông Thiều Văn Son - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng không giấu được niềm vui khi nhắc về phong trào "Bình dân học vụ số" ở nông dân: "Ban Đầu chúng tôi lo rằng việc đưa kỷ nguyên số vào sinh hoạt hội viên sẽ gặp khó khăn, nhưng đến nay, nhiều bà con đã biết dùng ứng dụng để bán nông sản online, quét mã QR, thanh toán điện tử...".
Phong trào "Bình dân học vụ số" được xem như một câu trả lời hiện đại cho tinh thần bình dân học vụ trước kia - nơi mỗi người được biết chữ, biết số, để thoát khỏi vòng lặp lại nghèo đói. Ngày nay, việc biết dùng điện thoại thông minh, truy cập Internet, sử dụng App Nông dân Việt Nam hay iHaNoi để xem thời tiết, giá cả, đăng ký tham gia tập huấn online... trở thành "kiến thức cốt lõi" trong cách mạng nông thôn.
Phong trào “Bình dân học vụ số” tại Đan Phượng không khởi đầu bằng những bản kế hoạch nặng chữ, mà bắt đầu từ những buổi tập huấn nhỏ, nơi mỗi hội viên được cầm tay chỉ việc: mở máy, tạo email, tải ứng dụng “Nông dân Việt Nam”, biết tra giá phân bón, biết chụp ảnh sản phẩm gửi cho người mua. Ai học trước kèm ai học sau, ai chưa biết sẽ được chỉ tận tình, không mặc cảm, không bỏ ai lại phía sau.
![]() |
Hoa Đồng Tháp là một trong những mô hình nông nghiệp chuyển đổi số điển hình của nông dân Đan Phượng. |
Từ khi phát động, phong trào lan tỏa đến 100% xã, thị trấn trong huyện. Nhiều hội viên lớn tuổi cũng không còn ngại ngần khi cầm điện thoại thông minh. Từ việc “dò dẫm” vào mạng xã hội, họ dần biết dùng Zalo để liên lạc, biết lên App iHaNoi để tra cứu chính sách hỗ trợ nông nghiệp, thậm chí có người còn biết lập tài khoản ngân hàng số để nhận thanh toán trực tuyến.
Điều đặc biệt ở Đan Phượng là phong trào không tách rời đời sống, mà gắn chặt với nhu cầu thực tế của người nông dân. “Chúng tôi không áp dụng công nghệ kiểu phong trào, mà tìm đúng điểm yếu của người dân: không biết bán hàng, không biết quảng bá sản phẩm, không biết tìm đầu ra...”, ông Son chia sẻ. “Từ đó, chúng tôi mới tổ chức từng lớp học nhỏ, dạy từng thao tác cụ thể - không phải để học cho biết, mà học để dùng”.
Hội Nông dân huyện đã triển khai hàng chục mô hình “Gia đình số”, “Nông dân chuyển đổi số”, “Chợ số”, câu lạc bộ “Nông dân sản xuất thông minh”. Nhiều xã như Tân Hội, Liên Trung, Thọ An… đã có tổ công nghệ số cộng đồng, trực tiếp cầm tay hướng dẫn người dân sử dụng điện thoại để đăng ký khám bệnh online, thanh toán điện - nước không dùng tiền mặt, hay ghi nhật ký sản xuất bằng mã QR.
Phong trào “Bình dân học vụ số” cũng được tích hợp linh hoạt vào các hoạt động thường kỳ của Hội: từ sinh hoạt chi hội đến phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”. Việc phổ cập kỹ năng số dần trở thành nhiệm vụ trọng tâm, gắn với mọi khía cạnh trong đời sống nông thôn.
Tư duy mới đến từ nhu cầu của người nông dân
![]() |
Hội Nông dân liên tục mở các lớp tập huấn, đào tạo chuyển đổi số cho nông dân |
Nếu trước đây, người nông dân đứng ngoài cuộc chơi số hóa, thì giờ họ đang từng bước trở thành chủ thể của chuyển đổi số nông nghiệp. Họ không chỉ là người học, mà đang dần trở thành người hướng dẫn lẫn nhau, người vận hành các mô hình số tại địa phương.
"Chúng tôi đặt mục tiêu rất rõ: đến năm 2026, 100% hội viên sử dụng thành thạo App Nông dân Việt Nam, iHaNoi, có địa chỉ số, danh tính số, biết sử dụng các nền tảng số để phục vụ sản xuất, giao dịch, quảng bá sản phẩm, và quan trọng nhất - họ phải thấy việc học là nhu cầu tự thân, không ai ép”, ông Thiều Văn Son cho biết.
Để làm được điều đó, Hội đã kết nối phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ, ngân hàng, sàn thương mại điện tử, các ngành chuyên môn huyện. Thành phố tổ chức lớp học kỹ năng số ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp: từ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, livestream bán hàng, đến thương lượng với khách qua nền tảng số. Đặc biệt, nhiều mô hình ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong dự báo thời tiết, sâu bệnh, giống cây trồng… cũng bắt đầu được đưa vào thử nghiệm tại các mô hình hợp tác xã.
Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ lan rộng mà đang chuyển dần từ hình thức sang thực chất. Không chỉ là “cài ứng dụng”, “quét mã”, mà còn là “đổi tư duy”, “mở lòng học cái mới”, và “sống chủ động trong thế giới số”.
Ở Đan Phượng, người nông dân giờ không còn bị gắn với hình ảnh lạc hậu, thụ động. Họ đã biết tự tìm đầu ra, biết tra cứu kiến thức, biết học suốt đời - không cần ngồi lớp, chỉ cần một chiếc điện thoại đủ pin và đủ dũng cảm để học.
Phong trào “Bình dân học vụ số” là một hành trình chuyển hóa - không chỉ về công nghệ, mà là hành trình nâng cao vị thế của người nông dân trong xã hội hiện đại. Nó bắt đầu bằng chữ số, nhưng kết thúc bằng một chữ cái khác: Niềm tin - vào chính mình, vào tương lai của nông thôn thông minh, và vào sự đổi thay có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.
Bảo Thoa
Nên xem

Ngày đầu Hà Nội triển khai mô hình chính quyền 2 cấp: Mọi việc diễn ra thông suốt, người dân rất hài lòng

Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Vé liên thông hệ thống vận tải hành khách công cộng cao nhất hơn 5,6 triệu đồng

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Hà Nội: Tổ chức 12 kỳ sát hạch GPLX trong 1 tuần, gần 1.300 thí sinh dự thi

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Hà Nội ngày đầu vận hành mô hình chính quyền hai cấp: Đồng bộ, trách nhiệm, hướng về nhân dân
Tin khác

Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 01/07/2025 16:56

Hà Nội thành lập thêm 30 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực
Nhịp sống Thủ đô 30/06/2025 22:20

Quận Đống Đa bàn giao công tác, sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp
Nhịp sống Thủ đô 29/06/2025 21:29

Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Người dân, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn
Nhịp sống Thủ đô 29/06/2025 11:59

Sẵn sàng cho ngày vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp
Nhịp sống Thủ đô 29/06/2025 11:38

Công an thành phố Hà Nội: Không để ngắt quãng công việc khi chuyển giao bộ máy mới
Nhịp sống Thủ đô 29/06/2025 11:02

Thành lập Tổ công tác thường trực giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa 2 cấp
Nhịp sống Thủ đô 29/06/2025 11:02

BHXH Khu vực I phân công quản lý 126 phường/xã theo chính quyền địa phương hai cấp
Nhịp sống Thủ đô 29/06/2025 09:58

Công an Hà Nội có tân Phó Giám đốc
Nhịp sống Thủ đô 28/06/2025 17:46

Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Xây dựng Hà Nội lần thứ I
Nhịp sống Thủ đô 28/06/2025 17:17