Kẻ ranh giới trên vỉa hè: Dành ít nhất 1,5m cho người đi bộ
Quận Hoàng Mai: Đường phố thông thoáng, gọn gàng | |
Người dân đồng thuận, vỉa hè thông thoáng | |
Chuyện những người “bám vỉa hè” ủng hộ “dẹp vỉa hè” |
Vạch kẻ trên vỉa hè phố Đội Cấn (phường Đội Cấn - quận Ba Đình), dành phần đường khoảng 30cm cho người đi bộ (ảnh chụp 13/3) |
Khi vỉa hè Thành phố xuất hiện những đường kẻ vạch phân ranh giới cho người đi bộ, dường như người đi bộ phải chấp nhận “thỏa thuận ngầm” rằng, phần phía trong vạch kẻ là nơi các hộ kinh doanh được bày hàng hóa, để xe máy. Phần ngoài vạch kẻ, phía sát lề đường ngầm mặc định đó là không gian cho người đi bộ.
Tại một số tuyến phố có vỉa hè nhỏ hẹp, phần ranh giới dành cho người đi bộ chỉ rộng khoảng 30cm. Cụ thể, trên tuyến phố Đội Cấn (phường Đội Cấn – quận Ba Đình), nhiều đoạn dành cho người đi bộ chỉ rộng hơn một… gang tay. Chưa kể, tại phần đường nhỏ hẹp đó, còn án ngữ nhiều gốc cây, cột điện. Người đi bộ trên các tuyến đường đó, gặp gốc cây, cột điện, người đi ngược chiều, đành chọn cách đi xuống lòng đường. Tuyến phố Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), vỉa hè có hình zíc zắc do được áp dụng cứng nhắc trong việc đo đạc khoảng rộng bao nhiêu trên vỉa hè, tính từ mép nhà của các hộ dân có thiết kế thò ra, thụt vào trên tuyến phố này.
Trước sự xuất hiện bất thường của một số vạch kẻ phân ranh giới trên vỉa hè, một số báo chí đã lên tiếng phản ánh. Sáng 15/3, vạch kẻ phân ranh giới trên vỉa hè tuyến phố Đội Cấn được xóa đi, nhưng tình trạng để xe máy chiếm gần hết vỉa hè vẫn không được cải thiện. Tuyến phố Nguyễn Trãi vẫn tồn tại đường kẻ vỉa hè hình zíc zắc. Và, trên vỉa hè một số tuyến phố khác như đường Giải Phóng, phố Kim Đồng, phố Trương Định, phố Nguyễn An Ninh (thuộc quận Hoàng Mai); phố Hàng Khoai, điểm trước chợ Đồng Xuân (thuộc quận Hoàn Kiếm), dù các vỉa hè các tuyến phố này đã được dọn dẹp, nhưng tình trạng để xe máy, bàn ghế vẫn không theo một nguyên tắc nào, có hộ kinh doanh để xe máy trong nhà, nhưng bày bàn ghế ra vỉa hè; nhiều hộ khác lại để xe máy bừa bãi, xoay ngang, xoay dọc trên vỉa hè…
Để có góc nhìn rộng hơn về vấn đề này, PV báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Hữu Minh - Chuyên gia Giao thông vận tải, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
- PV: Xin ông cho biết, kẻ vạch ranh giới trên vỉa hè có vi phạm Luật giao thông đường bộ hay không? Cơ quan chức năng nào cho phép?
- Ông Trần Hữu Minh: Điều 36 Bộ Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định đường phố (bao gồm lòng đường và hè phố) chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Trong trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
Công ước Giao thông đường bộ (Việt Nam là một thành viên tham gia và cam kết thực hiện) có quy định cấm lắp đặt thiết bị làm cản trở việc đi lại của người đi bộ trên vỉa hè và ven đường, đặc biệt là người già và người tàn tật. Công ước này cũng cấm các phương tiện dừng hoặc đỗ trên vạch kẻ đường cho người đi bộ hoặc trên vỉa hè trừ khi pháp luật nội địa cho phép.
Như vậy, về mặt pháp luật, UBND cấp tỉnh, Thành phố có thẩm quyền quy định sử dụng tạm thời một phần lòng đường hè phố cho những mục đích khác (phổ biến nhất là đỗ xe và kinh doanh thương mại). Trong quá trình tổ chức các hoạt động khác trên lòng đường vỉa hè có thể cần kẻ vạch ranh giới... Việc kẻ vạch ranh giới trên vỉa hè phục vụ mục đích khác có phạm luật giao thông đường bộ hay không phụ thuộc vào vị trí, mặt bằng tuyến phố cụ thể. Theo quy định hiện nay, nếu bảo đảm trật tự an toàn giao thông thì không vi phạm phạm luật. Còn nếu việc kẻ ranh giới, tổ chức lại lòng đường vỉa hè mà gây ảnh hưởng tới trật tự an toàn giao thông thì việc kẻ ranh giới đó lại trở thành hành vi phạm pháp luật (Cụ thể vi phạm Điều 36 - Bộ Luật giao thông đường bộ hiện hành).
- PV: Một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội đã tiến hành kẻ vạch ranh giới, tuy nhiên cách kẻ không thống nhất, áp dụng cứng nhắc cho cả những tuyến phố hẹp. Ví dụ như tuyến phố Đội Cấn (phường Đội Cấn – Ba Đình), phố Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh (thuộc quận Thanh Xuân), phần đường dành cho người đi bộ chỉ được vài chục cm, người đi bộ không thể di chuyển thuận lợi ở phần đường này, vì vướng cả cột điện và gốc cây. Ý kiến của ông về vấn đề này?
Ông Trần Hữu Minh - Chuyên gia Giao thông vận tải, Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia |
- Ông Trần Hữu Minh: Chức năng của vỉa hè là phục vụ người đi bộ - vận tải phi cơ giới, giúp phân tách người đi bộ với các phương tiện vận tải (như xe ngựa, xe đạp trước đây) và xe cơ giới (ngày nay) để bảo đảm an toàn giao thông. Đến ngày nay chức năng này của vỉa hè không thay đổi.
Mặc dù mỗi nước có cách tổ chức giao thông khác nhau, nhưng phần lớn các quốc gia trên thế giới đều thống nhất vỉa hè là phục vụ cho người đi bộ, các hoạt động phi cơ giới, còn lòng đường phục vụ phương tiện cơ giới. Tất nhiên cần hiểu điều này trên góc độ tương đối vì người đi bộ vẫn phải sử dụng lòng đường ở những vị trí nhất định, và phương tiện cơ giới vẫn phải đi qua vỉa hè để tiếp cận vào nhà dân.
Chính vì vậy, trong tổ chức giao thông liên quan tới không gian vỉa hè, đối tượng cần được ưu tiên số 1 phải là người đi bộ. Sau đó, nếu không gian cho phép, mới tính đến việc đáp ứng các nhu cầu khác. Theo QCVN 07-2010 thì chiều rộng tối thiểu cho một làn đi bộ một chiều là 0.75 m, như vậy không gian đi bộ trên một bên vỉa hè ít nhất phải đáp ứng là 0.75 x 2 = 1.5m.
Nếu việc kẻ vạch ranh giới tại một số nơi dẫn tới việc thu hẹp không gian cho người đi bộ xuống dưới mức yêu cầu, làm người đi bộ không thể đi lại thuận tiện do vướng cột điện, gốc cây, buộc phải đi sang không gian khác gây mất an toàn giao thông thì cần phải sửa chữa khắc phục ngay.
- PV: Nếu kẻ vạch phân cách trên vỉa hè, có thể coi đó là sự "thỏa thuận ngầm” giữa chính quyền và các hộ kinh doanh? Theo đó, phần vỉa hè phía trong vạch kẻ ngầm hiểu sẽ thuộc chủ quyền của các hộ kinh doanh? Nếu có thể thu phí phần vỉa hè đó, ai, đơn vị nào sẽ là người thu?
- Ông Trần Hữu Minh: Vỉa hè là không gian công cộng, bởi vậy các lợi ích (nếu có) cần được hòa chung vào ngân sách để phục vụ cho các mục tiêu chung của cộng đồng theo đúng quy định pháp luật.
Việc thu thì có thể dùng nhiều cách, tự động hoặc thủ công, ủy quyền... theo cách nào cũng không quan trọng. Mà theo tôi, quan trọng nhất phải đảm bảo đối tượng hưởng lợi là cộng đồng vì đây là không gian chung.
Dù có sự khác biệt giữa các nước, nhưng theo Công ước Giao thông đường bộ, vỉa hè phải là "của người đi bộ" |
– PV: Tham chiếu với cách quản lý vỉa hè, dẹp vỉa hè ở các nước, ông thấy chủ trương dẹp vỉa hè của Thành phố có điểm nào hợp lý và chưa hợp lý, cần phải điều chỉnh những gì?
– Ông Trần Hữu Minh: Vỉa hè là điều kiện tiên quyết để phát triển phương thức đi bộ, giúp đem lại rất nhiều lợi ích vĩ mô: bảo vệ môi trường (giúp giảm khí thải trong giao thông vận tải), nâng cao sức khỏe cộng đồng (đi bộ, tập thể dục), nâng cao chất lượng cuộc sống (qua việc giảm chi phí đi lại), nâng cao an ninh năng lượng (qua việc giảm lượng nhiên liệu hóa thạch tiêu thụ trong giao thông), giảm ùn tắc (công suất thông qua lớn hơn xe con nhiều lần) và giảm tai nạn giao thông (phân tách các dòng giao thông cơ giới/ phi cơ giới).
Phát triển không gian đi bộ cũng chính là phát triển vận tải công cộng khối lượng lớn. Bởi vậy, việc bảo đảm vỉa hè cho người đi bộ của Hà Nội là giải pháp rất đúng đắn và đòi hỏi cấp bách từ thực tế hiện nay. Tôi cho rằng, công luận cần ủng hộ mạnh mẽ các giải pháp như vậy để chúng ta có được một đô thị văn minh, trật tự.
Hiện nay, chúng ta đang đang cho phép phương tiện cơ giới đỗ trên vỉa hè. Tôi cho rằng, phương án này chưa đúng với tầm quan trọng của đi bộ. Toàn bộ phương tiện đỗ trên vỉa hè hiện nay (trừ xe đạp) cần phải được di chuyển xuống phía dưới lòng đường. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, cụ thể, ở một số tuyến phố có vỉa hè rộng vẫn có thể áp dụng biện pháp thu hẹp vỉa hè, nhưng ít nhất không gian cho người đi bộ phải đạt chiều rộng tối thiểu 1,5m.
Hoạt động tổ chức vỉa hè/ không gian đỗ xe ở nước ta hiện nay chưa được quản lý hiệu quả, gây thất thu cho ngân sách; chưa dùng không gian đỗ xe và chính sách giá (cụ thể như việc tăng dần giá trông giữ xe khi vào trung tâm thành phố), để làm công cụ điều tiết hành vi của người tham gia giao thông Những giải pháp này trên thế giới đã áp dụng rất hiệu quả, Việt Nam nên học hỏi, triển khai càng sớm càng tốt.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Nguyễn Hạnh (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Trật tự đô thị 29/12/2024 17:45
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Trật tự đô thị 28/12/2024 16:12
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26