Tài nguyên nước đang bị sử dụng lãng phí
Chung tay bảo vệ nguồn nước, giảm thiệt hại từ hạn mặn Đảm bảo khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước Không để nguồn nước bị mất an toàn |
Tại hội thảo “Nghiên cứu đề xuất giải pháp cấp nguồn tự chảy bền vững, cải thiện môi trường sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, Hồ Tây và sông Tô Lịch của Thủ đô Hà Nội” do Hội Cơ học Hà Nội tổ chức, ông Khổng Doãn Điền, Chủ tịch Hội Cơ học Hà Nội thông tin, các nguồn nước có được ở Hà Nội hiện nay gồm: Nước do các con sông ở thượng nguồn đổ về (Sông Lô, Sông Đà...), nguồn nước do mưa, nguồn nước ngầm, nguồn nước thải sinh hoạt và hoạt động khoa học và công nghệ (do các nhà máy, xí nghiệp thải ra )...
Tài nguyên nước đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của Thủ đô. (Ảnh: Đinh Luyện). |
Với những nguồn nước như vậy thì cần có sự ứng xử, bàn thảo kỹ lưỡng sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. “Cũng phải nhớ rằng, nước ta và Thủ đô Hà Nội có may mắn là không thiếu nước trầm trọng như một số quốc gia và Thủ đô trên thế giới, nhưng cũng không phải là dồi dào, mà nước ta ở trong tình trạng thiếu nguồn nước ngọt. Trong tương lai càng phải tính toán để tiết kiệm nước hơn nữa vì hiện nay chúng ta đang lãng phí rất nhiều” - ông Khổng Doãn Điền chia sẻ.
Đại diện Hội Cơ học Hà Nội cũng chia sẻ, hiện đã có những ý tưởng manh nha, đưa nước Sông Hồng vào Hồ Tây để từ đó rửa sạch các con sông ở Hà Nội như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... nhưng nước sông Hồng nhiều phù sa, việc làm sạch bùn cát rất phức tạp và tốn kém.
Toàn cảnh chương trình hội thảo. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Ngoài ra, nước sông Hồng cũng đang được dung để làm nước sinh hoạt cho một số vùng của Hà Nội, tuy nhiên ông Khổng Doãn Điền nhấn mạnh, nguồn nước này không nên dung cho sinh hoạt.
Tại hội thảo, các đại biểu, nhà nghiên cứu đều thống nhất nước là một nguồn tài nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người cũng như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp... Hiện nay, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngày càng tăng cao, nguồn nước bị ô nhiễm, do vậy cần phải tăng cường quản lý, giám sát, có những giải pháp thiết thực bảo vệ tài nguyên này vì sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Môi trường 03/02/2025 06:30
Đợt không khí lạnh đầu xuân sắp tràn về miền Bắc
Môi trường 02/02/2025 12:00
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/2: Đêm và sáng mưa phùn, trời rét
Môi trường 02/02/2025 06:00
Dự báo thời tiết ngày mùng 4 Tết Ất Tỵ: Có mưa phùn, nhiệt độ tăng
Môi trường 01/02/2025 06:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 3 Tết: Trời nắng, nền nhiệt tăng nhẹ
Môi trường 31/01/2025 06:13
Giữ gìn những “lá phổi xanh”
Môi trường 30/01/2025 16:58
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 2 Tết: Trời rét, không mưa
Môi trường 30/01/2025 06:39
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 1 Tết: Nắng hanh, đêm và sáng trời rét đậm
Môi trường 29/01/2025 06:17
Dự báo thời tiết đêm giao thừa trời rét đậm
Môi trường 28/01/2025 23:20
Thời tiết Hà Nội ngày 29 Tết: Trời rét đậm
Môi trường 28/01/2025 05:46